« Home « Kết quả tìm kiếm

Tổng kết về từ vựng – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9


Tóm tắt Xem thử

- Tổng kết về từ vựng - Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9 I.
- Nghĩa của từ.
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, sự việc, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị..
- Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau:.
- Ví dụ: tập quán: thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được mọi người công nhận và làm theo..
- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích..
- Ví dụ: lẫm liệt hùng dũng, oai nghiêm.
- HS vận dụng những kiến thức về nghĩa của từ để cảm nhận sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ trong tiếng Việt.
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tạo lập văn bản bằng việc sử dụng từ ngữ hợp lí và đạt hiệu quả cao nhất..
- Trường từ vựng.
- Trường từ vựng là tập họp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
- Ví dụ: trường từ vựng về các hoạt động của tay: cầm, nắm, ném, tát, xô….
- Một trường từ vựng có thể bao hàm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
- Mỗi trường từ vựng này lại bao gồm nhiều trường nhỏ hơn..
- Ví dụ: trường từ vựng về “mắt”: màu sắc của mắt (đen, nâu, xanh.
- Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại..
- Trong một trường từ vựng có thể gồm nhiều từ loại khác nhau như: danh từ, động từ, tính từ….
- Ví dụ: trong trường từ vụng về “mắt” gồm có: đen, nâu, xanh… .(tính từ).
- Do hiện tượng nhiều nghĩa của từ, nên một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
- Ví dụ: từ “mặt” bao gồm các trường từ vựng sau: trường bộ phận cơ thể người (nghĩa gốc): mặt, đầu, cổ, chân, tay…) trường bộ phận của sự vật (nghĩa chuyển): mặt đất, mặt nước….
- Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trưởng từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật cho ngôn từ và khả năng diễn đạt (phép nhân hoá ẩn dụ, so sánh…)..
- Ví dụ:.
- Từ đồng nghĩa.
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau..
- Từ đồng nghĩa có hai loại:.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa.
- có thể thay thế cho nhau.
- Ví dụ: trái, quả….
- Ví dụ: chết, hi sinh, quy tiên, từ trần, tan xác, nghẻo….
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
- Từ trái nghĩa thường được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời văn thêm sinh động..
- Ví dụ: chẵn – lể, chết – sống, chiến tranh – hoà bình….
- Ví dụ: trẻ – già, xấu – đẹp, sâu – cạn….
- Từ đồng âm.
- Từ đồng âm là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau..
- Ví dụ.
- Khi sử dụng từ đồng âm, cần chú ý đến ngữ cảnh để tránh gây hiểu lầm.
- Ví dụ: Từ mắt là một từ nhiều nghĩa, trong đó: nghĩa gốc: đôi mắt của bạn ấy rất sáng.
- Từ thuần Việt là những từ có nguồn gốc từ tiếng Việt.
- Ví dụ: cá, rau muống, cò….
- Ví dụ: xà phòng, mít tinh, in-tơ-nét,….
- Ví dụ: phụ nữ, tráng sĩ,….
- Ví dụ: lốp, phanh, mét, lít….
- Vay mượn từ vựng là một hiện tượng phổ biến trên thế giới.
- Tuy vậy, cần sử dụng từ mượn hợp lí để tránh làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt..
- Từ Hán Việt.
- Từ Hán Việt là tên gọi những từ gốc Hán được đọc theo hệ thống ngữ âm của người Việt.
- Tác dụng của từ Hán Việt:.
- Ví dụ: Bác Hồ tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: “Anh hùng-Bất khuất- Trung hậu – Đảm đang”..
- Ví dụ: Chúng tôi tới thăm một lớp học dành cho trẻ em khiếm thị..
- Tạo sắc thái cổ, phù hợp với không khí xã hội xưa..
- Ví dụ: Lí Công Uẩn thiên đô về Thăng Long..
- HS vận dụng những kiến thức về nguồn gốc các loại từ: Cảm nhận sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ trong tiếng Việt..
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tạo lập văn bản bằng việc sử dụng từ ngữ họp lí và đạt hiệu quả cao nhất..
- Một số hiện tượng khác về từ Từ địa phương.
- Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng được ở một (hoặc một số) địa phương nhất định..
- Từ địa phương tương ứng với từ ngữ toàn dân, ví dụ: má – mẹ (miền Nam), tía – bố (miền Bắc), bát-chén (miền Trung)….
- Từ địa phương chỉ những sự vật, hiện tượng chỉ có riêng ở địa phương đó, không có trong ngôn ngữ toàn dân, ví dụ: chôm chôm (Nam Bộ), mắm rò (miền Trung), nhút (Nghệ – Tĩnh)….
- Từ địa phương với từ toàn dân đồng âm khác nghĩa, ví dụ: mạ (mẹ.
- Cách sử dụng từ địa phương: Sử dụng từ địa phương phù hợp với tình huống giao tiếp sẽ làm tăng thêm tính biểu cảm.
- (Tố Hữu) Câu thơ sử dụng từ địa phương chi rứa gọi nét gần gũi, duyên dáng..
- Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng từ ngữ địa phương để tô đậm màu sắc địa phương, tính cách nhận vật.
- Không nên lạm dụng từ địa phương gây nặng nề, khó hiểu, phản tác dụng..
- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định do nhu cầu giao tiếp nội bộ..
- Ví dụ: biệt ngữ của tầng lóp học sinh: phao (tài liệu), gậy Trường Sơn (một điểm), trúng tủ (trúng đề)….
- Cách sử dụng biệt ngữ xã hội: Sử dụng biệt ngữ xã hội phù họp với tình huống giao tiếp, chỉ nên dùng trong Ích ẩu ngữ, khi đối tượng giao tiếp là người cùng tầng lớp với mình..
- Trong các tác phẩm văn học, tác giả có thể sử dụng một số biệt ngữ xã hội..
- Nghĩa của thành ngữ được hình thành qua lối miêu tả hoặc so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá,….
- Ví dụ: chăn lấm tay bùn, đi guốc trong bụng, da mồi tóc sương,….
- Sử dụng thành ngữ nâng cao hiệu quả diễn đạt, vì vậy thành ngữ được dùng nhiều trong ngôn ngữ nghệ thuật và khẩu ngữ.
- Từ đơn là những từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa.
- Ví dụ: nhà, xanh, buồn, vui,….
- Từ phức là những từ được cấu tạo bởi hai hay nhiều tiếng.
- Có hai loại từ phức là từ ghép và từ láy..
- Từ ghép.
- Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ vói nhau về nghĩa..
- Có hai loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ..
- Từ ghép đẳng lập: là loại từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp (không phân tiếng chính, tiếng phụ).
- Ví dụ: nhà cửa, ông bà, trâu bò, sách vở….
- Từ ghép chính phụ: là loại từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính.
- Ví dụ: ông ngoại, nhà trẻ….
- Nghĩa của từ ghép: Từ ghép đẳng lập có tính chất họp nghĩa.
- Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
- Từ ghép chính phụ có tính phân nghĩa.
- Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính..
- (2) Từ láy.
- Từ láy là những từ phức được tạo ra theo phương thức láy, có sự hoà âm phối thanh, có tác dụng tạo nghĩa giữa các tiếng..
- Có hai loại từ láy: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận..
- Từ láy toàn bộ: là những từ láy có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, ví dụ:.
- Từ láy bộ phận: là những từ láy mà các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
- Ví dụ: lom khom, loắt choắt….
- Nghĩa của từ láy được tạo nên nhờ vào đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng.
- Trong trường họp từ láy có tiếng gốc (tiếng có nghĩa) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ.
- Từ láy có sắc thái ý nghĩa rất tinh tế.
- Giá trị chủ yếu của từ láy là gọi tả (tượng hình, tượng thanh) và gợi cảm, được dùng nhiều trong thơ văn, giúp nhà thơ, nhà văn khắc hoạ nên những hình ảnh giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu, có giá trị biểu cảm cao..
- Ví dụ: Trong bài thơ Sang thu, Hữu Thỉnh đã dùng nhiều từ láy để miêu tả cảnh đất trời lúc sang thu: