Luyện tập văn học nước ngoài – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Luyện tập văn học nước ngoài

Luyện tập văn học nước ngoài – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt môn Ngữ văn lớp 9, chuẩn bị tốt cho kì thi HSG lớp 9 sắp tới

1.Qua đoạn truyện Những đứa trẻ (M. Go-rơ-ki), anh/chị có cảm nghĩ như thế nào về tình bạn tuổi thơ? Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 15-20 dòng) trình bày cảm nghĩ của mình.

2. Qua bài nghị luận của H. Ten, cùng với sự hiểu biết của mình về hình ảnh các loài vật trong tác phẩm văn học, anh/chị hãy nêu những đặc trưng của sáng tác văn học trong xây dựng hình ảnh về loài vật.

3. Qua bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn trong đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đ. Đi-phô), anh/chị hình dung được gì về cuộc sống trên đảo hoang và những phẩm chất của nhân vật?

4. Đoạn trích Bố của Xi-mông (G. đơ Mô-pa-xăng) gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cái nhìn và thái độ đối với mọi người ở xung quanh ta? Anh/chị có nhớ tác phẩm nào đã học ở lóp 8 cũng nhắc nhở về .cách nhìn và thái độ đối với con người?

5. Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc trong đoạn trích Con chó Bấc (G. Lân-đơn).

6. Phân tích giá trị biểu cảm và ý nghĩa tượng trưng của các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Mây và sóng (Ta-go).

7. Phân tích ý nghĩa của câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ – Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào’’.

8. SGK Ngữ văn 9, tập hai, trang 168 viết: “Bộ phận văn học nước ngoài ở THCS mang đậm sắc thái phong tục, tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới và đề cập nhiều vấn đề xã hội, nhân sinh ở các nước thuộc những thời đại khác nhau, giúp chúng ta bồi dưỡng những tình cảm đẹp, yêu cái thiện, ghét cái ác…”. Hãy làm rõ nhận định trên qua một vài tác phẩm văn học nước ngoài đã để lại ấn tượng sâu sắc cho anh/chị.

9. Chọn và phân tích một trong những nhân vật sau: cô bé bán diêm (trong truyện ngắn cùng tên của An-đéc-xen), Đôn Ki-hô-tê (trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió của Xéc-van-tét), bác Phi-líp (trong đoạn trích Bố của Xi-mông), con chó Bấc (trong đoạn trích cùng tên của Giắc Lân-đơn).

Gợi ý

1. HS có thể từ những cảm xúc về tình bạn trong sáng, hồn nhiên, vượt qua những rào cản về đẳng cấp của A-li-ô-sa với ba đứa trẻ hàng xóm để nêu suy nghĩ của mình về vẻ đẹp và giá-trị quý báu của tình bạn tuổi thơ và sự cần thiết phải vun đắp, giữ gìn sự trong sáng của tình bạn ấy.

2. Hình ảnh loài vật xuất hiện khá phổ biến trong văn học từ xa xưa cho đến ngày nay, ở nhiều loại hình và thể loại: từ thần thoại, sử thi, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, cho đến truyện và thơ trung đại, hiện đại. Tuỳ thuộc vào đặc trưng của mỗi thể loại và sự sáng tạo của từng tác giả, hình ảnh loài vật được xây dựng theo những cách khác nhau. Nhưng có thể rút ra những đặc điểm chung trong việc sáng tạo hình ảnh loài vật ở tác phẩm văn học là mang đậm yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả, được bộc lộ qua cái nhìn, tình cảm, cảm xúc. Tuy nhiên, hình ảnh loài vật trong tác phẩm văn học vẫn phải dựa trên nhũng đặc điểm vốn có của loài vật chứ không thể chỉ là sự tưởng tượng tuỳ tiện, vô căn cứ.

3. Qua trang phục tự tạo đặc biệt, có thể hình dung cuộc sống của Rô-bin- xơn đầy đủ hay thiếu thốn, thời tiết trên đảo hoang như thế nào? Những trang bị của nhân vật cho thấy cuộc sống của Rô-bin-xơn như thế nào? Anh có phải là người chăm lao động không? Qua cách miêu tả bộ ria, qua giọng điệu, em có thấy Rô-bin-xơn là người lạc quan, có đầu óc hài hước không?

4. Đoạn trích gọi cho em suy nghĩ gì về cách nhìn và thái độ đối với những người lỡ lầm, từng chịu sự thành kiến của xã hội; về tấm lòng nhân hậu của những người xung quanh? Ngoài ý nghĩa ca ngợi lòng nhân hậu, tình yêu thương của con người, truyện còn gọi ra vấn đề cách nhìn và cách ứng xử đối với mọi người xung quanh ta, nhất là những con người chịu thiệt thòi, bị thành kiến của xã hội (như bé Xi-mông, chị Blăng-sốt). Em hãy đọc lại truyện Lão Hạc đã học ở lóp 8 để thấy được sự gần gũi với truyện ngắn Bố của Xi-mông trong bài học về cái nhìn và thái độ ứng xử với những người xung quanh ta.

5. Tìm những chi tiết trong phần 3 của đoạn trích nói về những ý nghĩ, tình cảm, nỗi lo sợ của con chó Bấc qua lời người kể chuyện để chứng minh trí tưởng tượng và lòng thương yêu loài vật của tác giả. Mặc dù không sử dụng lối nhân cách hoá, nhưng tác giả vẫn thể hiện được một cách sinh động cả “thế giới tinh thần” của con vật.

6. Những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ đều được nhìn và tưởng tượng ra qua cái nhìn và tâm hồn trẻ thơ của em bé nên lung linh, kì ảo, sống động như những con người, đồng thời giàu ý nghĩa tượng trưng: mây, trăng, sóng… là vẻ đẹp kì diệu, đầy hấp dẫn của thiên nhiên; lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng” tượng trưng cho những thú vui hấp dẫn của cuộc đời, “bến bờ kì lạ” tượng trưng cho tấm lòng bao la và bao dung của người mẹ.

7. Hai câu thơ biểu hiện niềm hạnh phúc lớn lao của hai mẹ con và nâng tình mẫu tử lên kích thước rộng lớn vô tận, vĩnh hằng của thiên nhiên, vũ trụ.

8. Chọn một vài tác phẩm mà em thích và có ấn tượng sâu sắc để chứng minh cho nhận định, cần nói rõ những tác phẩm ấy cho em hiểu biết thêm gì về thiên nhiên, xã hội, con người, phong tục tập quán của đất nước, dân tộc ấy…; bồi dưỡng cho em những tình cảm nào, gợi mơ ước gì?…

9. Chọn một nhân vật mà em yêu thích hoặc có ấn tượng nhất. Đọc lại truyện và bài tập đã làm về tác phẩm ấy, nhất là những câu phân tích nhân vật trong mỗi truyện đó. Các nhân vật được nêu ở đề bài có trường họp là nhân vật trong một truyện ngắn trọn vẹn (Cô bé bán diêm), nhưng phần lớn là ở một đoạn trích, vì thế, nhân vật chỉ được hiện diện một phần, chứ chưa phải đầy đủ về cuộc đời, số phận, tính cách. Tuy nhiên, chỉ ở đoạn trích cũng đã có thể thấy được những nét cơ bản, nổi bật về đặc điểm tính cách, phẩm chất của nhân vật. Chẳng hạn, trong cuộc đánh nhau với những chiếc cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê đã bộc lộ tinh thần dũng cảm, sự cao thượng của một hiệp sĩ, cùng với đầu óc hoang đường đầy những tưởng tượng kì quặc, không có khả năng nhận thức thực tế của một kẻ ngốn quá nhiều những truyện hiệp sĩ. Ngoài việc phân tích nội dung (đặc điểm, tính cách, phẩm chất, số phận nhân vật) cũng cần chú ý đến những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ở mỗi tác phẩm.

Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới các bạn bài Luyện tập văn học nước ngoài – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt Ngữ văn lớp 9, chuẩn bị tốt cho kì thi HSG lớp 9 sắp tới

.......................................................................

Ngoài Luyện tập văn học nước ngoài – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết
1 329
Sắp xếp theo

Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

Xem thêm