« Home « Kết quả tìm kiếm

Tiếng nói của văn nghệ – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9


Tóm tắt Xem thử

- Tiếng nói của văn nghệ - Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9.
- 1.Bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được viết năm 1948, trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Khi ấy, nền văn nghệ cách mạng mới hình thành, cần xây dựng nền tảng lí luận về văn nghệ phù họp với yêu cầu của thời đại mới để phát huy vai trò và sức mạnh của văn nghệ.
- Bài viết của Nguyễn Đình Thi hướng tới nhiệm vụ đó, nhưng đồng thời còn mang ý nghĩa lí luận cơ bản để xác định đúng đắn đặc trưng của văn nghệ cùng sức mạnh riêng của nó..
- Nội dung của văn nghệ không chỉ là thực tại khách quan mà còn là nhận thức, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.
- Với những người phải sống một cuộc đời tăm tối, vất vả, lam lũ, văn nghệ giúp cho tâm hồn họ thực sự được sống..
- Tiếng nói riêng mà cũng là sức mạnh của văn nghệ: Nghệ sĩ “truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”, “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy”..
- Bằng những lập luận chặt chẽ, văn phong giàu hình ảnh và cảm xúc, Nguyễn Đình Thi đã làm rõ những đặc trưng của văn nghệ trong nội đung, trong cách thức tác động tới công chúng và sức mạnh riêng của văn nghệ.
- Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình..
- Thành công nổi bật của văn bản là kết họp tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ với sự nhạy cảm và nhũng hiểu biết, kinh nghiệm của người sáng tác nên bài viết vừa có sự đúng đắn, xác đáng, vừa gây được ấn tượng bởi cách diễn đạt hấp dẫn.
- Đó là đặc điểm nổi bật của bài tiểu luận này, cũng là của văn phong lí luận ở Nguyễn Đình Thi..
- Giọng văn sôi nổi, giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng cả trong văn học và đời sống, làm tăng sức thuyết phục của văn bản.