« Home « Kết quả tìm kiếm

Bếp lửa của Bằng Việt – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9


Tóm tắt Xem thử

- Bếp lửa của Bằng Việt - Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9.
- 1.Bài thơ Bếp lửa được Bằng Việt sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật tại Liên Xô.
- Mạch cảm xúc của bài thơ là từ hình ảnh bếp lửa “chờn vờn sương sớm”, gợi nhớ về bà cùng những kỉ niệm giữa hai bà cháu trong những năm tháng kháng chiến, từ đó suy ngẫm về cuộc đời bà, về giá trị thiêng liêng của những tình cảm gia đình, kỉ niệm tuổi thơ..
- Theo mạch cảm xúc ấy, bài thơ có bố cục theo mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình (người cháu), từ gợi lại những kỉ niệm quá khứ đến hiện tại, từ hồi tưởng đến suy ngẫm về bà và cuộc đời bà..
- Bếp lửa – hình ảnh gợi những hồi tưởng về bà và tình bà cháu: Mở đầu bài thơ là hình ảnh “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm – Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”.
- Bếp lửa là hình ảnh đầu tiên hiện về trong kí ức, là điểm sáng gợi nhớ, gợi thức dậy bao nhiêu hình ảnh trong kí ức về tuổi thơ, về bà và tình bà cháu..
- Hình ảnh bếp lửa gợi về hình ảnh bà, luôn gắn với hình ảnh bà, bởi thế sẽ được trở đi trở lại nhiều lần trong bài thơ, trở thành một biểu tượng về bà, về cuộc đời bà.
- Ta hiểu vì sao bài thơ viết về bà, về kỉ niệm tình bà cháu lại được tác giả đặt tên là Bếp lửa..
- Hình ảnh người bà và những kỉ niệm về tình bà cháu:.
- Từ hình ảnh bếp lửa gọi lên kỉ niệm những năm tháng sống bên bà của người cháu, đó là những năm tháng đầy gian khó của hai bà cháu, cũng là của cả đất nước.
- Trong nạn đói lịch sử ấy, bếp lửa mỗi nhà cũng hiếm khi được cháy lên mà chỉ còn leo lét ngọn khói “hun nhèm mắt cháu” mà đứa cháu “nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”..
- Đó còn là kỉ niệm về những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình cháu cũng như nhiều gia đình Việt Nam khi ấy, phải chịu cảnh xa cách (Mẹ cùng cha công tác bận không về), cháu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà [Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học), sớm phải có ý thức tự lập, sớm phải lo toan (Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa).
- Bếp lửa quê hương lại gợi dẫn đến một hình ảnh khác trong kỉ niệm của những năm tháng cháu sống bên bà: tiếng chim tu hú.
- Hình ảnh bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
- Trong bài thơ, có tới mười lần tác giả nhắc tói bếp lửa và hiện diện cùng bếp lửa là hình ảnh người bà – người phụ nữ Việt Nam truyền thống với vẻ đẹp tảo tần, nhẫn nại và đầy yêu thương..
- Bếp lửa là tình bà ấm nóng, bếp lửa là tay bà chăm chút.
- Bếp lửa gắn với những khó khăn, gian khổ đời bà.
- Ngày ngày bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương chi chút dành cho con cháu và mọi người.
- Chính vì thế mà “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”..
- Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể dẫn đến hình ảnh mang ý nghĩa khái quát: ngọn lửa..
- Bếp lửa không chỉ được nhen lên từ những nhiên liệu bện ngoài mà còn bởi từ.
- Người bà, người mẹ trong mỗi gia đình không chỉ là người nhóm lên bếp lửa mỗi ngày, mỗi sớm, mỗi chiều mà còn là người giữ ngọn lửa tình thương, niềm tin, niềm vui cho mỗi căn nhà, mỗi gia đình..
- Kỉ niệm về tuổi thơ, nguồn động lực cho con người trên hành trình đi xa: Đứa cháu nay đã trưởng thành, đã đi tới những chân trời xa, có thêm nhiều niềm vui mới: “có ngọn khói trăm tàu – Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” nhưng không lúc nào nguôi nhớ về bà và bếp lửa tuổi thơ.
- Nhớ về bà và bếp lửa cũng là nhớ về gia đình, quê hương, đất nước..
- Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt chứa đựng ý nghĩa triết lí sâu sắc: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời