« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy cho lưới điện phân phối. Áp dụng phân tích và nâng cao độ tin cậy cho lưới điện phân phối thực tế Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CHO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI.
- ÁP DỤNG PHÂN TÍCH VÀ NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CHO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI THỰC TẾ VIỆT NAM.
- Tác giả luận văn: Lê Việt Anh Khóa: 2013B Người hướng dẫn: TS.
- Lã Minh Khánh Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới điện Việt Nam hiện nay cả về quy mô công suất cũng như phạm vi cung cấp điện nên đòi hỏi phải nâng cao chất lượng điện năng cũng như đảm bảo độ tin cậy trong việc vận hành.
- Tuy nhiên việc tính toán và đánh giá độ tin cậy chưa được quan tâm đúng mức đặc biệt là trong bài toán quy hoạch và phát triển lưới điện.
- Các bài toán quy hoạch và phát triển lưới điện hiện nay mới chỉ đề cập đến đánh giá tổn thất điện áp, đánh giá tổn thất công suất mà chưa đánh giá tới mức độ mất điện trong lưới phân phối.
- Hiện nay bộ công thương đã đưa ra thông tư 32 nhưng thông tư này chỉ có ý nghĩa trong vận hành còn không có ý nghĩa lắm trong việc quy hoạch phát triển lưới điện.
- Các nghiên cứu hiện nay chưa xét tới bài toán quy hoạch phát triển lưới điện tương lai để đánh giá nó và xem xét việc xây dựng bài toán quy hoạch phát triển lưới điện tương lai như thế nào.
- Đó là lý do chọn đề tài cho nên luận văn dự kiến sẽ nghiên cứu về các chỉ tiêu, các yêu cầu và phương pháp đánh giá độ tin cậy cho lưới điện phân phối, và dùng để ứng dụng cho bài toán quy hoạch phát triển lưới điện.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Luận văn dự kiến áp dụng mô phỏng tính toán cho một xuất tuyến lưới phân phối thực tế ở Việt Nam để phân tích và nâng cao độ tin cậy cho lưới điện, cụ thể các mục đích của luận văn bao gồm: 2  Tìm hiểu yêu cầu nâng cao độ tin cậy cho lưới điện phân phối và mối quan hệ giữa độ tin cậy với tổn thất kinh tế, từ đó đánh giá chi phí cho độ tin cậy cho một phương án lưới điện phân phối.
- Nghiên cứu các phương pháp và chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy cho lưới điện phân phối, lựa chọn chỉ tiêu thích hợp cho bài toán quy hoạch phát triển lưới điện.
- Thu thập số liệu và tính toán mô phỏng cho lưới điện thực tế (cụ thể là xuất tuyến 22kV 471E9.9 Điện lực thành phố Thanh Hóa).
- Phạm vi nghiên cứu trong luận văn là các chỉ chỉ tiêu áp dụng cho nghiên cứu độ tin cậy của lưới điện phân phối tại Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu là lưới phân phối cụ thể đã được lựa chọn từ bài toán quy hoạch phát triển lưới điện phân phối và áp dụng các phương án nâng cao chỉ tiêu độ tin cậy phù hợp.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Luận văn đã tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu định lượng độ tin cậy cho hệ thống phân phối điện theo hệ thống tiêu chuẩn IEEE P1366, cũng như các chỉ số độ tin cậy theo yêu cầu của quy định về tiêu chuẩn vận hành hệ thống phân phối điện của Bộ Công thương (thông tư 32/2010/TT-BCT).
- Từ đó tiến hành đánh giá ưu nhược điểm và khả năng áp dụng chỉ tiêu thích hợp cho bài toán quy hoạch phát triển hệ thống cung cấp điện nhằm kết hợp bảo đảm độ tin cậy ngay khi thiết kế lưới điện phân phối.
- Luận văn cũng thực hiện các tính toán mô phỏng cho xuất tuyến lưới điện phân phối thực tế 22kV (lộ 471E9.9) của Điện lực thành phố Thanh Hóa.
- Cụ thể là trên cơ sở dữ liệu của bài toán quy hoạch phát triển, từ phương án quy hoạch tối ưu đã được phê duyệt theo các tiêu chuẩn kỹ thuật (tổn thất điện áp, tổn thất công suất, mức độ mang tải của đường dây và trạm biến áp.
- luận văn đã bổ sung các phương án nâng cao độ tin cậy cho lưới điện phân phối với các chi phí về vốn đầu tư khác nhau dựa theo khả năng của thiết bị điều khiển và bảo vệ.
- Các tính toán xác định chỉ tiêu độ tin cậy đã được tiến hành nhằm xác định phương án nâng 3 cao độ tin cậy bảo đảm được chỉ tiêu hiện nay của Bộ Công thương đối với đơn vị phân phối điện.
- Với các phương án đã bảo đảm yêu cầu, luận văn tiến hành đánh giá ước lượng về kinh tế nhằm tìm ra phương án tối ưu về độ tin cậy.
- Trong đó chỉ tiêu độ tin cậy được lựa chọn để đánh giá kinh tế các phương án.
- về hệ số tổn hao được áp dụng dể tính toán tổn thất điện năng hiện nay.
- d) Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu dựa trên cơ sở thu thập số liệu vận hành thực tế và số liệu quy hoạch phát triển của lưới điện phân phối Việt Nam tại các đơn vị phân phối điện.
- Các phương án tính toán mô phỏng lưới điện thực hiện trên xuất tuyến 22kV 471E9.9 của Điện lực thành phố Thanh Hóa.
- e) Kết luận Các kết quả tính toán và mô phỏng phương án lưới điện trong bài toán quy hoạch phát triển cho thấy hiệu quả áp dụng các chỉ số độ tin cậy ngay từ khâu thiết kế.
- Phương án lựa chọn tỏ ra thích hợp để bảo đảm chỉ tiêu độ tin cậy trong vận hành với yêu cầu hiện nay, trong khi có chi phí kinh tế là tối ưu nhất.
- Cụ thể đối với lưới điện đã được mô phỏng trong luận văn, phương án sử dụng các dao cách ly phân đoạn tùy theo theo mức độ sự cố đã được đánh giá là phương án tối ưu.
- Tuy nhiên cần lựa chọn chỉ tiêu phù hợp với khả năng quy đổi trong đánh giá kinh tế phương án.
- Trên cơ sở nghiên cứu mở rộng, ngành điện hoàn toàn có thể để xuất bổ sung việc áp dụng tính toán các chỉ tiêu độ tin cậy trong quy trình quy hoạch phát triển lưới điện phân phối.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt