« Home « Kết quả tìm kiếm

Đồng chí – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9


Tóm tắt Xem thử

- Đồng chí – Chính Hữu – Thơ hiện đại – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9 ĐỒNG CHÍ.
- Bài thơ Đồng chí được Chính Hữu sáng tác vào đầu năm 1948 sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc cuối năm 1947, đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của quân Pháp lên khu căn cứ địa Việt Bắc – đầu não của cuộc kháng chiến..
- Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân của người lính (từ nhũng làng quê nghèo khổ: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua – Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
- Từ những phương trời khác nhau, họ tập họp lại trong đội quân cách mạng bởi cùng chung lí tưởng chiến đấu, cùng chung nhiệm vụ: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”..
- Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và trở nên bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”..
- Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy ở người lính:.
- Đồng chí, đó là sự cảm thông, thấu hiểu những hoàn cảnh và tâm tư,- nỗi lòng của nhau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày – Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay – Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.
- là sự chia sẻ những gian khổ, thiếu thốn của người lính: “Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi – Áo anh rách vai – Quần tôi có vài mảnh vá – Miệng cười buốt giá – Chân không giày”..
- Nhưng họ đã vượt lên mọi gian khổ, thiếu thốn ấy bằng tình đồng chí, đồng đội, bằng sự cảm thông và chia sẻ: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”..
- Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc, vừa chân thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng về người lính và tình đồng đội, về cuộc kháng chiến: “Đêm nay rừng hoang sương muối – Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới – Đầu súng trăng treo”..
- Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ thể hiện trước hết ở từ ngữ, hình ảnh giản dị, chân thực mà cô đúc và giàu sức biểu cảm, được khai thác từ đời sống của người lính, từ ngôn ngữ của quần chúng: nước mặn, đồng chua, đất cày lên sỏi đá, đêm rét chung chăn, giếng nước gốc đa, con ớn lạnh, sốt run người, áo rách vai, quần vài mảnh vá, miệng cười buốt giá, rừng hoang sương muối.
- Đặc biệt, hình ảnh đầu súng trăng treo vừa thực vừa bay bổng, giàu ý nghĩa biểu tượng..
- Thể thơ tự do với nhịp điệu biến đổi linh hoạt theo tình cảm, cảm xúc ở từng đoạn thơ.
- Ở đoạn đầu, nhịp thơ chậm, cân xứng khi nói về cội nguồn của tình đồng chí.
- Câu thơ thứ 7 chỉ với hai chữ “Đồng chí!” như một nốt nhấn, một bước phát triển trong mạch tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình.
- Phần tiếp theo của bài thơ, nhịp điệu nhanh hơn với những câu tha ngắn, nhiều hình ảnh cô đúc để diễn tả sự chia sẻ mọi gian khổ, thiếu thốn của những người đồng đội..
- Kết cấu sóng đôi của nhũng cặp câu thơ và hình ảnh thể hiện sự tương đồng, gắn bó của những người lính trong tình đồng chí, đồng đội