« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng phương pháp nhận dạng hàm truyền trong hệ thống điện.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Ứng dụng phương pháp nhận dạng hàm truyền trong hệ thống điện.
- NGUYỄN ĐỨC HUY Nội dung tóm tắt: 1- Lý do chọn đề tài: Hệ thống điện (HTĐ) Việt Nam đang ngày càng phát triển và hầu như tất cả các nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước đã được nghiên cứu khai thác để đảm bảo nhu cầu sử dụng điện năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Cùng với nó là việc liên kết và phát triển thêm các hệ thống lưới mới, hiện đại hóa hệ thống điện đi đến tự động hóa.
- Vì vậy, việc ổn định hệ thống điện ngày càng khó khăn và phức tạp.
- Đề tài “Ứng dụng phương pháp nhận dạng hàm truyền trong hệ thống điện” không nằm ngoài mục đích nghiên cứu nhận dạng hàm truyền là cơ sở để thiết kế, điều chỉnh và kiểm soát sự ổn định hệ thống thông qua việc điều chỉnh PSS.
- 2- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Trong bản luận văn này, mục tiêu chính của luận văn là xây dựng chương trình tính toán nhận dạng hàm truyền (Transfer Function Identification).
- Áp dụng chương trình tính toán với các kết quả mô phỏng hệ thống điện.
- Sử dụng các công cụ mô phỏng MATLAB /Simulink, công cụ nhận dạng (Identification Toolbox) của Matlab.
- Giới thiệu về chung ổn định hệ thống điện.
- Nghiên cứu các phương pháp nhận dạng hàm truyền đạt.
- 2 - Nhận dạng bằng công cụ System Identification Toolbox và đưa ra giải thuật nhận dạng - Các phương pháp chỉnh định bộ PSS bao gồm.
- Phương pháp xác định áp đặt vị trí điểm cực + Phương pháp bù pha - Tính toán áp dụng cho lưới điện Kundur + Mô phỏng mô hình lưới dưới dạng Matlab Simulink + Nhận dạng hàm truyền từ các dữ liệu mô phỏng, thiết kế các tham số cho bộ PSS 4- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được tác giả áp dụng trong quá trình thực hiện luận văn là nghiên cứu lý luận kết hợp với thực nghiệm khoa học, tổng kết và phân tích các số liệu thu thập được từ quá trình mô phỏng các kịch bản Thông qua đó, hàm truyền hở của hệ thống được xác định bằng phương pháp nhận dạng hàm truyền được đề xuất.
- Sau đó, bộ ổn định PSS sẽ được thiết kế bằng phương pháp bù góc pha truyền thống.
- Sau đó, đáp ứng của hệ thống sẽ được mô phỏng lại với bộ PSS nhằm đánh giá hiệu quả.
- 5- Kết luận Luận văn đã thực hiện thành công quá trình nghiên cứu vấn đề dao động công suất, dựa trên phương pháp nhận dạng hàm truyền và tổng hợp bộ điều khiển ổn định nâng cao dao động công suất.
- Các kết quả trong luận văn cho thấy phương pháp đề xuất là phù hợp, có thể được áp dụng với các bài toán trên thực tế.
- Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được mở rộng để tính toán cho các sơ đồ hệ thống điện phức tạp hơn.
- Chẳng hạn, mô hình tính toán có xét đến nhiễu, đặc tính của các tín hiệu đầu vào khác nhau, các hệ thống điện có các tần số dao động liên vùng kém ổn định.v.v..
- Mặt khác, phương pháp nhận dạng hàm truyền có thể được sử dụng cho các mô hình hệ thống điện được mô hình hóa một cách chi tiết gần với thực tế hơn nhằm thể hiện tốt hơn các ràng buộc thực tế khi thiết kế bộ điều khiển ổn định dao động công suất.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt