« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CÂY HÀNH TĂM (Allium schoenoprasum L.) Ở VÙNG CÁT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


Tóm tắt Xem thử

- DOI: 10.26459/hueuni-jard.v128i3A.5008 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CÂY HÀNH TĂM (Allium schoenoprasum L.) Ở VÙNG CÁT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Viết Tuân*, Nguyễn Văn Thành, Dương Ngọc Phước, Nguyễn Thiện Tâm, Nguyễn Ngọc Truyền, Trần Cao Úy, Cao Thị Thuyết Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành ở hai huyện Phong Điền và Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế bằng phỏng vấn cá nhân và thảo luận nhóm với các tác nhân trong chuỗi giá trị hành tăm (ném).
- Chuỗi cung sản phẩm ném theo kênh chính gồm người sản xuất – thu gom –bán buôn – bán lẻ: 95% (ném lá) và 55% (ném củ).
- Về thu nhập, 58% giá trị toàn chuỗi đem lại từ ném lá và 69,9% ném củ thuộc về người sản xuất, phần còn lại 42% (ném lá) và 30,1% (ném củ) thuộc về các tác nhân tham gia phân phối.
- Cần tổ chức qui hoạch, xây dựng mô hình thử nghiệm sản xuất an toàn, tăng cường vai trò của Hợp tác xã và quảng bá sản phẩm nhằm góp phần cải thiện chuỗi giá trị của cây ném ở Thừa Thiên Huế.
- Từ khóa: chuỗi giá trị, đặc điểm, hành tăm, sản phẩm, sản xuất 1 Đặt vấn đề Cây hành tăm (Allium schoenoprasum L.) còn được gọi là cây ném, thuộc họ hành (Alliacae).
- Cây ném được xem là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập từ 140 đến 145 triệu đồng/ha và có ưu thế tại vùng cát của tỉnh Thừa Thiên Huế [1,2].
- Việc xây dựng nhiều vùng sản xuất tập trung, nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất và thân thiện với môi trường, nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế là trọng tâm trong tái cơ cấu nông nghiệp [7].
- Cùng với chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm ném ngày càng tăng cao trong những năm qua.
- Việc mở rộng quy mô sản xuất ném trong thời gian gần đây và thời gian tới đặt ra những thách thức mới.
- Đó là tiêu thụ sản phẩm ở đâu, lợi ích thu được khi tham gia sản xuất ném là gì và xu hướng thị trường cho các loại sản phẩm ném sản xuất ra.
- Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích tình hình sản xuất và chuỗi giá trị của ném ở vùng cát của tỉnh để giúp chính quyền địa phương đề xuất các giải pháp đẩy mạnh mở rộng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần cải thiện sinh kế cho nông hộ và tái cơ cấu sản xuất ở vùng cát của Thừa Thiên Huế.
- Đối tượng nghiên cứu: đặc điểm sản xuất và chuỗi giá trị của ném ở vùng cát của Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi nghiên cứu: tập trung làm rõ đặc điểm sản xuất ném của hộ và chuỗi giá trị ném qua các kênh đến người tiêu dùng trong tỉnh, sản phẩm tiêu thụ nội tỉnh và đi ra bên ngoài.
- 2.2 Thu thập thông tin Các thông tin thứ cấp được thu thập từ số liệu thống kê, báo cáo kinh tế –xã hội, sản xuất, sản phẩm nông nghiệp từ các website, dự án hỗ trợ ngành nông nghiệp của Thừa Thiên Huế.
- Thông tin sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp các tác nhân tham gia bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc từ người sản xuất đến thu gom, bán buôn và bán lẻ cũng như những người am hiểu tại địa phương[3,6.
- 2.3 Phân tích số liệu Phân tích thống kê mô tả được sử dụng gồm các chỉ tiêu: Chi phí đầu vào sản xuất như đất đai, giống, phân bón, lao động….
- đầu ra là năng suất, khối lượng sản phẩm thu được.
- Phân tích chuỗi bao gồm vai trò, hoạt động của tác nhân tham gia, qui mô sản phẩm qua kênh và hỗ trợ thúc đẩy chuỗi.
- Phân tích các chỉ tiêu tài chính của các tác nhân tham gia vào chuỗi bao gồm doanh thu, chi phí, giá trị gia tăng, thu nhập và lợi nhuận ròng [4].
- 3 Kết quả và thảo luận 3.1 Đặc điểm sản xuất ném trên vùng cát của tỉnh Thừa Thiên Huế Vùng cát của tỉnh Thừa Thiên Huế giáp biển và đầm phá, trải dài từ phía Bắc của tỉnh (huyện Phong Điền) xuống phía Nam (huyện Phú Lộc).
- Quảng Lợi có khoảng hơn hai trăm hộ tham gia sản xuất ném với diện tích 36 ha, chiếm 72% tổng diện tích ném toàn huyện.
- Quảng Lợi còn là nơi thường xuyên tổ chức lễ hội vùng sông nước Tam Giang, do vậy phát triển sản phẩm nói chung và ném nói riêng gắn với lễ hội góp phần phát triển kinh tế của địa phương [1,9].
- 3.2 Cấu trúc chuỗi và các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm ném ở vùng cát của Thừa Thiên Huế Cấu trúc chuỗi cung sản phẩm ném ở vùng nghiên cứu Kết quả khảo sát cho thấy sản phẩm ném của Thừa Thiên Huế tập trung chủ yếu ở vùng cát các huyện phía Bắc tỉnh như Quảng Điền và Phong Điền.
- Mỗi loại sản phẩm được phân phối qua 2 kênh chính (Hình 1).
- Kênh 1: Người sản xuất – thu gom – bán buôn – bán lẻ.
- Ở kênh này, ném lá cơ bản được nông dân bán cho người thu gom (95.
- Từ các chợ đầu mối tại Quảng Trị, sản phẩm được chuyển xuất bán sang Lào và bán tiêu dùng trong tỉnh.
- Tại chợ đầu mối của Huế, sản phẩm một phần bán lại cho người bán lẻ tiêu dùng tại Huế và phần lớn được bán đi các tỉnh miền Nam như Đà Nẵng, Tây Nguyên và TP.
- Sơ đồ chuỗi cung sản phẩm ném ở vùng cát của tỉnh Thừa Thiên Huế Nguồn: số liệu khảo sát, 2017 Kênh 2: Nông dân – người tiêu dùng địa phương.
- ở kênh này, khoảng 4% sản phẩm ném lá được nông dân bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại các chợ địa phương.
- Các tác nhân tham gia chuỗi –Tác nhân cung ứng đầu vào: Đầu vào cho sản xuất ném gồm: giống, phân chuồng, rơm rạ, phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và lao động.
- Giống được sử dụng cho sản xuất là giống địa phương.
- Do vậy, hộ sản xuất tự để giống để giảm chi phí.
- Phân chuồng và các sản phẩm phụ từ chăn nuôi, trồng trọt được các hộ ủ hoai mục.
- Lao động sản xuất nghiệp nói chung và ném nói riêng chủ yếu là lao động gia đình.
- Hộ sản xuất: Nhóm hộ sản xuất ném gồm hộ khá, trung bình và hộ nghèo: Bình quân tuổi của chủ hộ chủ yếu trên 40 tuổi và có trên 10–15 năm kinh nghiệm canh tác ném.
- Một số hộ tại 2 xã khảo sátvớinguồn lao động dồi dào thuê thêm đất sản xuất.
- Sản xuất ném tập trung ở một số vùng, thôn nhất định.
- nông hộ tập trung chăm sóc để cho củ phát triển trong thời gian còn lại, chu kỳ sản xuất ném kéo dài 6–7 tháng/vụ.
- Do vậy, áp dụng qui trình sản xuất an toàn vẫn là yếu tố cốt lõi để mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Kết quả Bảng 1 cho thấy doanh thu từ sản xuất ném của nông hộ gồm ném lá và ném củ, đạt giá trị sản xuất (GO) là 10.837,5 ngàn đồng/sào.
- Đối với giống, chi phí giống ngàn đồng/sào khi vào vụ sản xuất.
- Nếu hộ tự giống thì sẽ không phải bỏ ra một khoảng tiền mua giống khi vụ sản xuất tới.
- 112 Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 3A, 2019 Về giá trị sản xuất: Giá trị gia tăng của sản xuất ném trung bình là 7.376 ngàn/sào.
- Trong sản xuất của hộ, chủ yếu sử dụng lao động gia đình, trung bình 7 công/sào.
- Hiệu quả sản xuất ném của nông hộ ở vùng cát tỉnh Thừa Thiên Huế Đơn vị tính STT Chỉ tiêu Điền Môn Quảng Lợi Bình quân (đ/sào) 1 Giá trị sản xuất (GO Ném lá Ném củ Tổng chi phí sản xuất (IC Chi phí giống Chi phí vật tư, dịch vụ làm đất Công lao động Giá trị/Thu nhập Giá trị gia tăng (VA Thu nhập của hộ Lợi nhuận ròng (VAN Nguồn: số liệu khảo sát, 2017 Người thu gom: Người thu gom ném trên địa bàn chủ yếu là người địa phương và một số người ngoại tỉnh từ Quảng Trị.
- Các sản phẩm rau, củ, quả thu gom được bán cho những người bán buôn ở các chợ đầu mối và các cơ sở khác ngay trong ngày.
- họ có thể cho ứng tiền trước để có nhiều nông dân bán sản phẩm cho họ hơn.
- Không có ràng buộc hợp đồng và bao tiêu sản phẩm nên mối liên kết giữa họ cũng rất yếu.
- Tập 128, Số 3A, 2019 Người bán buôn: Người bán buôn chủ yếu ở các chợ đầu mối tại Huế, chợ thị xã Quảng Trị, Đông Hà, những người này bán sản phẩm theo mùa và nhiều sản phẩm cùng lúc.
- Sản phẩm rau quả là hàng nông sản dễ hư hỏng, chi phí hao hụt lớn nên lợi nhuận thu về của các nhà bán buôn không cao.
- Sản phẩm ném ở Thừa Thiên Huế được đánh giá là tốt, có hương vị thơm nên rất được các tỉnh phía Nam ưa chuộng.
- Vào sáng sớm, họ đến chợ đầu mối mua hàng để bán cùng với nhiều sản phẩm rau củ khác trong khu vực đăng ký cho phép.
- 3.3 Chi phí và thu nhập của các tác nhân trong chuỗi giá trị ném Kênh 1: Người sản xuất – thu gom – bán sỉ – bán lẻ Người sản xuất thu được 9.145 đồng/kg đối với ném lá và 26.145 đồng/kg đối với ném củ.
- 114 Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 3A, 2019 Kênh 2: Người xản xuất – bán lẻ Người sản xuất bán trực tiếp tại chợ địa phương cả ném lá và ném củ.
- Như vậy, người nông dân bán trực tiếp theo kênh này thu lợi tính trên 1kg sản phẩm được nhiều hơn, nhưng khối lượng bán ra không lớn.
- Chi phí và thu nhập đối với các tác nhân trong chuỗi giá trị ném ở vùng cát của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 Đvt: đồng/kg Sản Kênh Chỉ tiêu Nông dân Thu gom Bán buôn Bán lẻ phẩm Giá mua vào Chi phí sản xuất Ném lá Kênh 1: Giá bán ra Người sản xuất, thu Lợi nhuận gom– bán Giá mua vào buôn – bán lẻ Chi phí Ném củ Giá bán ra Lợi nhuận Chi phí sản xuất 7.855.
- Người sản xuất–bán Chi phí sản xuất 18.961.
- Nguồn: số liệu khảo sát, 2017 Cơ cấu chi phí và lợi nhuận trong chuỗi: Xét toàn chuỗi từ sản xuất đến người bán lẻ trong tỉnh, tổng chi phí là 12.227 đồng/kg đối với ném lá, trong đó chi phí các đối tượng tham gia gồm: người sản xuất (64,4.
- người thu gom (12,9.
- người bán buôn (11,8.
- và người bán lẻ (10,2.
- Tổng giá trị lợi nhuận toàn chuỗi là 15.773 đồng/kg đối với ném lá và được phân bổ cho các đối tượng tham gia được thể hiện ở Hình 2.
- Cụ thể là: người sản xuất (58,0.
- người thu gom (15,4.
- người bán buôn (13,0.
- và người bán lẻ (13,6.
- Tổng chi phí cho ném củ là 24.491 đồng/kg, trong đó người sản xuất chiếm 77,4%, người thu gom (10,6.
- Phân bố cơ cấu thu nhập của các tác nhân với sản phẩm ném trong chuỗi giá trị Giá trị lợi nhuận mang lại cho toàn chuỗi đối với ném củ là 37.919 đồng/kg, trong đó người sản xuất (69,9.
- người thu gom (10,3.
- người bán buôn (7,8.
- và người bán lẻ (11,5.
- Tuy nhiên, nếu nông dân bán trực tiếp cho người bán buôn hoặc người tiêu dùng (theo kênh 2) thì lợi nhuận họ sẽ thu được cao hơn trên 1 đơn vị sản phẩm so với bán cho người thu gom.
- Cây ném là cây gia vị, do đó qui mô sản xuất ném ở vùng cát Thừa Thiên Huế so với một số cây trồng khác là không lớn nhưng đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của hộ.
- Đây là cây trồng mang lại giá trị cao, có tiềm năng trên vùng cát và được xem xét là đối tượng cần được mở rộng trong tái cơ cấu nông nghiệp.
- Sản phẩm tuy có xuất khẩu nhưng theo dạng buôn bán chợ biên giới với qui mô nhỏ.
- ngoài tiêu dùng trong tỉnh, một lượng lớn bán ra các tỉnh bên ngoài, đây là cơ hội mở rộng sản xuất.
- Diện tích sản xuất ném của người dân còn manh mún.
- Nông hộ sản xuất ném theo kinh nghiệm, chưa có qui trình canh tác an toàn, mức độ đầu tư phân bón, thuốc BVTV còn khác nhau.
- Trong các kênh phân phối, người thu gom là tác nhân quan trọng mang sản phẩm đến các chợ đầu mối hay người bán buôn tại thành phố Huế, thị xã Quảng Trị hay Đông Hà.
- Người bán buôn tại các chợ đầu mối là tác nhân cung cấp cho những người bán lẻ và cung ứng sản phẩm cho những người bán buôn đi các địa phương ngoại tỉnh và qua Lào.
- Giá trị và lợi nhuận thu được ở các tác nhân cũng khác nhau, trong đó người sản xuất là lớn nhất.
- Sản xuất ném diễn ra một vụ trong năm.
- giá bán sản phẩm còn biến động do tính mùa vụ của sản xuất.
- 116 Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 3A, 2019 3.4 Giải pháp tổ chức sản xuất và nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm ném ở vùng cát tỉnh Thừa Thiên Huế Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm sản xuất và chuỗi giá trị sản phẩm ném khá đơn giản và qui mô còn nhỏ.
- Các giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị và nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm ném trên địa bàn nghiên cứu bao gồm: Thứ nhất, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý cần hoàn thiện qui hoạch vùng sản xuất, hoàn thiện hệ thống kênh mương tạo điều kiện thoát nước tốt, thuận tiện cho khâu tổ chức sản xuất, xây dựng vùng sản xuất tập trung ở vùng cát của Thừa Thiên Huế.
- Thứ hai, các cơ quan chuyển giao công nghệ cần phối hợp với HTX xây dựng mô hình trình diễn về kỹ thuật thâm canh theo hướng an toàn VietGap, hướng dẫn người dân, lan tỏa kỹ thuật sản xuất để sản phẩm đảm bảo chất lượng.
- Thứ ba, khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế, do vậy cần nâng cao năng lực tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm cho nông hộ thông qua HTX hoặc tổ nhóm phát triển mạng lưới cung cấp, nâng cao khả năng marketing và phát triển sản phẩm dựa trên nhãn hiệu (ném Điền Môn), phát triển sản phẩm đối với thị trường tiềm năng ngoài tỉnh đi miền Nam và đi Lào.
- Thứ tư, phát triển sản phẩm có ưu thế tại địa phương, thúc đẩy bán sản phẩm gắn với lễ hội và phát triển du lịch cộng đồng tại vùng Tam Giang.
- 4 Kết luận Cây ném là cây gia vị mang lại giá trị và nằm trong đối tượng được chú ý đưa vào trong tái cơ cấu cây trồng của Thừa Thiên Huế.
- Các tác nhân tham gia vào chuỗi cung sản phẩm ném ở vùng cát tỉnh Thừa Thiên Huế gồm: người cung cấp đầu vào, người trồng ném, người thu gom, người bán buôn và người bán lẻ.
- Vai trò của các tác nhân trong chuỗi là khác nhau: hộ sản xuất có vai trò duy trì và mở rộng qui mô sản xuất.
- Sản phẩm ném không những chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà còn được bán ra ngoài tỉnh và được đưa qua Lào.
- Người trồng ném bán 95% sản phẩm ném lá và 55% sản phẩm ném củ theo kênh chính của chuỗi (Nông dân – Thu gom – Bán buôn – Bán lẻ.
- Một lượng ít sản phẩm (4% ném lá và 5% ném củ) được bán tại các chợ địa phương theo kênh (Nông dân – Người tiêu dùng).
- Xét toàn chuỗi từ quá trình sản xuất đến người bán lẻ trong tỉnh, giá trị lợi nhuận mang lại từ ném lá là 15.773 đồng/kg và ném củ là 37.919 đồng/kg.
- Trong đó, người sản xuất thu được 58%, người phân phối là 42% (đối với ném lá) và 69,9% và 30,1 % (đối với ném củ).
- Liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm ném giữa các tác nhân chưa có các yếu tố ràng buộc pháp lý, chưa có hợp đồng sản xuất, mua bán vận chuyển theo cơ chế thị trường tự do.
- Hướng đi bền vững cho cây ném Thừa Thiên Huế là qui hoạch sản xuất, thực hiện liên kết và áp dụng qui trình sản xuất an toàn.
- Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2016–2020