« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu chế tạo và đặc tính của hợp kim Titan dùng làm các chi tiết gia cố, thay thế cho xương người.


Tóm tắt Xem thử

- HOÀNG ANH TUẤN NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ ĐẶC TÍNH CỦA HỢP KIM Ti DÙNG LÀM CÁC CHI TIẾT GIA CỐ, THAY THẾ XƯƠNG NGƯỜI Chuyên ngành : Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VẬT LIỆU NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- PHẠM MAI KHÁNH Hà Nội – 2014 2 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu chế tạo và đặc tính của hợp kim Titan dùng làm các chi tiết gia cố, thay thế cho xương người.
- Lời mở đầu Với những nghiên cứu gần đây, hợp kim titan đã có được những đặc tính tốt hơn, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cho các bộ phận cấy ghép trong cơ thể người.
- Ví dụ như: có khả năng tương thích trong môi trường dịch thể của con người, có độ bền và modun đàn hồi tương đương với xương, không bị ăn mòn, không gây tác dụng phụ lên cơ thể… Do vậy, hướng nghiên cứu phát triển hợp kim titan thay thế các bộ phận xương trong cơ thể con người cho thấy rất nhiều điều khả quan.
- Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của vật liệu, với mong muốn làm sáng tỏ một số cơ sở lý thuyết của công nghệ, vấn đề “Nghiên cứu chế tạo và đặc tính của hợp kim Titan dùng làm các chi tiết gia cố, thay thế cho xương người” là đề tài được lựa chọn giải quyết trong luận án này.
- Mục đích của bản luận văn là xác định được quy trình công nghệ chế tạo vật liệu y sinh nền Titan, sau đó tiến hành kiểm tra cơ, lý tính vật liệu và so sánh với xương người.
- Để đạt được mục đích đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu như sau.
- Tổng quan về vật liệu y sinh  Nghiên cứu ảnh hưởng áp suất chân không đến quá trình chế tạo và chất lượng hợp kim y sinh nền titan  Nghiên cứu ảnh hưởng áp suất khí cân bằng đến quá trình nấu luyện hợp kim y sinh nền titan  Khảo sát tính chất cơ - lý của vật liệu y sinh nền titan  So sánh các kết quả với xương người và một số vật liệu y sinh khác II.
- Nội dung chính - Tổng quan về vật liệu y sinh nền titan và công nghệ chế tạo hợp kim titan o Chế tạo nồi nấu luyện hợp kim nền titan 3 o Chế tạo hợp kim trung gian Ti-Al và Ti-Nb phục vụ nấu luyện hợp kim Ti-6Al-7Nb o Chế tạo hợp kim Ti-6Al-7Nb - Xác định thông số môi trường áp suất chân không khi nấu luyện hợp kim Ti-6Al-7Nb - Xác định thông số môi trường khí trơ cân bằng khi nấu luyện hợp kim Ti-6Al-7Nb - Khảo sát một số tính chất của vật liệu trước và sau khi ủ ở các nhiệt độ 700oC, 800oC, 900oC, 1000oC.
- Kết luận và kiến nghị - Đã chế tạo nồi nấu luyện hợp kim titan bằng hỗn hợp Zirconia + 5% mol CaO sử dụng chất kết dính 7% dung dịch 15% PVA.
- Nồi được sử dụng nấu luyện hợp kim trung gian (Ti-Al và Ti-Nb) và hợp kim titan y sinh Ti-6Al-7Nb.
- Đã nghiên cứu công nghệ chế tạo hợp kim titan Ti-6Al-7Nb bằng lò cảm ứng chân không.
- Kết quả phân tích mẫu nấu luyện ở mức hút chân không 5.10-2 mbar đạt yêu cầu về thành phần khí tạp đối với hợp kim Ti-6Al-7Nb.
- Kết quả cho thấy nấu luyện hợp kim Ti-6Al-7Nb ở mức 700mbar là phù hợp.
- Đã khảo sát một số tính chất vật liệu (tổ chức tế vi, XRD, Mapping, độ cứng…) trước và sau khi ủ ở các nhiệt độ 700oC, 800oC, 900oC, 1000oC.
- So sánh hợp kim Ti-6Al-7Nb với hợp kim CoCr, SUS316L…về cơ lý tính, tỷ trọng, mô đun đàn hồi.
- Chế tạo được vật liệu có thêm các thông số như độ bền uốn, độ bền xoắn.
- Công trình khoa học Bài báo: "Chế tạo hợp kim y sinh Ti6Al7Nb trong lò cảm ứng chân không" trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Kim loại.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt