« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí.
- Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng học qua loa, đối phó của một số học sinh hiện nay.
- Dàn ý Nghị luận xã hội về hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng học qua loa đối phó của học sinh hiện nay..
- Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình..
- Tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra..
- Nhiều học sinh có cách học qua loa, đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách..
- Chủ quan: do ý thức học tập của một số bạn còn kém, các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi,….
- Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức..
- Gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,….
- Mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử..
- Gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình..
- Nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh..
- Khái quát lại vấn đề nghị luận: Hiện tượng học qua loa đối phó của học sinh hiện nay đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân..
- Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay mẫu 1.
- Hiện nay, hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh diễn ra khá phức tạp..
- Đây là hiện tượng, tình trạng học sinh học tập không nghiêm túc, không có mục tiêu học tập chính đáng, học chỉ để đối phó với thầy cô và phụ huynh.
- Biểu hiện của hiện tượng này là học sinh ngồi học không chú ý vào bài, không làm bài tập về nhà hoặc chép bài của bạn, làm bài kiểm tra sơ sài, gian lận, không đạt yêu cầu, thường xuyên bày tỏ thái độ khó chịu khi bị nhắc nhở, gọi lên bảng làm bài.
- Đây là một trong những hiện tiêu cực trong học tập, không chỉ khiến kết quả học tập của học sinh sa sút, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, ý thức của con người.
- Bởi khi học sinh có thói quen đối phó thì chắc chắn dẫn đến những tật xấu như bảo thủ, thụ động, lười biếng,… Nguyên nhân của tình trạng này được đánh.
- giá là do ý thức chủ quan, không xác định được mục tiêu học tập rõ ràng của học sinh.
- Bên cạnh đó một vài trường hợp còn xuất phát từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, phương pháp giảng dạy chưa hiệu quả, không tạo được hứng thú học tập cho học sinh của giáo viên.
- Chính vì vậy để ngăn chặn hiện này thì không chỉ học sinh phải tự nhìn nhận, tự ý thức lại chính mình mà còn cần có sự tác động và thay đổi của phụ huynh, giáo viên, có như vậy hiệu quả học tập, giảng dạy mới được đảm bảo..
- Hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay mẫu 2.
- Học đối phó là một trong những mối quan tâm được đặt lên hàng đầu không chỉ với nhà trường mà còn ở trong ngành giáo dục Việt Nam.
- Hiện tượng này hiện vẫn đang tồn tại và lan rộng ra..
- Học đối phó được hiểu là một cách học của học sinh nhằm mục đích qua một kì thi hoặc một môn học nào đó.
- Tuy nhiên những kiến thức học sinh đó tiếp thu được là rất ít, hoặc gần như là không có..
- Xét về một khía cạnh nào đó, nó đem lại những lợi ích nhất thời với học sinh.
- Học sinh sẽ chỉ cần dành khoảng thời gian ngắn cho việc học mà vẫn đạt một mức điểm vừa đủ để bản thân không bị đánh trượt môn.
- Lượng kiến thức của học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường sẽ bị thu hẹp và hạn chế.
- Khi nó trở thành một thói quen, đặc biệt là ngay từ những kiến thức nền tảng, thì sau này học chuyên sâu, học sinh đó sẽ khó nắm bắt được một cách tối đa.
- Hệ quả là, với kinh nghiệm non yếu cùng với kiến thức kém học sinh đó sẽ gặp vô vàn khó khăn khi bước vào đời..
- Lí do dẫn đến hiện tượng này có thể là do thực trạng của việc học quá tải.
- Sau một ngày học hành vất vả tại trường, các phụ huynh còn cho con em tham gia các lớp học phụ đạo, đi học thêm, học gia sư,… Việc học dàn trải, học nhiều khiến học sinh không có nhiều thời gian để hoàn thành bài tập, tiếp thu kiến thức.
- Bên cạnh đó, là ý thức của chính mỗi bản thân người học sinh.
- Việc ham chơi, ưa tụ tập bạn bè… dẫn tới việc học sinh không muốn dành nhiều thời gian cho việc học.
- Hơn nữa, không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào khiến học sinh lâm vào cảnh chán học và học không có mục đích..
- Để có thể giải quyết một cách triệt để được những hiện tượng trên, thì ngay từ phía phụ huynh cần có những định hướng, quan tâm nhiều hơn về việc học hành cho con em mình.
- Phía nhà trường cũng cần có những biện pháp làm giảm tải áp lực thi cử cho học sinh..
- Học sinh là thế hệ trẻ, là tương lai của đất nước.
- Việc ngăn chặn, bài trừ học đối phó là góp phần cho đất nước phát triển giàu mạnh, có thể sánh ngang cùng bạn bè quốc tế.