« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu quá trình liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề dệt tại trƣờng Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nghiên cứu quá trình liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề dệt tại trƣờng Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex ” Tác giả luận văn: TRẦN THỊ HƢƠNG .
- Lý do chọn đề tài: Tại khoản 4 điều 55 của Luật Dạy nghề đã khẳng định rất rõ doanh nghiệp đƣợc quyền tham gia một số hoạt động quan trọng trong hoạt động Dạy nghề.
- Để doanh nghiệp có thể tham gia vào quá trình này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, sự bất cập trong việc liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề là do Luật chƣa quy định rõ cơ chế, chính sách quy định trách nhiệm giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề.
- Do đó cần có các quy định, cơ chế góp phần giải quyết vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội, cụ thể là nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp về số lƣợng và chất lƣợng.
- Qua đó, khắc phục đƣợc tình trạng thiếu – thừa nhân lực trong đào tạo và sử dụng.
- từng bƣớc thu hẹp khoảng cách giữa sản phẩm đào tạo và nhu cầu thực tế.
- tạo đƣợc thế chủ động cho các cơ sở dạy nghề và cho các đơn vị sử dụng lao động.
- Đối với đào tạo nghề dệt, với số vốn đầu tƣ khá nhiều khi muốn trang bị các dây chuyền sản xuất hiện đại phục vụ cho quá trình đào tạo tại các trƣờng nghề, vấn đề liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo càng trở nên có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề mang tính khoa học, tính kinh tế, tính xã hội.
- Xuất phát từ thực tế trên, đƣợc sự đồng ý của giảng viên hƣớng dẫn, với vai trò là một giáo viên giảng dạy nghề dệt tại một trƣờng cao đẳng nghề, học viên xin chọn đề tài “Nghiên cứu quá trình liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề dệt tại trƣờng Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex ” làm luận văn thạc sỹ cho mình.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích.
- Hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề, quá trình liên kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp trong đào tạo nghề.
- Qua đó giới thiệu một số phƣơng pháp đào tạo nghề và mô hình liên kết đào tạo nghề phổ biến ở Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới.
- Tập trung phân tích thực trạng và đƣa ra những đánh giá, kết luận về quá trình liên kết đào tạo nghề dệt tại trƣờng Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex.
- Trên cơ sở đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cƣờng mối liên kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp, giải quyết một phần bài toán nhân lực ngành dệt may hiện nay.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về lĩnh vực dạy nghề nói chung và dạy nghề dệt nói riêng, trong đó chú trọng phân tích quá trình liên kết giữa trƣờng dạy nghề với doanh nghiệp trong đào tạo nghề công nghệ dệt, tạo ra mối quan hệ cung - cầu hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội, làm cho quá trình đào tạo nghề thực sự có ý nghĩa đối với xã hội.
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về Dạy nghề và mối liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề dệt tại trƣờng Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex, thuộc Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, Bộ Công thƣơng.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng trong quá trình liên kết đào tạo nghề dệt giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012, đề ra một số giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả: Nội dung luận văn: “Nghiên cứu quá trình liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề dệt tại trƣờng Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex ” về cơ bản đã đạt đƣợc kết quả sau.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quá trình liên kết với Doanh nghiệp trong đào tạo nghề.
- Nghiên cứu thực trạng quá trình liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề Công nghệ dệt tại trƣờng Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex thông qua các lĩnh vực nhƣ: cơ sở vật chất thiết bị, nguồn nhân lực, tài chính.
- Các số liệu thống kê đƣợc đánh giá cụ thể thông qua các số liệu cung cấp bởi trƣờng và doanh nghiệp sản xuất nghề dệt.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn đã đƣa ra một số giải pháp liên kết với doanh nghiệp, làm cho quá trình đào tạo sát với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, góp phần giải quyết bài toán nhân lực cho ngành Dệt tại địa bàn Nam Định nói riêng và cả nƣớc nói chung nhƣ: giải pháp liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung chƣơng trình, đổi mới phƣơng pháp đào tạo.
- giải pháp tăng cƣờng nguồn lực cho đào tạo nghề.
- giải pháp liên kết tổ chức quá trình đào tạo.
- giải pháp liên kết về thông tin – dịch vụ.
- giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách khuyến khích liên kết giữa trƣờng và doanh nghiệp.
- Các giải pháp trên vừa mang tính vi mô vừa mang tính vĩ mô và trong quá trình thực hiện phải đảm bảo yếu tố toàn diện, đồng đều.
- Có nhƣ thế mới mang lại hiệu quả trong công tác đào tạo ngành dệt nói riêng và công tác đào tạo nghề nói chung.
- Nội dung nghiên cứu “quá trình liên kết đào tạo với Doanh nghiệp trong đào tạo nghề dệt” trong luận văn đƣợc thực hiện, đánh giá trong thời điểm đến năm 2012 và chỉ quan tâm tới nghề dệt.
- tuy nhiên cùng với sự đầu tƣ của Đảng và Nhà nƣớc trong công tác đào tạo nghề, các nội dung này cần phải đƣợc nghiên cứu rộng cho các ngành khác và trong những năm tiếp theo nhằm hoàn thiện mô hình đào tạo sát với thực tiễn kinh doanh, giảm bớt hiện trạng “thừa thầy, thiếu thợ” trong đào tạo.
- Đây cũng chính là các nội dung mở của Luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp luận nghiên cứu.
- Sử dụng quan điểm tiếp cận thị trƣờng: Đào tạo phải đáp ứng đựợc yêu cầu của thực tiễn sản xuất, đào tạo nhân lực phải gắn với nhu cầu lao động của doanh nghiệp.
- Sử dụng quan điểm hệ thống - cấu trúc và quan điểm lịch sử - thực tiễn: Vận dụng trong việc đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng hợp tác giữa trƣờng dạy nghề với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nghề * Phương pháp nghiên cứu.
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái quát để xác định các khái niệm cơ bản làm cơ sở lý thuyết cho đề tài.
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn để đánh giá thực trạng mối liên kết đào tạo giữa trƣờng Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật và doanh nghiệp, gồm.
- Kết luận: Phát triển đào tạo nghề nói chung và nghề dệt nói riêng đang là một trong những quyết sách hàng đầu của Việt Nam hiện nay.
- Đƣợc Đảng và chính phủ dành cho sự quan tâm đặc biệt, gần đây công tác đào tạo nghề đã có những bƣớc tiến rõ rệt, chất lƣợng đào tạo không ngừng đƣợc cải thiện.
- Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của các nƣớc và so với yêu cầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới hiện nay thì hoạt động đào tạo nghề của nƣớc ta còn rất nhiều hạn chế.
- Chất lƣợng đào tạo nghề là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo khả năng cạnh tranh của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới và tăng cƣờng sự liên kết giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp là một biện pháp hiệu quả để thúc đẩy chất lƣợng đào tạo nghề, nhất là đối với nghề dệt.
- Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp, học viên đã trình bày một số vấn đề lý luận về hoạt động đào tạo nghề và sự liên kết giữa trƣờng với doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo nghề.
- Luận văn đã phân tích thực trạng của việc đào tạo và liên kết đào tạo nghề dệt tại trƣờng Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex làm minh chứng.
- Từ đó đƣa ra một số giải pháp liên kết giữa trƣờng với doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đào nghề tại các cơ sở đào tạo nói chung và đào tạo nghề dệt nói riêng.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt