« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá khả năng sử dụng năng lượng sinh khối để phát điện ở Việt Nam.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Đánh giá khả năng sử dụng năng lượng sinh khối để phát điện ở Việt Nam Tác giả luận văn: Trịnh Xuân Thắng - Khóa:2013B Người hướng dẫn: PGS.
- Nguyễn Lân Tráng Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về năng lượng khi các nguồn nhiên liệu hoá thạch đang dần cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Giải pháp mà con người tìm đến để khắc phục những vấn đề đó chính là các nguồn năng lượng mới như năng lượng gió, mặt trời, sinh khối… Khác với các nguồn năng lượng tái tạo khác, năng lượng sinh khối không chỉ thay thế năng lượng hoá thạch mà còn góp phần xử lý ô nhiễm môi trường.
- Vì vậy, năng lượng sinh khối thường được gắn liền với nền kinh tế cácbon thấp hay nền kinh tế hydro, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển nông nghiệp, xóa đói, giảm nghèo, làm cho đất nước xanh hơn, sạch hơn.
- Việt Nam với đặc thù là một tỉnh chủ yếu về nông nghiệp, việc nghiên cứu phát triển nguồn vật liệu và năng lượng sinh khối, góp phần tạo ra những dạng năng lượng, vật liệu sạch, rẻ góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường chính là một hướng đi tất yếu.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu.
- Đánh giá khả năng sủa dụng năng lượng sinh khối để phát điện ở Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu: Tiềm năng sinh khối tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng và tiềm năng năng lượng sinh khối tại Việt Nam.
- Đề tài nghiên cứu “Đánh giá tiềm năng và khả năng sử dụng năng lượng sinh khối để phát điện ở tỉnh Việt Nam” có các nội dung chính là.
- Tổng hợp đánh giá về các nguồn năng lượng sinh khối, hiện trạng về ứng dụng các nguồn năng lượng sinh khối trên thế giới và ở Việt Nam.
- Giới thiệu các công nghệ phát điện từ sinh khối.
- Phân tích đánh giáthực trạng, tiềm năng sử dụng năng lượng sinh khối để từ đó tính ra được tiềm năng điện sinh khối có thể khai thác tại tỉnh Việt Nam.
- Phân tích các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, xã hội của việc phát điện sử dụng bã mía và sử dụng nhiên liệu diesel trong 20 năm vận hành ở Nhà máy Mía đường 2 Lam Sơn.
- Tổng hợp, so sánh, đánh giá giữa hai phương thức phát điện và rút ra kết luận.
- Đưa ra được phương án kết hợp nguồn điện lai ghép giữa máy phát điện từ bã mía và máy phát điện diesel để đảm bảo cung cấp điện tin cậy, linh hoạt hơn tại nhà máy Mía đường Việt Nam.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu lý thuyết kết hợp khảo sát, thu thập và tính toán các số liệu về tiềm năng sinh khối tại Việt Nam + Sử dụng phần mềm RETScreen so sánh và đánh giá các thông tin thực tế.
- e) Kết luận Tiềm năng phát triển các dự án phát điện bằng năng lượng sinh khối quy mô từ nhỏ đến lớn tại Việt Nam như đã phân tích ở trên nói chung là rất lớn, tập trung tại các vùng có nguồn sinh khối dồi dào ở Việt Nam.
- Việt Nam có trữ lượng sinh khối vô cùng lớn, nếu biết khai thác có quy mô và có sự nghiên cứu cụ thể thì đây chính là tiềm năng cho năng lượng điện sinh khối trong tương lai thay thế cho các nguồn năng lượng không tái tạo, đang cạn kiệt dần và gây ô nhiễm môi trường.
- Vì vậy, tận dụng nguồn bã mía để phát điện tại chỗ luôn là hướng đi đúng đắn và cần thiết.
- Tuy nhiên, do nhà máy hoạt động ép mía chủ yếu trong 06 tháng (vụ ép), do vậy để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện liên tục và chất lượng điện được đảm bảo, cần tính toán đến việc sử dụng thêm các nguồn điện khác để đảm bảo nhà máy vẫn đảm bảo hoạt động trong vụ bảo dưỡng (không có bã mía để chạy máy phát điện sinh khối).Qua phần mềm RETScreen, mô hình sử dụng nguồn năng lượng lai ghép giữa điện sinh khối – diesel đã được phân tích và đánh giá tiền khả thi

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt