Academia.eduAcademia.edu
Phân phối chương trình lớp 5 vào lớp 6 Buổi Tên bài dạy Ghi chú 1 Hệ thồng Tiếng Việt: Từ và cấu tạo từ 2 Ôn luyện phần: Nghĩa của từ 3 Ôn luyện phần: Nghĩa của từ 4 Ôn tập phần từ loại 5 Ôn tập phần câu theo cấu trúc ngữ pháp 6 Liên kết câu 7 Dấu câu 8 Văn miêu tả 9 Văn kể chuyện 10 Luyện tổng hợp Thứ 5 ngày 2 tháng 08 năm 2012 Buổi 1: Hệ thống kiến thức phần tiếng việt: Từ và câu Mục tiêu cần đạt: Giúp HS Nắm chắc kiến thức phần Tiếng Việt ( Nội dung chính) Ôn luyện phần Từ và cấu tạo từ. Tiến hành các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Hệ thống chương trình TV lớp 5 1 Phần từ: a. Cấu tạo từ: Từ đơn và từ phức b. Nghĩa của từ: chia thành 4 dạng nhỏ Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa c. Từ loại gồm: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ… 2 Phần câu: Câu chia theo cấu trúc ngữ pháp Câu chia theo mục đích nói Liên kết câu Dấu câu 3 Phần Tập làm văn: Văn miêu tả Văn tự sự. Hoạt động 2: Ôn tập phần từ và cấu tạo từ ? Ví dụ trên có mấy từ? Từ đó em hiểu thế nào gọi là từ? ? Quan sát ví dụ trên, em hãy cho biết đơn vị nào cấu tạo nên từ? ? Trong TV từ được phân loại như thế nào? Căn cứ vào đâu người ta có thể phân như thế? ? Từ đơn là những từ cố đặc điểm như thế nào? Lấy ví dụ minh họa? ? Từ phức có số lượng tiếng ra sao? Cho ví dụ minh họa? ? Từ phức được tạo nên bằng cách nào? Vì những lý do trên, người ta chia từ phức ra thành những loại ntn? Trình bày những đặc điểm của các loại từ phức mà em biết? GV: Ngoài những đặc điểm trên thì có một số từ có hai tiếng nhưng giữa các tiếng không có quan hệ về mặt ý nghĩa và ngữ âm thì được gọi là từ ghép ngẫu kết hoặc một số tài liệu lại cho rằng đó là từ đơn đa âm tiết. VD: mặc cả, bồ hòn, dã tràng, tắc kè, bồ hóng,… 1 Khái niệm từ: Ví dụ: Sáng nay, em đi học ở trường. -> có 6 từ. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để dặt câu. Đơn vị cấu tạo nên từ là tiếng. Căn cứ vào tiếng. Từ đơn là những từ được tạo bởi 1 tiếng. Từ phức là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên. Trong từ phức người ta chia thành 2 loại là từ ghép và từ láy. + Từ ghép là những từ có 2 tiếng trở lên cấu tạo nên dựa theo quy tắc ngôn ngữ nhất đinhhj là quan hệ chính phụ hay quan hệ đẳng lập để tạo nên một nghĩa chung. VD: long lanh, thầy cô, Điện thoại di động…. + Từ láy: Là một kiểu từ phức được tạo ra từ các tiếng có quan hệ về mặt ngữ âm ( Lặp lại về âm hoặc vần). Dựa vào đặc trưng ấy người ta chia từ lấy thành các loại như: láy âm, láy vần, lấy tiếng. VD: Xanh xanh, nhỏ nhắn, ấp ủ, lao xao… ? Từ ND bài học em hãy vẽ sơ đồ cấu tạo từ TV? Cấu tạo từ TV Từ Đơn ……Từ Phức Từ ghép: Đẳng lập và Chính phụ Từ láy: Âm và vần Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Cho đoạn văn “Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới…Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót”. ? Hãy xác định từ đơn và từ ghép có trong đoạn văn trên? Bài 2: Lập bảng phân loại từ đơn, từ phức theo tiêu chí đã học trong ví dụ sau: Mình về với Bác đường xuôi Thưa rằng Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Bài 3: Phân các từ ghép sau thành 2 loại: Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ? Sách vở, học vẹt, anh cả, anh em, bạn học. Bài 4: Từ các từ sau: Xanh, trắng, nóng hãy tạo ra các từ ghép và từ láy? GV: muốn tạo ra các từ ghép và từ láy ta cần xét mối quan hệ giữa các tiếng. Nếu giữa các tiếng có mói quan hệ về mặt ngữ nghĩa ( qh đẳng lập, qh chính phụ ) thì đó là từ ghép; Nếu giữa các tiếng có mqh ngữ âm lập lại về âm và vần tạo nên sự luyến lấy gợi hình gợi cẩm mà không có quan hệ về mặt nghĩa thì đó là từ láy. Bài 5: Phát hiện và phân tích hiệu quả diễn đạt của các từ láy trong những ví dụ sau: 1. Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông 2. Nỗi niềm chi rứa Huế ơi Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên Bài 6: Hãy tìm 5 từ gép và 5 từ láy nói về tình cảm, phẩm chất của con người. Đặt 1 câu với 21 trong số những từ đã tìm được? bài 7: Phân biết nghĩ của 3 từ láy sau bằng cách đặt câu với mỗi từ? Nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ, nhỏ nhen. Bài 8: Viết một đoạn văn ngắn tả mẹ em hoặc một nghệ sỹ hài mà em yêu quý. Gạch chân dưới các từ ghép và từ láy có trong đoạn văn trên? X Hoạt động4: Hướng dẫn về nhà Làm lại bài tập số 8 tả đối tượng còn lại trong bài mà em chưa làm. ******************************************************************** Thứ 7 ngày 4 tháng 08 năm 2012 Buổi 2: ôn luyện phần nghĩa của từ Mục tiêu cần đạT: Giúp HS Nắm chắc kiến thức các khái niệm về từ đồng nghĩ, từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa, tác dụng của việc sử dụng các loại từ này Ôn luyện kỹ năng nhận định đề và giải bài tập. Tiến hành các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: Bài mới ? Nhắc lại cách hiểu của em về từ đồng nghĩa? Bài tập nhanh ? Dựa vào đặc điểm của từ đồng nghĩa người ta chia từ đồng nghĩa thành mấy loại? Đó là những loại nào? Bài 1: Tìm các từ đồng nghĩa có trong VD sau và cho biết tác dụng của việc sử dụng các từ đồng nghĩa trong các ví dụ ấy? Buổi lao động hôm nay kết thúc nhanh vì các bạn làm tích cực nên chóng xong. Thay các từ gạch chân dưới đây bắng các từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa Quê tôi có dãy lèn Rỏi dài hàng cây số; có dòng sông Con nước trong bốn mùa. Bài 3: Tìm từ đồng nghĩa với từ “ bạc” ( không nhớ ơn, không biết ơn…) 1 Từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Phân loại: + Đồng nghĩa hoàn toàn: Ngô - Bắp Bát ngát – mênh mông, Ba – bố. Sắc thái ý nghĩa như nhau và có thể dùng thay thế cho nhau trong lời nói. + Đồng nghĩa không hoàn toàn: Sắc thái ý nghĩa khác nhau nên khi dùng chúng ta phải cân nhắc, lựa chọn để sử dụng từ cho phù hợp với nội dung giao tiếp: Chết- mất, toi, bỏ mạng, hy sinh… BT: 1. Tránh hiện tượng lập từ ngữ trong khi nói hay viết. 2. Trùng điệp, chạy dài, trong vắt, trong xanh, trong veo… 3. Bạc bẽo, tệ bạc, bội bạc, bạc tình, bội nghĩa,.. Hoạt động 2: Từ trái nghĩa ? Những kiến thức nào cần nắm về từ trái nghĩa? Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa: Làm nổi bật gây ấn tượng về sự vật, sự việc, hành động, trạng thái… đối lập nhau làm cho cách diến đạt thêm phong phú, sinh động. Bài tập: Tìm 3 cặp từ trái nghĩa nói về chuyện học hành. Đặt câu với 1 trong 3 cập từ trái nghĩa ấy Chăm chỉ – lười biếng Sáng dạ - Tối dạ Cẩn thận – cẩu thả VD: Đứa bé sáng dạ nên tiếp thu nhanh. Nó tối dạ nên chậm hiểu. Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa , trái nghĩa với từ “ Siêng năng”? + Đồng nghĩa: Cần cù, chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó… + Trái nghĩa: Lười biếng, nhác nhớn, lười nhác… Bài 3: Tìm các từ trái nghĩa với các nét nghĩa của từ “Lành” Lành ( nguyên vẹn): Rách, vỡ nát,.. Lành ( Không có hại cho sức khỏe): độc, độc hại, … Lành (Hiền từ): ác, dữ Lành ( không đau ốm): bệnh, đau, ốm,… Bài 4: Đặt câu có chứa cập từ trái nghĩa VD: Nó mà khóc xong thì cười ngay chẳng giận ai bao giờ. Hoạt động 3: Bài tập về nhà Bài 1: Tìm những cặp từ trái nghĩa biểu thị khái niệm tương phản về thời gian, không gian và kích thước. Bài 2: Tìm những từ trái nghĩa với : tối mịt, đơn sơ, nhanh, sung sướng, lầy lội, trên, ngang. Bài 3: Em yêu nhất cảnh vật nào trên quê hương mình. Hãy viết bài văn miêu tả nhằm bộc lộ tình cảm của em với cảnh đó trong đó có sử dụng từ trái ngĩa và từ đồng nghĩa. ************************************************************************* Thứ 7 ngày 4 tháng 08 năm 2012 Buổi 3: ôn luyện phần nghĩa của từ A. Mục tiêu cần đạT: Giúp HS Nắm chắc kiến thức các khái niệm về từ đồng nghĩ, từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa, tác dụng của việc sử dụng các loại từ này Ôn luyện kỹ năng nhận định đề và giải bài tập. B.Tiến hành các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: Bài mới ? Nhắc lại khái niệm về từ đồng âm? Hãy chỉ ra sự tinh tế trong việc sử dụng từ đồng âm trong ví dụ sau: Chàng cóc ơi! chàng cóc ơi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Nghìn vàng khôn chuộc khó bôi vôi Bài tập: Trong các trường hợp sau trường hợp nào sử dụng dạng từ đồng âm? a.Bà em đang bó những bó rau muống đầu mùa đem ra chợ bán. b.Năm nay, đào nở hoa muộn. Bố em đang đào đất. c.Ông em đã già rồi. Phải tôi thật già thép mới cứng. d. Lúa xanh quá. Nước da của nó hơi xanh. ? Trình bày cách hiểu của em về dạng từ nhiều nghĩa? BT1: Hãy chỉ rõ nghĩa của từ “ Xuân” trong các trường hợp sau: a. Xuân này kháng chiến đã năm xuân. b. Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán So với ông Bành vẫn thiếu niên c. Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. BT2: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào từ “ cứng” được dùng với nghĩa chuyển? Bạn ấy học cứng. Giải quyết công việc hơi cứng. Dáng đi cứng. Lạnh cứng cả hai chân. Gỗ lim cứng như sắt. BT3: Giải nghĩa của từ “ Bò” trong các văn cảnh sau; 1.Em bé đang tập bò. 2.Rắn trong lỗ bò ra. 3.Dây khoai lang bò trên luống. Tìm từ đồng âm với từ bò trong các trường hợp trên? BT4: Hãy chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của các từ “ thắng” trong những trường hợp sau: Quê tôi có nhiều danh lam thắng cảnh. Chiến thắng vĩ đại. Thắng nghèo nàn, lạc hậu. Thắng bộ quần áo mới để đi chơi. BT5: Giải thích ngĩa của từ “ chân trơi” trong các trường hợp sau: a, Cỏ non xanh tận chân trời b, Những chân trời kiến thức đang rộng mở trước mắt chúng ta. I. Từ đồng âm: KN: Là những từ giống nhau về âm nhưng khác xa nhau về nội dụng ý nghĩa. Tác dụng: Trong sáng tác thơ văn, người ta dùng từ đồng âm để chơ chữ, tạo ra những cách nói nhiều nghĩa gây ấn tượng bất ngờ, thú vị cho người đọc hoặc người nghe ( tạo niềm vui ý nhị, thâm thúy). VD: Trong bài thơ HXH đã sử dụng thành công lối chơi chữ dựa trên hiện tượng từ đồng âm Chàng – Chàng trai trẻ DT chỉ người hay cũng được hiểu là con chẫu chàng DT chỉ vật Bén là mến, kết ĐT hay Nhái ben DT; Chuộc là chuộc lại hay con chẫu chuộc. BT: a,b là hiện tượng từ đồng âm c,d là hiện tượng từ nhiều nghĩa. II. Từ nhiều nghĩa: Kn: Là từ có 1 nghĩa gốc và 1 số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liện hệ với nhau.Trong đó: Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện ban đầu làm cơ sở hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là ngĩa được hình thành trên cơ sở của các nghĩa gốc. BT1: xuân1: chỉ mùa xuân là 1 mùa trong năm. xuân2: chỉ năm ( Lấy bộ phận chỉ toàn thể) xuân: trẻ trung, tràn đầy sức sống. Xuân: sự tươi trẻ đầy triển vọng. BT2: Trường hợp gỗ lim cứng là nghĩa gốc còn các trường hợp còn lại là nghĩa chuyển. Học chắc, vững, giỏi; cứng nhắc không linh hoạt; không mềm mại; không cử động được, tê buốt. BT3: Di chuyển bắng hai tay và hai đầu gối. Động vật không có chân di chuyến bằng cách đi sát bụng xuống đất. Thực vật phát triển mọc lan trên mặt đất. * Từ đồng âm với từ “ bò” là: Bố mua về hai con bò rất đẹp. BT4: Quê tôi có nhiều danh lam thắng cảnh. cảnh đẹp Chiến thắng vĩ đại. giành được phần hơn Thắng nghèo nàn, lạc hậu. vượt qua, khắc phục được khó khăn, gian khổ Thắng bộ quần áo mới để đi chơi. mặc, chưng diện BT5: Đường giới hạn tầm m,ắt ở nơi xa tít.trong tưởng tượng bầu trời tiếp liền với mặt đất. Giới hạn cao xa của kiến thức, phạm vi rộng lớn của hoạt động tri thức. Hoạt động 3: Bài tập về nhà Bài 1: Đặt câu với từ “tối” và “dẻo” được sử dụng theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển? Bài 2: Từ đoạn văn sau: Cảnh vật trưa hè ở đây yên tĩnh, cây cối đứng im lìm, không gian vắng lặng,không một tiếng động nhỏ. Chỉ một màu nắng chói chang. Dựa vào nội dung đoạn văn trên kết hợp với sự tưởng tượng của mình, em hãy tả lại cảnh vật một buổi trưa hè trong đó có sử dụng 1 số từ láy ( Gạch chân dưới những từ láy ấy). ************************************************************************* Thứ 2 ngày 6 tháng 08 năm 2012 Buổi 4: ôn tập phần từ loại A. Mục tiêu cần đạT: Giúp HS Nắm chắc kiến thức các khái niệm về từ loại như: Danh từ, động từ, Tính từ, Đại từ, Quan hệ từ. Ôn luyện kỹ năng nhận định đề và giải bài tập. B.Tiến hành các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: Bài mới ? Nhắc lại khái niệm về DT,ĐT,TT? ? Dựa vào những đặc điểm nào để phân biệt DT, ĐT, TT? Lấy ví dụ minh họa? BT1, xác định từ loại của các từ có trong những thành ngữ sau: Nhìn xa trông rộng Nước chảy bèo trôi Đi ngược về xuôi BT2, Xác định từ loại và chức vụ ngữ pháp của những câu sau: Mùa xuân, cây gạo/ gọi đến bao nhiêu là chim. DT Nóng/ dễ chịu hơn lạnh. TT Khóc/ là nhục. ĐT Hiếu động, kiên cường, quả cảm/ là thói thường TT của kẻ mới lớn và sung sức. BT3: Xếp các từ sau đây thành 3 nhóm là danh từ, động từ và tính từ. Lung linh, ánh sáng, giúp đỡ, tích cực, rượt đuổi, học tập, trường học, bạn bè, vàng cốm, thánh thót, đất đai, chùa chiền, chim chóc, chim muông, đường sá, nuôi nấng, đón nhận, nghĩa tình, đùm bọc, sách vở, tâm sự, cọc cạch, mù mịt, thủy chung, phì nhiêu, ồn ào, sum suê. Phân biệt DT,ĐT,TT: HS trình bày cách hiểu về DT,ĐT,TT. Để phân biệt DT,ĐT,TT ta dựa vào các tiêu chí sau: 1.Dựa vào ý nghĩa: - Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm -> Danh từ. - Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật -> Động từ. - Chỉ tính chất, mức độ, quy mô của sự vật -> Tính từ. 2.Dấu hiệu ngữ pháp: - Đặt trước các từ như: Này, kia, ấy, nọ -> DT - Đặt sau các từ như: Hãy, đừng, chớ, nên, phải, đã, đang, sẽ… -> ĐT - Đặt sau các từ như: Rất, hơi, … -> TT 3. Dựa vào chức năng ngữ pháp trong câu: - Thường làm chủ ngữ hay bổ ngữ trong câu -> DT - Thường làm vị ngữ -> ĐT - Thường làm vị ngữ , định ngữ, bổ ngữ -> TT VD: Mẹ em / đang gặt lúa. BN Sách vở /là bạn đồng hành của người họa sinh. Mặt ông/ hồng hào, tóc/ xõa bạc trắng xuống vai gầy. BN ĐN II. Luyện tập: Thành ngữ Danh từ Động từ Tính từ Đi ngược về xuôi Đi, về ngược, xuôi Nhìn xa trông rộng Nhìn, trông Xa, rộng Nước chảy bèo trôi Nước, bèo chảy, trôi BT4: Một buổi tới trường em bỗng nghe tiếng ve kêu râm ran hoặc bỗng nhìn thấy những chùm hoa phượng nở đỏ báo hiệu mùa hè đến. Em hãy tả và ghi lại cảm xúc của em trong thời điểm đó bằng một bài văn ngắn. xác định 3 loại từ loại đã học mỗi loại 4 từ có trong bài văn ấy. HS tự viết – GV chấm bài . Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà Tự tìm các từ loại đã học có trong văn bản em được đọc hoặc do em viết. ************************************************************************* Thứ 4 ngày 8 tháng 08 năm 2012 Buổi 5 : Câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp A. Mục tiêu cần đạT: Giúp HS Nắm chắc kiến thức các thành phần cấu tạo nên câu. Ôn luyện kỹ năng nhận định đề và giải bài tập. B.Tiến hành các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: Bài mới ? Xác định các thành phần có trong câu trên? Nêu vị trí của các thành phần có trong câu vừa xét? ? ở tiểu học em đã được học những thành phần câu nào/? Nêu đặc điểm cơ bản của những thành phần câu ấy? GV: Ngoài các thành phần trên trong chương trình THCS các em sẽ được biết đến các thành phần phụ cảu câu khác như khởi ngữ, gọi đáp, phụ chú, tình thái, cảm thán. Có mấy dạng câu chia theo cấu tạo ngữ pháp mà em đã được học GV: Ngoài hai dạng câu cơ bản trên trong quá trình học môn Ngữ văn ở THCS các em sẽ được làm quen với những dạng câu khác nữa như câu đặc biệt, câu rút gọn, câu mở rộng thành phần… ? Thế nào là câu đơn? ? Thế nào là câu ghép? Trong câu ghép các vế câu có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nêu rõ các mối quan hệ ấy? Bài tập: BT1: Xác định bộ phận CN, VN, TN trong mỗi câu sau: Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốn trắng sáng// có khúc ngoằn ngoèo,// có khúc trườn dài. Rải khắp thung lũng, tiếng gà// gáy râm ran. Những khi làm nương xa, chiều không về kịp, mọi người// ngủ lại trong lều. BT2: Viết 3 câu có 3 trạng ngữ chỉ những tình huống khác nhau. BT3: Xác định câu tạo ngữ pháp và cho biết tên gọi của các câu có trong những ví dụ sau: a, Trưa, nước // biển xanh lơ và khi chiều tà, TN TN nước biển // chuyển sang màu xanh lục. b,Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tỳ xuống đón đường bay của giặc, mọc lên // TN VN những bông hoa tím. CN c, Ngày mai, lớp 6B // học luật giao thông. BT4: Đặt câu với các cặp từ hô ứng sau: Vừa… đã Vì… nên. Và.. còn GV: Khi sử dụng các cặp từ hô ứng để nối nên dùng cả hai từ và không thể đảo trật tự của các vế câu và vị trí của các từ ấy. BT5: Điền thêm vào chỗ trống để tạo thành câu ghép - Bầu trời cao xanh ngắt còn… - Sáng ra hoa quỳnh đã tàn mà… - Bà kể chuyện say sưa bao nhiêu , … - Do nó chủ quan nên… BT6: Viết một đoạn văn tả cảnh hoàng hôn ở quê em trong đó có sử dụng câu ghép. Chỉ rõ cách nối các vế trong câu ghép? GV: Cần lựa chọn các hình ảnh để làm rõ được thời gian không gian của làng quê lúc chiều tà qua 1 số hình ảnh như: Bầu trời, ánh nắng, mây, cánh đồng, đàn trâu, mọi người… Các thành phần trong câu: *Ví dụ: Ngày hôm nay, cậu ấy // sẽ đi vinh. TN CN VN Thành phần chính của câu: chủ ngữ, vị ngữ Thành phần phụ của câu: Trạng ngữ. CN: Là thành phần nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt đọng, đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở vị ngữ. CN thường trả lời cho các câu hỏi Ai? Con gì? cái gì? VN: Là thành phần thường kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian… VN thường trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Là gì? NTN? TN: là thành phần thêm vào câu để xác định thờ gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc được nêu ở trong câu. 2. Câu chia theo cấu tạo ngữ pháp: + Có 2 dạng câu chia theo cấu tạo ngữ pháp là câu đơn và câu ghép. a, Câu đơn: Là câu chí có 1 kết cấu CN – VN. b, Câu ghép: là dạng câu có chưa từ hai kết cấu CV không bị bao chứa nhau tạo thành; mỗi vế câu có câu tạo giống 1 câu đơn có CN và VN đồng thời thể hiện quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác. * Cách nối các vế trong 1 câu ghép: Nối trực tiếp( dùng dấu phẩy, chấm phẩy hay hai chấm) VD: Buổi sáng, bố mẹ // đi làm, em // đi học, cả nhà// sẽ gặp nhau vào 17 giờ mỗi ngày. Nối bằng các từ, cặp quan hệ từ hô ứng. VD: Vì mưa // to nên đường làng// lầy lội. BT2: Về mùa đông, lá // rụng rất nhiều. Bằng vể mặt hớn hở, tôi // tung tăng đến trường. Tại phòng học lớp 6B, chúng tôi // cùng thi đua giải bài toán khó. BT4: Tôi vừa đến bến, con đò đã sang đến bến sông bên kia. Vì mưa qúa to nên chúng tôi đến muộn. Mẹ đi chợ và tôi đi học còn em tôi thì ở nhà. BT5: Điền thêm vào chỗ trống để tạo thành câu ghép - Bầu trời cao xanh ngắt còn mây thì trắng nõn. - Sáng ra hoa quỳnh đã tàn mà hương hoa vẫn còn thoang thoảng đâu đây. - Bà kể chuyện say sưa bao nhiêu, chúng tôi nghe thú vị bấy nhiêu. - Do nó chủ quan nên bài thi khảo sát của nó bị điểm kém. BT6: Bóng chiều tím nhạt rồi thẫm dần. Mây trắng đùn lên như núi bạc, cuối chân trời bầy chim tíu tít bay về núi. Tiếng chuông chùa ngân nga và tiếng sáo mục đồng lơ lửng. Các ngả đường làng người đi về hối hả. Trời càng tối, ếch nhái kêu râm ran. Trên khói bếp mọi người trong làng, khói lam quyện trong làn sương mờ bảng lảng. Một chiều quê êm đềm và yên ả quá! Hoạt động 3: Về nhà tập xác định các thành phần câu đã học trong một câu chuyện nào đó. ************************************************************************* Thứ 6 ngày 10 tháng 08 năm 2012 Buổi 6 : Câu phân loại theo mục đích nói A. Mục tiêu cần đạT: Giúp HS Nắm chắc kiến thức các kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Ôn luyện kỹ năng nhận định đề và giải bài tập. B.Tiến hành các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: Bài mới ? Kể tên các kiểu câu phân loại theo mục đích nói mà em đã học? ? Trình bày những dấu hiệu nhận biết của các kiểu câu nói trên? ? Tác dụng của mỗi kiểu câu ấy? Bài tập: BT1: Với mỗi ý sau đây hãy viết thành các câu hỏi, kể, cảm thán, cầu khiến a.Hoa nở. Hương thơm. b.Thuyền cập bến. Cá về. Hoa đang nở. Hương rất thơm -> Câu kể. Hoa nở ư? Hương có thơm không? -> Câu hỏi Hoa nở rôi! Hương thơm quá! -> Câu cảm thán Hoa cứ nở đi và hương đừng thơm quá. -> Câu cầu khiến. BT2: Các câu sau có được dùng để hỏi không? Lan mặc như vậy có phải đẹp hơn không? -> khen, khích lệ Mọi người có im được không? ->. Đề nghị Thế có khổ cho tôi khong chứ?-> cảm thán Tôi có nói gì đâu?- > Phủ định ? Thế nào là liên kết câu? Chỉ rõ các phép liên kết câu đã học? Luyện tập: BT1: Xác định phép liện kết được sử dụng trong đoạn văn sau đây: Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn.Nhưng họ ở Hà Nội về. Liên lặng theo mơ tưởng, Hà nội xa xăm, Hà nội sáng rực niềm vui và vẻ huyên náo. Con tàu như đã mang theo một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái ngọn đèn dầu chị Tý và ánh lửa bác Siêu.Đêm của đất quê và ngoài kia đồng ruộng mênh mang yên lặng.. BT2: Thay thế các từ trong đoạn trích dưới đây bằng đại từ hoặc từ đồng nghĩa thích hợp? một chú nhái co màu xanh lục nhảy dưới chân em. Em định bắt chú nhái và chú nhái thoát được. Em đuổi theo chú nhái và vồ hụt ba lần liền. Cuối cùng em tóm được hai đầu chân sau của chú nhái và em bật cười nhìn chú nhái cố giãy dụa để thoát thân. BT3: Viết 1 đoạn văn nói lên cảm nghĩ của em về quê hương trong đó có sử dụng phép nối và phép lặp. ( Màu sắc của quê hương hay âm thanh…) 1.Những kiến thức cơ bản về câu chia theo mục đích nói: câu hỏi, câu kể, câu cảm và câu cầu khiến. *Câu hỏi: là dạng câu được dùng để hỏi những điều chưa biết và cuối câu hỏi thường có dấu chấm hỏi; trong câu hỏi thường có chưa những từ ngữ như: không, gì, nào, sao chưa chăng, chẳng… *Câu kể;Dùng để kể, tả, trình bày, giới thiệu sự việc và cuối câu thường có dấu chấm. * Câu cảm: là dạng câu được dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong câu thường chứa các từ ngữ cảm thán như: quá, lắm, ôi, chao ôi, trời ơi, chà…Cuối câu thường có dấu chấm than. * Câu cầu khiến: Là dạng câu dùng để yêu cầu, đề nghị, rủ rê, khuyên bảo.. trong câu thường có chứa các từ như: hãy, đừng, chớ, nên, phải…cuối câu thường có dấu chấm hoặc dấu chấm than. GV: Đối với dạng câu hỏi ngoài mục đích để hỏi nó còn được dùng với các mục đích khác như Vd trên. 2.Liên kết câu: a, Mục đích của liên kết câu; Làm cho các câu trong đoạn văn, trong bài văn gắn bó chặt chẽ với nhau. b, Các phép liên kết câu:Phép nối, phép lặp, phép thế. * Phép nối: Là cách dùng các quan hệ từ hoặc những từ có ý nghĩa chuyển tiếp. VD: Tôi học giỏi môn Toán. Ngoài ra Anh văn tôi học cũng rất tốt. *Phép thế: Là cách liên kết câu bằng cách sử dụng những từ đồng nghĩa để thay thế nhằm tránh lỗi lặp. VD: Cánh đồng vàng rực trải dài trước mắt tôi. Gió lên, cả biển vàng ấy xao động, từng đợt sóng lúa nhấp nhô, rì rào. *Phép lặp: Là cách sử dụng từ ngữ lặp đi lặp lại nhằm nhấn mạnh hoặ gây ấn tượng nào đó. VD: Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu…. BT3: Em yêu nhất màu xanh của quê em. Màu xanh của da trời, của dòng sông thơ ấu, của cây là bốn mùa tốt tươi. Màu xanh ngắt của lá sen, ấp ủ màu xanh non của cốm dịu ngọt. Có màu vàng của nắng ban mai, màu trăng thanh hòa bình. Em còn yêu tha thiết khúc nhạc quê em. Trong tiếng reo của gió, tiếng rì rầm của suối còn có tiếng lao xao của trúc của tre của sóng lúa mênh mong ngoài đồng và còn có cả tiếng võng kêu kẽo kẹt trưa hè; tiếng ru của mẹ, tiếng chuông chùa ngân nga trong màn sương sớm sớm, chiều chiều. Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà Tìm hiểu các loại dấu câu Tiếng Việt và đặc điểm của những loại dấu câu mà em biết. ************************************************************************* Thứ 4 ngày 12 tháng 08 năm 2012 Buổi 7 : ôn luyện phần dấu câu A. Mục tiêu cần đạT: Giúp HS Giúp HS biết cách dùng các dấu câu trong quá trình tạo lập văn bản. Ôn luyện kỹ năng nhận định đề và giải bài tập. B.Tiến hành các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: Bài mới ? Em hãy cho biết tiếng việt chúng ta có những dấu câu nào? Kể tên các loại dấu câu ấy? Lần lượt trình bày công dụng và cách dùng các loại dấu câu. Bài tập: BT1: Ngắt đoạn văn sau thành các câu đúng và viết lại cho đúng chính tả. sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông chiều chiều khi ánh hoàng hôn buông xuống em lại ra sông hóng mát trong sự im lặng của dòng sông em nghe rõ cả tiếng rì rào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi trong sáng vô cùng. BT2: Điền các dấu câu đã học vào trong đoạn văn dưới đây Trên sông một con rùa đang cố sức tập chạy một co thỏ thấy thế liền mỉa mai chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy Rùa đáp anh đừng giễu tôi anh với tôi chạy thi xem ai chạy nhanh hơn ai BT4: Điền dấu thích hợp và viết hoa đúng chính tả cho đoạn văn sau: a, Chị hát bài tiến quân ca giọng hát của chị thiết tha trong trẻo vừa hát chị vừa ngước mắt nhìn núi non biển cả trời đất côn đảo thân yêu b, Chào mào sáo sậu sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về lượn lên lượn xuống chúng nó gọi nhau trò chuyện trêu ghẹo và tranh cãi nhau ồn ào mà vui không thể tưởng được. BT5: Dấu phẩy ở đây được dùng có tác dụng gì? Cối xay tre nặng nề quay,từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. Td: Ngăn cách thành phần trạng ngữ với nòng cốt câu góp phần tạo nhịp điệu cho câu văn. BT6: hãy viết bài văn ngắn về người thân yêu nhất của em 1,Kiến thức cần nắm về dấu câu: + Dấu chấm: Đặt kết thúc cuối câu để kết thúc câu kể. +Dấu phẩy; Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu; ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ; ngăn cách các vế trong câu ghép. + dấu chấm hỏi; Đặt cuối câu hỏi để kết thúc câu hỏi. + Dấu hai chấm: báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giới thiệu cho bộ phận câu đứng trước. VD: cảnh vật xung quanh tôi có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. Có khi dấu hai chấm được dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật; dấu hai chấm được dùng để phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng. + dấu ngoặc kép: thường dượcdùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người được câu văn nhắc tới. Nếu lời dẫn trực tiếp là câu văn nguyên vẹn hay 1 đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường phải thêm vào dấu hai chấm. dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt như mỉa mai hay nhấn mạnh với nghĩa đả kích. + Dấu gạch ngang: Đánh dấu chỗ bặt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại; đánh dấu phần chú thích trong câu hay đánh dấu các ý trong 1 đoạn liệt kê. GV: Khi làm BT6 cần linh hoạt về thewer loại kết hợp tả và kể để tăng sức biểu đạt cho bài viết. bài văn cần làm được; Đặc điểm nổi bật về hình dáng, tính cách của người thân mà em chọn tả( Người thân em chọn gần gũi, gắn bó với em, chăm sóc em ntn? Em nhớ lại những kỷ niệm nào không thể quên? ) Tình cảm yêu thương, quý mến của em với người thân ntn? Hoạt động3: Củng cố dặn dò Về nhà nắm chắc kiến thức về dấu câu. Vận dụng cách sử dụng dấu câu trong tạo lập văn bản. ************************************************************************* Thứ 6 ngày 14 tháng 08 năm 2012 Buổi 8 : ôn luyện phần văn miêu tả A. Mục tiêu cần đạT: Giúp HS Giúp HS nắm vững kiến thức trong làm văn miêu tả. Ôn luyện kỹ năng lập bố cục trong bài văn miêu tả. Cách viết lời văn, đoạn văn miêu tả. B.Tiến hành các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: Bài mới Khi làm văn miêu tả ta cần sử dụng những kỹ năng co bản nào? Quan sát để làm gì? Khi quan sát càn chú ý điều gì? Thế nào là quan sát bên ngoài? Quan sát bên trong là gì? I, Những kỹ năng khi làm văn miêu tả: 1, Kỹ năng quan sát: Để tìm ra những hình ảnh mới lạ, tức là nhưnmgx nét hấp dẫn của cảnh vật- đó là những gì gây hứng thú rung động thực sự cho ta khi quan sát. a, Quan sát bên ngoài và quan sát bên trong: + Quan sát bên sát bên ngoài: Dùng mắt, mũi, da, thịt để phát hiện xem đối tượng có hình dáng, đường nét, màu sắc ntn, âm thanh ra sao? xác định vị trí quan sát trình tự quan sát. + Quan sát bên trong: Là quan sát cái thần, cái hồn của cảnh vật nghĩa là quan sát có tưởng tượng , so sánh suy nghĩ, cảm xúc. VD đoạn văn tả cảnh chiếc lá rụng: Mỗi chiếc lá rụng có 1 linh hồn riêng, 1 tâm tình riêng, 1 cảm xúc riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm xuống mặt đất cho xong chuyện, cho xong 1 đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái, đùa giỡn, múa may với làn gió thoảng qua như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại. Cả 1 thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng 1 vài dây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại, rụt rè gần tới mặt đất như muốn cất mình bay trở lại trên cành cây. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào 1 bông hoa thơm hay đến mơn trớn 1 ngọn cỏ xanh mềm mại. ? Em có cảm nhận gì về đoạn văn tả cảnh chiế lá rụng? Đoạn văn tả cảnh lá rụng rất thực tế. Điểm ấn tượng là đoạn văn đã sử dụng thành công nghệ thuật nhân hóa làm cho cảnh chiếc lá rơi trở nên sinh động, mỗi chiếc lá rơi theo 1 kiểu riêng không chiếc nào giống chiếc nào. Và hơn nữa cảnh vật còn thấm đẫm tình cảm, tư tưởng của con người. Tác giả như thổi hồn cho mỗi chiếc lá rơi. 5 chiếc lá là 5 linh hồn, 5 tâm tình gợi 5 tâm trạng và cảm xúc khác nhau. BT: Viết những câu văn tả ánh trăng mùa thu: Trăng vạch là tìm những trái hồng chín đỏ. b, Quan sát gắn liền với tưởng tượng: Tức là phải phát hiện ra những nét giống nhau của sự vật, hiện tượng. VD: Nhà thơ Trần Đăng Khoa Khi tả cảnh cây dừa “ Đứng canh trời đất của ta Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi” Cây dừa -> liên tưởng đến chú hải quân đang ngày đêm canh giữ biển trời TQ -> Vì giữa cây dừa và chú hải quân có nét giống nhau: hiên ngang, phong trần, bình thản, bất chấp gió mưa, gian khổ. c, Quan sát phải gắn liền với lựa chọn ( Đây là thao tác quan trọng nhất)Bởi vì không nên thấy gì tả nấy 1 cách máy móc mà phải chọn ra những nét đặc sắc, nét chủ yếu của sự vật hiện tượng; phải xem xét hình ảnh, chi tiết được chọn có gây được cảm xúc, hứng thú gợi suy nghĩ cho người đọc, người nghe được hay không/ VD Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi tả cảnh đồng quê vào buổi sáng đã chọn một số chi tiết đặc sắc như sau; Sáng hôm nay, bọn chúng em đi đánh giậm ở ao ven lằng Bên ruộng lúa xanh non Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò trắng khiêng nắng qua sông Chị gió chăn mây trên cánh đồng Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi GV: Nói tóm lại khi quan sát phải biết lựa chọn -> lựa chọn là kỹ năng quan sát bậc nhất trong học văn miêu tả. Nếu không biết lựa chọn sẽ không có gì để viết, để tả mà chỉ liệt kê , kể 1 cách khô khan, vô hồn. d,Biết tìm kiếm cái nghịch lý: Nghịch lý là những gì trái với không bình thường. GV: Tả 1 chiếc lá xanh, 1 bông hoa màu trắng không phải những gì nó đáng nói mà để đưa người đọc đến với sự tưởng tượng thú vị nhưng cũng rất chân thực của cảnh vậ. VD: Cảnh hàng bưởi trĩu quả. Tả: Hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lóc. ? Thế nào là tưởng tượng? ? Vai trò của tưởng tượng? Tác dụng ? 2 Kỹ năng tưởng tượng, liên tưởng, so sánh trong văn miêu tả; a, Tưởng tượng: Là hình dung sự nhớ lại đối tượng hay tưởng tượng ra 1 hiện tượng hoàn toàn mới lạ trên cơ sở những hiện tượng đã có trong trí nhớ. Nhờ có tưởng tượng mà tất cả các hình ảnh, màu sắc, âm thanh … đều có thể tưởng tượng ra trước mắt chúng ta. VD: Dòng sông, con đường, khu vườn… Nhờ tưởng tượng mà con người sáng tạo những hình ảnh lung linh, rực rỡ tuyệt vời chưa bao giờ có trong thực tế để tượng trưng cho khát vọng, cho tình yêu, cho giấc mơ, cho hạnh phúc nhân loại. b, Liên tưởng so sánh, ví von: Giúp người đọc hình dung sự vật, sự việc 1 cách sinh động cụ thể. VD: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa VD: Trong văn miêu tả, so sánh tưởng tượng là những thao tác quan trọng nhưng phải đúng lúc đúng chỗ có mức độ mới tạo hiêuh quả thẩm mỹ. Nếu lạm dụng và dễ dãi, bài văn dễ rơi vào sự nhàm chán, sáo rỗng. 3.Phải biết nhận xét và biết vận dụng yếu tố biểu cảm trong văn miêu tả: + Dùng từ láy, từ ghép, thành ngữ + Dùng các phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa… Biết vận dụng yếu tố tự sự vào văn miêu tả. II Các dạng bài văn miêu tả: Văn tả cảnh gồm tả phong cảnh và cảnh sinh hoạt; tả vật, tả đồ vật – con vật. Văn tả người: Tả chân dung và tả người trong hoạt động. 1 Bố cục bài văn miêu tả: MB: Giới thiệu đối tượng miêu tả. TB: Miêu tả bao quát đối tượng Miêu tả chi tiết bộ phận chú ý chi tiết chính. KB: Nêu suy nghĩ, cảm xúc hay đánh giá ý nghĩa của đối tượng. 2 Bố cục từng dạng bài cụ thể: + Tả cảnh: MB: Giới thiệu cảnh vật TB: Tả cảnh bao quát Cảnh ấy nhìn từ xa như thấ nào? Trông giống cái gì? Có thể màu sắc chủ đạo? Tả cụ thể từng bộ phận từ cảnh vật Cần chọn vài chi tiết nổi bật nhất, phát hiện ra nhất , phát hiện những đặc điểm về hình dáng, đường nét màu sắc hương vị khi miêu tả cần so sánh, ví von, tưởng tượng. KB: Cảm nghĩ của em về cảnh vật. + Tả người: MB: Giới thiệu người sắp tả là ai? Làm gì? ở đâu? vào lúc nào? nhân dịp nào? TB: - tả hình dáng: Những nét chung về tuổi tác, vóc dáng, ăn mặc… Những nét riêng nổi bật về hình dạng như mặt, mũi, tóc… Tả tính tình có thể kết hợp kể chuyện rất ngắn để làm nổi bật về đối tượng được tả. Những phẩm chất được tả thể hiện trong lời nói, việc làm; trong cách đối xử của người được tả. Những pẩm chất biểu hiện trong những trường hợp đặc biệt đáng chú ý. KB: cảm tưởng của em về người được tả. + tả cảnh sinh hoạt: MB: Tả cảnh sinh hoạt đó và ấn tượng khái quát về cảnh. TB: Tả cảnh bao quát:Không khí chung. Tar cụ thể; Từng bộ phận ( mảng, vùng) Có thể theo trình tự không gian( Từ ngoài vào trong; từ trên xuống dưới) Theo trình tự thời gian: Ban ngày, ban đêm, các buổi trong ngày… Trình tự từng loại công việc: Nhóm này, nhóm kia… Lưu ý: Nên chọn các chi tiết nổi bật ở các bộ phận để tả. có thể tả phối hợp bao quát với bộ phận; đối với bài tả cảnh thì yêu cầu tả cảnh là chính.còn tả hoạt động của con người trong cảnh là phụ. Bài tả cảnh sinh hoạt yêu cầu tả cảnh hoạt động của con người là chính KB: ấn tượng của em về cảnh sinh hoạt ấy. Haotj động 3: Luyện tập BT1: Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh cánh đồng lúa ban mai. MB: Giới thiệu về cánh đồng lúa. TB: - Tả bao quát: Màu sắc chủ đạo bao trùm biển vàng, hương thơm đặc trưng của đồng quê… Tả chi tiết:ở gần: Gió lên sóng lúa nhấp nhô chơi trò đuổi bắt, đàn cò sải cánh… đàn bướm trắng nhởn nhơ đùa giỡn trên thảm lúa. Rải rác… nhấp nhô nón trắng người đi gặt… Cánh đồng rộn lên điệu hát, câu hò… Gần hơn: Thân lúa lay động rì rào như đang thì thầm trò chuyện Hạt lúa căng tròn, chắc mẩy vàng thơm Những hạt sương đính trên lá lúa được tia nắng nắng rọi vào ánh lên trong rất đẹp Trừng đàn sẻ bay là là trên dải lúa, bay vút lên trời xanh gọi nhau ríu rít … C- Kết bài: Cảm nghĩ: Yêu mến cánh đồng: Nôi sinh ra …gắn liền kỉ niệm tuổi thơ_Cánh đồng mở ra trước mắt mẹ con đường đi đến những ngày tươi vui no ấm BT2: Trong các bạn em, ai là người vui tính nhất, em hãy quan sát và tả bạn đó lúc bạn đang nói chuyện cười đùa. I, Tìm hiểu đề: Đề thuộc dạng tả người : Tả người trong hoạt động chứ không phải là chân dung . II. Dàn ý: Mở bài giới thiệu chung về lớp : Lớp em nổi tiếng về học tập và sinh hoạt vui nhộn Giới thiệu bạn: Bạn là cây hề của lớp TB ; a, Hình dáng: +To khỏe nhất lớp +Ăn mặc gọn gàng oai phong +Nhìn giống chú hề +Mắt to, miệng rộng, lúm chọc cười các bạn b, Tả tính tình vui vẻ thông qua hành động chọc cười : +Nói chuyện pha tiếng Tây, tiếng Tàu +Đóng Trư Bát Giới + Buổi cắm trại hè, bạn là người tổ chức các trò chơi. KB: Nhiều bạn yêu mến, mong muốn được kết bạn với bạn vì… BT3: Các đoạn văn sau còn đơn điệu. Hãy sử dụng các phương tiện diễn đạt để làm cho đoạn văn sinh động hơn. Trời nắng. Không có gió. Cây cối đứng im. Người đi lại thưa thớt. Không khí ngột ngạt. Mặt đường nắng cháy. Mây đen kéo đến. Chớp liên hồi. Sấm nổ. Gió thổi mạnh. Mùi hơi đất bốc lên. Mưa đổ xuống. Cây cối hả hê. Người đi đường vội vã. Đàn mối bay ra. Nước chảy mạnh trên đường, không khí mát mẻ. Đoạn văn tham khảo: Trời nắng như đổ lửa. Gió trốn đi đâu hết. Người đi lại thưa thớt. Không khí nóng hầm hập. Mặt đường như bong ra, bong lên quằn quại dưới cái nắng như thiêu như đốt của trưa hè. Trên trời mây đen ùn ùn kéo đến, một tia chớp chạy loáng qua tựa như một rễ cây khổng lồ. Rồi bầu trời vỡ ra từng chùm sấu như mở hội rền vang, rộn rã. Trên ngọn cây cao, gió bứt lá ném xuống mặt đất rồi lạ chơi trò đuổi bắt đuổi chúng trên mặt đường. Gió mang mùi nồng nồng, ngai ngái của mặt đất pha mùi ngọt ngọt của cây cỏ bay khắp nhân gian. Mưa ào ào trút xuống. Bụi mưa giăng giăng trắng xóa. Cây cối hả hê reo vui nhảy múa. Ngồi trong nhà nghe tiếng mưa như tiếng cá rán sôi rào rào trong mỡ. Thú viij thật! Ngoài đường những bóng người đi vội vã phóng xe thật nhanh. Một lúc sau mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn. Dưới ánh đèn cao áp, những hạt mưa như những viên ngọc của các nàng tiên từ trên trời thả xuống. Bỗng từ đâu, một đàn mối cánh mỏng như vùng nước nhẹ nhàng bay qua như 1 dòng ánh sáng lấp lánh. ************************************************************************* Thứ 7 ngày 16 tháng 08 năm 2012 Buổi 8 : ôn luyện phần văn kể chuyện A. Mục tiêu cần đạT: Giúp HS Giúp HS nắm vững kiến thức trong làm văn kể chuyện. Ôn luyện kỹ năng lập bố cục trong bài văn kể chuyện. Cách viết lời văn, đoạn văn kể chuyện B.Tiến hành các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: Bài mới Em hãy nhắc lại những kiến thức cơ bản cần biết về văn kể chuyện? ( mục đích, nội dung, bố cục) I.Những kiến thức cơ bản cần nắm về văn kể chuyện: 1, Mục đích: Văn kể chuyện là loại văn sáng tác nhằm kể về người, về việc làm sống lại câu chuyện hay sự việc đó. 2, Nôi dung: Văn kể chuyện gồm hệ thống, các chi tiết hành động sự việc diễn biến theo cốt chuyện nhất định. 3, Bố cục: MB: Giới thiệu khái quát câu chuyện, nhân vật hoặc dẫn vào chuyện. TB: Diễn biến câu chuyện, sự việc một cách chi tiết ( Trình tự a, b, c,d) KB: kết cục chuyện, số phận các nhân vật; Cảm nghĩ của người kể chuyện. 4, Các yếu tố đặc trưng của văn bản tự sự: Sự việc: Do nhân vật gây ra. Nên không có sự việc thì nhân vật trở nên nhạt nhẽo, đơn điệu, vô vị, không thành cốt chuyện. Nhân vật được kể, tả qua các phương diện: chân dung ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, suy nghĩ, lời nhận xét của các nhân vật khác hoặc của người tả, người kể. Chủ đề: Sự việc, nhận vật tập trung làm nổi bật chủ đề ( vấn đề chủ yếu của truyện). Thứ tự kể: + Theo trình tự thời gian làm cho trình tự câu chuyện mạch lạc, rõ ràng để theo dõi. + theo trình tự không gian + Theo trình tự tâm lý: Diễn biến tâm trạng cảm xúc của người kể. Làm cho câu chuyện theo sự bất ngờ, hấp dẫn, không đơn điệu. Ngôi kể: Ngôi kể số 1: Người kể nhập vai vào nhân vật để xưng tôi kể lại. Tác dụng: Tăng độ tin cậy, tính biểu cảm của nhân vật. Ngôi kể số 3: Gọi tên các nhân vật ( Chuyện dân gian) Tạo cho câu chuyện tính khách quan. 5, Kết hợp các phương tiện biểu đạt như: miêu tả, biểu cảm trong văn kể chuyện. Yếu tố miêu tả: Nhằm làm cho sự việc được kể thêm sinh động, hoạt đọng diện mạo của nhân vật haotj động như hiện lên trước mắt người đọc. Yếu tố biểu cảm: Giúp người viết thể hiện rõ hơn thái độ, tình cảm của mình trước sự việc đó; làm cho người đọc phải trăn trở, suy nghĩ. Luyện tập: Đề ra: Hãy kể về 1 kỷ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi. ? Xác định thể loại và nội dụng? - kể chuyện. ? Nội dung câu chuyện là gì? – Câu chuyện kỷ niệm với người bạn thân tuổi thơ đã xảy ra trong quá khứ. ? Hãy xác định những vấn đề sẽ kể bằng hệ thống câu hỏi hợp lý? Đó là câu chuyện gì? Người bạn thân của em là ai? ? Hình dáng và tính cách của bạn ấy? ( kể kết hợp tả) ? Chuyện xảy ra ntn nào? ở đâu? vào lúc nào? ? Kết cục ra sao? Câu chuyện cảm động như thế nào? Tình cảm của em với kỷ niệm ấy ra sao? ( vận dụng yếu tố biểu cảm) BT2: Kể về 1 lần lỡ có lỗi với mẹ làm em ân hận mãi. Gợi ý: MB: Nêu hoàn cảnh xảy ra câu chuyên( thời gian, không gian…) TB: Kể chi tiết câu chuyện mắc lỗi. Câu chuyện mở đầu như thế nào? ở đâu? Em đã làm sai điều gì có lỗi với mẹ? Sau khi làm điều sai ấy em đã ân hận ntn? Có suy nghĩ gì? Thái độ tình cảm của mẹ ntn trước việc làm sai của em? ( tả lại cử chỉ, chi tiết nét mặt, lời nói của mẹ …) KB: bố khuyên em ntn và em đã làm gì để sửa chữa sai lầm đó? BT3: Bằng tưởng tượng của mình, em hãy kể tiếp câu chuyện dưới đây: Cáo và Sếu Cáo mời sếu đến ăn bữa trưa và bày đĩa canh ra. Với cái mỏ dài của mình, Sếu chẳng ăn được gì. Thế là cáo 1 mình chén sạch. Sang ngày hôm sau, Sếu mời cáo sang chơi và dọn bữa ăn… Gợi ý: Muốn kể tiếp câu chuyện cần dựa vào nội dung đã biết( phần cho sẵn trong đề bài) kết hợp với sự tưởng tượng. Phần kể tiếp phải logic, nhất quán với phần đã cho, đồng thời phải thewer hiện sự sáng tạo đôi khi khá bất ngờ của người viết VD: Trên mặt bàn có 1 đĩa súp và 1 lọ súp. Cáo tròn mắt ngạc nhiên thế là Sếu lên tiếng: mời bạn dùng bữa với mình. Nói rồi Sếu đẩy đĩa súp về phía cáo, còn lọ súp Sếu dành cho mình. Nhìn Sếu ăn Cáo vô cùng ân hận và thầm nghĩ “ Mình đúng là 1 người bạn chưaq tốt”. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: Viết bài văn kể về kỷ niệm sâu sắc nhất của em đối với thầy cô giáo trong trường. 1