« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá độ tin cậy của hệ thống kết hợp nguồn và lưới điện truyền tải bằng các phương pháp phân tích.


Tóm tắt Xem thử

- 1/ 3 Kính gửi : Viện Điện TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đề tài: Đánh giá độ tin cậy của hệ thống kết hợp nguồn và lưới điện truyền tải bằng các phương pháp phân tích.
- Song song với đó, độ tin cậy của hệ thống điện cũng ngày càng được quan tâm hơn, đặc biệt là trong công tác thiết kế và lập quy hoạch của một kỹ sư tư vấn như em.
- Trần Đình Long, em đã chọn đề tài nghiên cứu về độ tin cậy hệ thống điện để nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn và đáp ứng công việc của mình.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu các chỉ tiêu độ tin cậy hệ thống điện và chương trình đánh giá độ tin cậy của hệ thống kết hợp nguồn và lưới điện truyền tải bằng phương pháp phân tích.
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống điện kết hợp nguồn và lưới điện truyền tải.
- Phạm vi nghiên cứu: Các chỉ tiêu độ tin cậy hệ thống điện, các phương pháp phân tích đánh giá độ tin cậy cho hệ thống điện.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Nội dung luận văn gồm năm chương chính như sau: Chương I: Giới thiệu chung về độ tin cậy hệ thống điện Chương II: Các chỉ tiêu độ tin cậy của hệ thống điện Chương III: Các phương pháp tính toán áp dụng trong đánh giá độ tin cậy của Hệ thống điện kết hợp nguồn và lưới điện truyền tải 2/ 3 Chương IV: Áp dụng đánh giá độ tin cậy lưới điện mẫu bằng phương pháp liệt kê trạng thái.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu các lý thuyết về độ tin cậy trong hệ thống điện, các phương pháp phân tích độ tin cậy của hệ thống kết hợp nguồn và lưới điện truyền tải.
- Nghiên cứu các phương pháp phân tích, lưới điện.
- Tính toán các chỉ tiêu độ tin cậy cho một lưới điện mẫu.
- e) Kết luận Có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá độ tin cậy của các hệ thống điện.
- Các chỉ tiêu được chia thành ba nhóm chính tương đương với ba phân cấp nghiên cứu độ tin cậy của hệ thống điện là: Các chỉ tiêu độ tin cậy nguồn điện, các chỉ tiêu độ tin cậy hệ thống kết hợp nguồn và lưới truyền tải và các chỉ tiêu độ tin cậy lưới điện phân phối.
- Trong số các phương pháp phân tích đánh giá độ tin cậy hệ thống kết hợp nguồn và lưới truyền tải, các phương pháp được sử dụng phổ biến là: phương pháp lát cắt hẹp, phương pháp không gian trạng thái và phương pháp liệt kê trạng thái, trong đó phương pháp liệt kê trạng thái là phương pháp phù hợp nhất với các hệ thống có nhiều phần tử và được sử dụng thông dụng nhất hiện nay.
- Trong tính toán độ tin cậy hệ thống điện kết hợp, công đoạn đòi hỏi khối lượng tính toán lớn chính là phân tích lưới điện để đánh giá tính đáp ứng của nó tại các trạng thái khác nhau.
- Các phương pháp phân tích lưới điện thường được sử dụng là: phương pháp Newton – Raplshon, phương pháp Newton – Raplshon tách biến và phương pháp trào lưu công suất một chiều.
- Do việc tính toán độ tin cậy đòi hỏi phải phân tích hệ thống điện lặp lại nhiều lần do đó ta có xu hướng lựa chọn các phương pháp có thời gian tính nhanh hơn để giảm bớt thời gian tính toán.
- 3/ 3 Một trong những tác động ảnh hưởng lớn đến kết quả tính toán chỉ tiêu độ tin cậy của hệ thống điện là việc xử lý xự cố.
- Việc áp dụng đúng các biện pháp xử lý sự cố giống thực tế sẽ cho kết quả chỉ tiêu độ tin cậy chính xác hơn.
- Luận văn đã áp dụng phương pháp liệt kê trạng thái để tính toán độ tin cậy cho một hệ thống điện mẫu.
- Các chỉ tiêu độ tin cậy nguồn điện đã được tính toán cho toàn bộ các trạng thái.
- Các chỉ tiêu độ tin cậy hệ thống điện kết hợp nguồn và lưới truyền tải đã được tính toán với tiêu chí N-1

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt