« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu thiết kế công nghệ dập bằng chất lỏng cao áp để chế tạo capo máy kéo V22.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: “Nghiên cứu thiết kế công nghệ dập bằng chất lỏng cao áp để chế tạo capo máy kéo V22” Tác giả luận văn: Trần Đình Hiếu Khóa: 2011B Người hướng dẫn: 1.
- Sự cần thiết của đề tài Công nghệ dập thủy tĩnh là phương pháp gia công đặc biệt trong lĩnh vực gia công áp lực.
- Tại các nước phát triển công nghệ dập thủy tĩnh đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể.
- Công nghệ dập thủy tĩnh đã được ứng dụng trong ngành sản xuất cơ khí do có những đặc thù riêng của nó như trong công nghiệp chế tạo ô tô, xe máy và các chi tiết có hình dạng phức tạp với các sản phẩm dạng tấm mà các phương pháp khác không thực hiện được hoặc phải qua nhiều bước trung gian khác.
- Ở Việt Nam công nghệ dập thủy tĩnh chưa được nghiên cứu ứng dụng nhiều trong sản xuất gia công cơ khí.
- Chính vì vậy đề tài: “Nghiên cứu thiết kế công nghệ dập bằng chất lỏng cao áp để chế tạo capo máy kéo V22” có ý nghĩa thiết thực trong thực tế.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu a.
- Mục đích nghiên cứu: Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu được ảnh hưởng của các thông số công nghệ trong chế tạo các chi tiết phức tạp của vỏ ô tô.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các thông số công nghệ chính trong quá trình dập thủy tĩnh như lực chặn phôi, áp suất chất lỏng công tác.
- khi tạo hình chi tiết capo máy kéo V22.
- Tóm tắt nội dung - Tổng quan về công nghệ dập thủy tĩnh: Dập thủy tĩnh là phương pháp tạo hình nhờ vào chất lỏng cao áp tác dụng lên phôi làm biến dạng phôi tấm khi dụng cụ gia công chuyển động tác dụng lên phôi.
- Cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu sự phân bố ứng suất trên vật liệu khi dập - Nghiên cứu, thiết kế công nghệ dập thủy cơ chế tạo chi tiết Capo của máy kéo V22: Cắt phôi, dập thủy lực, cắt mép, hàn ghép 2 + Xây dựng bản vẽ sản phẩm + Chọn vật liệu chế tạo + Tính toán các thông số công nghệ - Mô hình hóa và mô phỏng số quá trình dập capo xe ô tô bằng công nghệ dập thủy cơ: Sử dụng phần mềm mô phỏng Autoform - So sánh sản phẩm trong quá trình dập thủy cơ và dập bằng chày cứng cối cứng 4.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Về lý thuyết: Nghiên cứu tổng quan tài liệu về phương pháp dập thủy tĩnh - Về thực nghiệm: Mô phỏng biến dạng bằng các phần mềm Dynaform, Mastercam, Autoform 5.
- Kết luận: Công nghệ dập thuỷ tĩnh là một công nghệ được ứng dụng rất rộng rãi ở các nước phát triển, dùng chế tạo các chi tiết phức tạp của vỏ ô tô.
- Tuy nhiên công nghệ này vẫn còn là vấn đề mới ở nước ta và là một khó khăn đối với ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo ô tô.
- Phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu chế tạo một chi tiết là phần đầu nắp capo của máy kéo V22.
- Tuy nhiên đây là một công nghệ sẽ được áp dụng phổ biến trong ngành cơ khí ở nước ta trong những năm tới, bởi đây là một công nghệ gia công không phoi có thể tạo ra được những chi tiết dạng ống, dạng tấm, các chi tiết khác ngoài ngành công nghiệp ô tô như trong sinh hoạt và công nghiệp

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt