« Home « Kết quả tìm kiếm

Xác định chế độ cắt tối ưu khi gia công thép hợp kim trên máy phay CNC.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đềtài: Xác định chế độ cắt tối ưu khi gia công thép hợp kim trên máy phay CNC Tác giả luận văn: Nguyễn Văn Quê: 2011B Người hướng dẫn: TS.
- Lý do chọn đề tài Do các điều kiện trong công nghệ gia công cắt gọt kim loại luôn thay đổi theo hướng tích cực nên các mô hình của quá trình cắt gọt kim loại, các thông số chế độ cắt được thu thập từ những năm 1970 trong các tài liệu kinh điển không còn phù hợp.
- Việc mô hình hóa quá trình tham gia cắt gọt trong các điều kiện công nghệ mới đã, đang và sẽ phải tiếp tục nghiên cứu.
- Cộng với việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào với yếu tố đầu ra khi yếu tố đầu ra thực hiện đo nhiều lần cho độ tin cậy tốt hơn khi tính toán bằng giá trị trung bình khi phân tích phương sai.
- Việc phân tích kết quả và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến đầu ra và trên cơ sở đó quyết định nên điều khiển yếu tố nào để có hiệu quả cao nhất.
- chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài Xác định chế độ cắt tối ưu khi gia công thép hợp kim trên máy phay CNC.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục dích của đề tài.
- Thiết lập các điều kiện biên, miền giới hạn để xây dựng và giải bài toán xác định chế độ cắt tối ưu khi phay, góp phần năng cao hiệu quả gia công.
- Mặt khác, thông qua các mô hình đại lượng đặc trưng chúng ta có thể tìm được tín hiệu phù hợp phục vụ cho điều khiển thích nghi trong quá trình phay, cho phép rút ngắn được thời gian gia công, đảm bảo máy làm việc an toàn, nâng cao độ chính xác của chi tiết gia công và kéo dài tuổi bền của dao, đông thời góp phần vào việc thực hiện tự động hóa quá trình sản xuất.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Mô hình hóa quá trình cắt khi phay trên máy CNC trong điều kiện gia công cụ thể của phòng thí nghiệm CNC viện cơ khí đại Học Bách Khoa Hà Nội.
- Các đối yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt của chi tiết thép hợp kim S355J0 khi gia công bằng máy phay CNC.
- Phạm vi nghiên cứu Tác nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt: Có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt, nhưng ta chỉ xét riêng 3 yếu tố đó là Vận tốc cắt: v (mm/phút) Lượng tiến dao răng: S: (mm/răng) Chiều dày cắt: t (mm) c.
- Tóm tắt cô đọng nội dung chính và đóng góp của tác giả Luận văn đã thực hiện việc mô hình hóa quá trình cắt khí phay, phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt chi tiết.
- Sử dụng phương pháp Taguchi trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào với yếu tố đầu ra khi yếu tố đầu ra thực hiện đo nhiều lần cho độ tin cậy tốt hơn khi tính toán bằng giá trị trung bình khi phân tích phương sai.
- Đóng góp của đề tài Về mặt lý thuyết Xây dựng được phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng như : Lực cắt, độ nhám bề mặt, lượng mòn dao với các thông số chế độ như : Vận tốc cắt, lượng chạy dao, chiều sâu cắt và với thời gian gia công dưới dạng các biểu thức toán học.
- Thông qua các mô hình này cho phép xây dựng miền giói hạn của các thông số công nghệ ứng vói từng điều kiện gia công cụ thể tại thời điểm bất kỳ của quá trình sản xuất, đây chính là nhiệm vụ chính trong việc nghiên cứu tối ưu hóa chế độ cắt nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình gia công.
- Xây dựng được phương pháp xác định tuổi bền dao phay đồng thời bằng nhiều chỉ tiêu.
- Trong điều kiện gia công cụ thể ta có thể lựa chọn được giá trị tuổi bền hợp lý, góp phần tận dụng hết khả năng cắt của dụng cụ, tiết kiệm chi phí.
- Xây dựng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm với hệ thống thí nghiệm và phương pháp xử lý số liệu hiện đại, chính xác và tin cậy trên cơ sở sử dụng tin học như một công cụ hữu hiệu khi nghiên cứu.
- phương pháp nghiên cứu này có thể dược ứng dụng cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Tìm được các tín hiệu điều khiển thích nghi khi phay trên máy phay CNC nhằm đảm bảo quá trình gia công an toàn, tận dụng hết công suất cắt gọt của hệ thống thiết bị và đảm bảo được độ chính xác gia công yêu cầu.
- Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm.
- trước hết cần thu thập phân tích, đánh giá về lý thuyết ảnh hưởng của các thông số đầu vào đến các thông số đầu ra trong điều kiện sản xuất cụ thể sau đó sử dụng phương pháp Sử dụng phương pháp tối ưu hóa Taguchi rồi dùng thực nghiệm kiểm chứng.
- Nghiên cứu bằng thực nghiệm dựa trên cơ sở lý thuyết quy hoạch thực nghiệm Xây dựng hệ thống thí nghiệm ổn định có sử dụng các thiết bị đo hiện đại kết nối với hệ thống máy tính để có thể tự động hóa quá trình thu thập và lưu trữ các kết quả đó tạo điều kiện cho quá trình xử lý số liệu bằng các phần tiện ích nhằm đạt được độ chính xác và độ tin cậy cao.
- Các kết quả nghiên cứu được áp dụng cho thực tế sản xuất qua đó đánh giá được hiệu quả của vấn đề nghiên cứu.
- Kết luận Luận văn đã thực hiện việc mô hình hóa quá trình cắt khí phay, phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt chi tiết

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt