« Home « Kết quả tìm kiếm

Xác định chế độ công nghệ may-dán (sew free) tối ưu gia công sản phẩm thể thao cao cấp.


Tóm tắt Xem thử

- LÊ NGỌC LỄ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỀ TÀI: XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ CÔNG NGHỆ MAY-DÁN (SEW FREE) TỐI ƯU GIA CÔNG SẢN PHẨM THỂ THAO CAO CẤP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.
- PHAN THANH THẢO Hà Nội – Năm 2014 HÀ NỘI 2006 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Xác định chế độ công nghệ may-dán (sew free) tối ưu gia công sản phẩm thể thao cao cấp”.
- Lý do chọn đề tài Vải tráng phủ chống thấm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: các ngành công nghiệp, quân đội, nông nghiệp, y tế, xây dựng, kiến trúc, giao thông thuỷ lợi, thể thao du lịch.
- Trong ngành công nghiệp thời trang, nó được dùng để sản xuất quần áo thể thao, áo khoác, quần áo cứu hộ, bảo hộ lao động…Trong ngành công nghiệp thời trang, nó được dùng để sản xuất quần áo thể thao, áo khoác, quần áo cứu hộ, bảo hộ lao động v.v….Đặc tính nổi bật của những loại sản phẩm này là khả năng chống thấm và có độ bền cơ học cao.
- Đối với sản phẩm may mặc, để liên kết các chi tiết từ loại vật liệu này, người ta thường sử dụng các phương pháp: phương pháp hàn, phương pháp dán, phương pháp kết hợp may-dán hoặc hàn-dán.
- Trong các phương pháp trên thì phương pháp may-dán được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất do đường liên kết may-dán có độ bền cao và chi phí sản xuất thấp hơn các phương pháp khác.
- Đường liên kết may-dán được thực hiện qua 2 giai đoạn: ráp nối các chi tiết bằng đường may 1 kim và dán băng lên đường máy.
- Các thông số công nghệ dán: nhiệt độ dán, tốc độ dán, lực nén trục lô, áp lực gió khò.
- Việc thay đổi các thông số công nghệ này có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đường may-dán.
- Trong gia công sản phẩm quần áo thể thao thì chất lượng đường liên kết may-dán được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cơ lý: độ bền kết dính của băng với lớp phủ, độ bền kéo đứt, độ chống thấm nước và độ bền giặt.
- Theo thực tế sản xuất tại các nhà máy thì độ bền kết dính được đặt lên hàng đầu vì độ bền kết dính có ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đường may-dán.
- Đây là vấn đề quan trọng nhất khi gia công may-dán để tạo ra sản phẩm từ vải tráng phủ chống thấm.
- 2 Đề tài “Xác định chế độ công nghệ may-dán (sew free) tối ưu gia công sản phẩm thể thao cao cấp” được thực hiện nhằm xác định sự ảnh hưởng riêng biệt và đồng thời của các yếu tố công nghệ dán đến chất lượng đường liên kết may-dán, tối ưu hóa các thông số công nghệ dán để nâng cao chất lượng sản phẩm thể thao làm từ vải tráng phủ chống thấm.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Xác định ảnh hưởng riêng biệt và ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố công nghệ dán tới chất lượng của đường liên kết may-dán.
- Qua đó, xác định các thông số công nghệ dán tối ưu nhằm đạt được chất lượng đường liên kết là tốt nhất.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Vải tráng phủ chống thấm 2.5 lớp, thành phần 100% Polyamit tráng phủ nhựa PU, khổ rộng 58 inches, độ dày 0.2mm, khối lượng 150 g/m2 do Công ty JBO SPORTING GOODS CO.
- LTD sản xuất.
- Băng dán là loại băng TPU 2 lớp, bản rộng 2cm, độ dày 0.01mm do Công ty YETOM sản xuất.
- Máy đo độ bền kéo đứt và độ bền kết dính JAMES HEAL T17..
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng riêng biệt và ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố công nghệ dán: nhiệt độ dán, tốc độ dán, lực nén trục lô, áp lực gió khò và yếu tố canh sợi vải tới độ bền kết dính của đường dán.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp Phân tích phương sai và xử lý số liệu thông qua phân tích ANOVA trên phần mềm Excel 2010 để nghiên cứu ảnh hưởng riêng biệt của các yếu tố tới hàm mục tiêu.
- Sử dụng phương pháp Quy hoạch thực nghiệm trực giao và phầm mềm Design Expert để để thiết kế thí nghiệm, xử lý số liệu và xây dựng các phương trình hồi 3 quy thực nghiệm biểu thị qui luật ảnh hưởng đồng thời của các thông số công nghệ dán gồm: nhiệt độ dán, tốc độ dán, áp lực nén trục lô, áp lực gió khò.
- Sử dụng thuật toán tối ưu một mục tiêu trên cơ sở phương pháp hàm mong đợi (thuộc nhóm phương pháp giải tích) đã được Harrington nghiên cứu năm 1965 và Gatza-Millan (1972) để nghiên cứu tối ưu hóa các thông số công nghệ dán.
- Tóm tắt nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Nghiên cứu tổng quan về vải tráng phủ chống thấm sử dụng trong sản xuất quần áo thể thao cao cấp, công nghệ và thiết bị kết kết vải tráng phủ.
- Xác định ảnh hưởng và mức độ ảnh hường riêng biệt của từng các yếu tố công nghệ dán: nhiệt độ dán, tốc độ dán, áp lực nén trực lô, áp lực gió khò và yếu tố canh sợi tới độ bền kết dính của đường may-dán.
- Xác định hàm hồi quy thực nghiệm biểu thị quy luật ảnh hưởng đồng thời giữa các yếu tố: nhiêt độ dán, tốc độ dán, áp lực nén trực lô, áp lực gió khò tới độ bền kết dính của đường may-dán.
- Xác định giá trị tối ưu của các thông số công nghệ dán đảm bảo độ bền kết dính của đường may-dán là tốt nhất.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn đã xác định được các yếu tố công nghệ dán có ảnh hưởng đến độ bền kết dính và tìm ra chế độ công nghệ dán tối ưu phù hợp với loại vải và băng mà doanh nghiệp thường xuyên sản xuất sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm thể thao cao cấp được sản xuất từ vải tráng phủ chống thấm.
- Kết luận Sau một thời gian nghiên cứu tổng quan và thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ dán tới chất lượng đường liên kết may-dán từ vải tráng phủ chống thấm, luận văn có các kết luận sau: 1.
- Vải tráng phủ chống thấm được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực công nghiệp và đời sống.
- Trong ngành công nghiệp dệt may, nó được sử dụng để sản xuất: áo khoác, quần áo thể thao, quần áo bảo hộ, cứu hộ và chữa cháy… Đặc tính nổi bật của những loại sản phẩm này là khả năng chống thấm và có độ bền cơ học cao.
- Trong 4 yếu tố công nghệ dán nghiên cứu có một yếu tố áp lực gió khò không có ảnh hưởng tới độ bền kết dính, còn 3 yếu tố là nhiệt độ dán, tốc độ dán và lực nén 4 trục lô có ảnh hưởng quan trọng đến độ bền kết dính của đường may-dán.
- Canh sợi dọc và ngang không có ảnh hưởng rõ rệt đến độ bền kết dính.
- Hàm hồi quy thực nghiệm biểu thị quy luật ảnh hưởng giữa các yếu tố công nghệ dán tới độ bền kết dính của đường dán: Y X1 – 154.10X2 – 14.89X3 – 176.31X12 – 112.59X22 + 30.7X32 + 127.38X1X2 + 148.55X1X3 + 85.23X2X3 Hệ số tương quan R2 = 0.9244.
- Để độ bền kết dính của đường dán đạt gái trị tối ưu, chế độ dán thực hiện liên kết vải chống thấm 2,5 lớp có thành phần 100% Polyamit tráng phủ nhựa PU và băng dán PU 2 lớp, cần được điều chỉnh với các giá trị cụ thể như sau.
- Tốc độ dán là 6.6 m/phút.
- Áp lực nén trục lô là 0.3 MPa.
- Áp lực gió khò được chọn bằng giá trị trung bình chuẩn là 0.08 MPa.
- Độ bền kết dính của đường dán khi đó đạt giá trị lớn nhất Ymax gf) hay chất lượng đường dán là tốt nhất.
- Kết quả nghiên cứu này có thể áp dụng vào thực tế sản xuất tại Công ty Garmex Sài Gòn JS và các doanh nghiệp may có điều kiện sản xuất tương tự để nâng cao chất lượng sản phẩm làm từ vải tráng phủ chống thấm

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt