« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu mô hình hóa động học phản ứng xúc tác quang trong công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài : “Nghiên cứu mô hình hóa động học phản ứng xúc tác quang trong công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm” Tác giả luận văn : Nguyễn Anh Tuấn Khóa :2013B Giảng viên hướng dẫn :TS.
- Lý do chọn đề tài - Nghiên cứu mô hình hóa động học phản ứng xúc tác quang cho phép đưa ra giải pháp mang tính chìa khóa, góp phần không nhỏ trong việc tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm.
- Đề tài có tính ứng dụng rất cao trong thời điểm công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm nói riêng và xử lý nước thải công nghiệp nói chung là một trong những vấn đề rất “nóng” đối với nền công nghiệp cũng như nền kinh tế Việt Nam.
- Mục đích - Lập và giải mô hình động học của phản ứng ô xy hóa tiên tiến dựa trên số liệu thực nghiệm.
- Mô phỏng đường cong động học, nồng độ của cấu tử chìa khóa theo tiến trình phản ứng.
- Chương 1 : Tổng quan Vài nét về ngành công nghệ dệt may tại Việt Nam, giới thiệu sơ bộ về tính chất nước thải dệt nhuộm.
- Ảnh hưởng của nước thải lên môi trường và một số phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm: Phương pháp lọc, Phương pháp hóa lý, Phương pháp keo tụPhương pháp hấp phụ, Phươngpháp điện hóa, Phương pháp sinh học, Phương pháp hóa học, Khử hóa học, Oxy hóa tiên tiến (AOPs) Lựa chọn phương pháp: Nghiên cứu xây dựng mô hình động học phản ứng xúc tác quang trong công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm, với nội dung.
- Nghiên cứu thực nghiệm trên hệ thống phản ứng sử dụng đèn UV và mô hình hóa phản ứng theo thời gian.
- Thiết lập cơ sở khoa học cho việc tính toán thiết kế thiết bị phản ứng Oxy hóa tiên tiến AOP trong công nghiệp xử lý nước thải công nghiệp dệt nhuộm.
- Chương 2 : Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.2.1.
- Đối tượng nghiên cứu: Thuốc nhuộm Methylene Blue trihydrate (MB) 3.2.2.
- Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp phân tích phổ hấp thụ phân tử để quét trong vùng khả kiến 800 – 400nm để xác định bước sóng độ hấp thụ cực đại của Methylene Blue.
- Xây dựng đường chuẩn của Methylene Blue dựa vào bước sóng cực đại quét được.Tiến hành thực nghiệm trên các hệ phản ứng với MB.
- Dựa vào đường chuẩn ta phân tích MB theo thời gian phản ứng đưa ra profin nồng độ.
- Từ profin nồng độ theo phương pháp tích phân tính động học quá trình.
- Nghiên cứu thực nghiệm trên MB 3.3.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu 3.3.1.
- Kết quả nghiên cứu xử lý nước thải với xúc tác quang TiO2 và H2O2 trong môi trường ánh sáng UV.
- Đồ thị đường chuẩn độ hấp thụ quang và nồng độ: Đường động học ta thu được ở dạng bậc 1 với sai số rất nhỏ 3.4.
- Chương 4: Kết luận Từ kết quả nghiên cứu điều kiện tối ưu xử lý độ màu Methylene Blue nhằm đưa ra phương pháp thích hợp loại bỏ chất hữu cơ khó phân huỷ và độ màu cao có trong nước thải, đưa đến các kết luận sau.
- Nghiên cứu này khẳng định được các ưu thế của mô hình hóa động học phản ứng oxy hóa tiên tiến trong quá trình xử lý màu thuốc nhuộm.
- Bằng việc đưa ra động học và profin nồng độ của MB (15ppm) trên hệ phản ứng UV thu được kết quả rất khả quan.
- Với TiO g/l) cần đến 4-5 giờ để loại bỏ hoàn toàn màu của MB, đối với sử dụng H2O2 (0,27 g/l) thời gian là khoảng 10 phút - Đã thiết lập và giải mô hình động học phản ứng và các kết quả mô phỏng quá trình phản ứng là phù hợp với các kết quả thực nghiệm.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt