« Home « Kết quả tìm kiếm

Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9


Tóm tắt Xem thử

- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí.
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới - Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9 1.Bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới được Vũ Khoan viết vào đầu năm 2001, thời điểm bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới, khi vấn đề rèn luyện phẩm chất và năng lực của con người để đáp ứng yêu cầu của thời kì mới, trở nên cấp thiết với đất nước ta.
- Bài nghị luận có ba luận điểm chính, cũng là ba phần của văn bản:.
- Tầm quan trọng của việc chuẩn bị hành trang con người khi bước vào thế kí mới, đáp ứng các nhiệm vụ của đất nước.
- Để đạt mục tiêu về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, nước ta phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp;.
- đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đồng thời phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.
- Giải quyết những nhiệm vụ ấy, làm nên sự nghiệp ấy, không ai khác chính là những con người Việt Nam, với những điểm mạnh và điểm yếu vốn có..
- Cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam trong quá trình lịch sử được nhìn từ yêu cầu của thời kì mới:.
- Thông minh, nhạy bén với những cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành..
- Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ lao động khẩn trương..
- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhung lại thường đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống hằng ngày..
- Bản tính thích ứng nhanh nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”..
- Nhiệm vụ của mỗi người, nhất là thế hệ trẻ là phát huy những điểm mạnh, khắc phục nhũng cái yếu, rèn cho mình những đức tính tốt ngay từ những việc nhỏ nhất..
- Bài nghị luận đã phân tích một cách thuyết phục, có lí có tình những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.
- Tác giả không dùng cách nói theo kiểu sách vở, uyên bác, mà diễn đạt giản dị, thiết thực dựa trên cơ sở thực tiễn với những ví dụ và cách ví von cụ thể, có hình ảnh.
- Vì thế, bài viết sâu sắc mà.
- Tính thuyết phục, hấp dẫn của bài viết còn bắt nguồn từ thái độ của tác giả: trân trọng những tính cách, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam mà cũng tỉnh táo, khách quan chỉ ra những điểm yếu, những hạn chế, có tinh thần trách nhiệm cao trước tương lai của đất nước.