« Home « Kết quả tìm kiếm

Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9


Tóm tắt Xem thử

- Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận - Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9.
- 1.Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh.
- Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ ông mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên, đất nước, về lao động và cuộc sống mới..
- Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập Trời mỗi ngày lại sáng (1958)..
- Thời gian diễn ra các hoạt động của đoàn thuyền đánh cá cũng là thời gian vận động của thiên nhiên, vũ trụ từ hoàng hôn đến bình minh.
- Không gian nghệ thuật trong bài thơ là khung cảnh của biển cả, mở rộng ra là cả vũ trụ bao la với mặt trời, trăng, sao..
- Bài thơ là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng: cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ;.
- cảm hứng về lao động, người lao động và cuộc sống mới.
- Cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ xuất hiện đậm nét trong thơ Huy Cận từ trước Cách mạng.
- Nhưng thiên nhiên, vũ trụ trong thơ ông khi đó thường xa cách, đối lập với đời sống nhân gian, là nơi để con người thoát li cuộc đời thực: “Vui chung vũ trụ, nguôi sầu nhân gian”.
- Chỉ đến sau Cách mạng, nhất là từ năm 1958, Huy Cận mới tìm được sự thống nhất, hài hoà giữa cảm hứng về vũ trụ và cảm hứng về cuộc đời mới, mà ở đây là về cuộc sống mới, về lao động và con người lao động.
- Sự kết họp ấy được bộc lộ trong thế giới hình ảnh của bài thơ:.
- Ở hai khổ đầu, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi trong cảnh vũ trụ vào đêm, không tăm tối, vắng lặng, mà gần gũi, ấm cúng, với “Mặt trời xuống biển như hòn lửa – Sóng đã cài then, đêm sập cửa”..
- Ở bốn khổ tiếp theo, hoạt động của đoàn thuyền đánh cá nhịp nhàng với sự vận động của biển, trời, trăng, sao, tạo nên những bức tranh đẹp, đầy màu sắc, luôn biến đổi.
- Con thuyền được phóng đại lên một kích thước lớn lao, ngang tầm với trời biển: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng – Lướt giữa mây cao với biển bằng”.
- Con thuyền với gió làm lái, trăng làm buồm như nối bầu trời với mặt biển.
- Và con người thì chủ động trước thiên nhiên: “Ra đậu dặm xa dò bụng biển – Dàn đan thế trận lưới vây giăng”..
- Ở khổ 4, tác giả đã sáng tạo một bức tranh đẹp lộng lẫy về cá, mà có người đã ví với một bức tranh sơn mài.
- Đặc biệt, hình ảnh “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” là sự liên tưởng sáng tạo độc đáo của Huy Cận..
- Ở khổ thơ cuối là cảnh đoàn thuyền sau một đêm đánh cá phới phới trở về trong ánh bình minh rạng rỡ: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”..
- Đặc sắc về nghệ thuật nổi bật của bài thơ là sự sáng tạo hình ảnh bằng bút pháp lãng mạn, khoa trương nhưng xuất phát từ hiện thực, với những liên tưởng độc đáo, mới lạ, kì thú.
- Ngoại hình ảnh đẹp, tráng lệ, bài thơ còn tạo được âm hưởng vừa khoẻ khoắn, sôi nổi vừa phơi phới, bay bổng.
- Góp phần tạo nên âm hưởng ấy là các yếu tố lời thơ, nhịp điệu, vần.
- Đặc biệt, cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt, các vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen với vần cách.
- Các vần trắc tạo sức dội, sức mạnh, các vần bằng tạo sự vang xa, bay bổng.