« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu hiện tượng thủy nhiệt lò phản ứng VVER-1000 trong một số điều kiện chuyển tiếp và sự cố.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu hiện tượng thủy nhiệt lò phản ứng VVER-1000 trong một số điều kiện chuyển tiếp và sự cố Tác giả luận văn: Lê Thị Thư Khóa: 2012 B Người hướng dẫn: TS.
- Hoàng Thị Kim Dung Nội dung tóm tắt: Nhà máy điện hạt nhân công nghệ lò phản ứng VVER-1000 (Nga) đã chính thức được phê duyệt xây dựng tại Ninh Thuận, Việt Nam, dự kiến xây dựng vào năm 2014 và đưa vào vận hành năm 2020.
- Phân tích an toàn thủy nhiệt là một trong các nhánh nghiên cứu an toàn cần được đẩy mạnh, nâng cao trình độ của cán bộ nghiên cứu.
- Vì vậy, luận văn sẽ thực hiện việc mô phỏng hệ thống tải nhiệt và “Nghiên cứu hiện tượng thủy nhiệt lò phản ứng VVER-1000 trong một số điều kiện chuyển tiếp và sự cố”.
- Nội dung cụ thể của luận văn là mô phỏng sự cố mất toàn bộ điện lưới trong nhà máy điện hạt nhân dùng lò phản ứng VVER-1000 với các số liệu của lò phản ứng VVER-1000/V392 (Belene, Bulgaria) bằng chương trình RELAP5/MOD3.3.
- Với các số liệu chuyển tiếp của các thông số: công suất, áp suất, lưu lượng, nhiệt độ trong vùng hoạt có được từ tính toán trong chương trình RELAP5/MOD3.3 được sử dụng cho việc tính toán vùng hoạt bằng chương trình COBRA-EN.
- Enthalpy nhiên liệu được xác định từ tính toán bằng chương trình COBRA-EN.
- Với các kết quả tính toán trên cho phép đánh giá mức độ an toàn của nhà máy trong điều kiện xảy ra sự cố mất toàn bộ điện lưới.
- Tổng quan về hệ thống công nghệ lò phản ứng VVER-1000 Chương 2.
- Xây dựng mô hình tính toán Chương 3.
- Tính toán và phân tích kết quả Nội dung của chương 1 đề cập tới mô tả công nghệ lò phản ứng VVER-1000.
- Các thông số hình học và thủy nhiệt của các thành phần, thiết bị được tập hợp thành 2 các bảng số liệu phục vụ cho việc xây dựng mô hình và input mô phỏng trong chương 2.
- Hệ thống tải nhiệt lò phản ứng hạt nhân lò phản ứng VVER-1000 bao gồm các thành phần chính: 1 vùng hoạt lò phản ứng, 4 bơm tải nhiệt chính, 4 bình sinh hơi nằm ngang và 1 bình điều áp.
- Nội dung của chương 2 là dời rạc hóa hệ thống tải nhiệt lò phản ứng VVER-1000 trong chương trình RELAP5/MOD3.3, xây dựng input mô phỏng trong điều kiện nhà máy hoạt động ở trạng thái dừng với 100% công suất (3120 MW) và xây dựng kịch bản tính toán sự cố mất toàn bộ điện lưới trong nhà máy.
- Với dạng hình học của vùng hoạt lò phản ứng là hình lục lăng đều, mô hình 1/6 vùng hoạt được lựa chọn cho việc tính toán thủy nhiệt vùng hoạt bằng chương trình COBRA-EN Nội dung của chương 3 là thực hiện tính toán kịch bản sự cố mất toàn bộ điện lưới trong nhà máy điện hạt nhân.
- Các thông số phục vụ cho việc đánh giá an toàn trong trường hợp xảy ra sự cố này là: Áp suất lối ra vùng hoạt, áp suất hơi của vòng tải nhiệt thứ cấp, nhiệt độ cực đại của nhiên liệu, enthalpy trung bình của nhiên liệu.
- Một số kết quả tính toán bằng chương trình RELAP5/MOD3.3 được so sánh với các tính toán bằng chương trình TRAP-97 (Nga) trình bày trong báo cáo phân tích an toàn của nhà máy điện hạt nhân Belene cho thấy kết quả tính toán thu được khá tốt, các thông số thủy nhiệt của hệ thống tải nhiệt đảm bảo an toàn trong vòng 1 giờ sau khi xảy ra sự cố theo các tiêu chí an toàn.
- Tóm lại, nội dung của luận văn đã tiến hành mô phỏng và tính toán các thông số thủy nhiệt lò phản ứng VVER-1000 trong điều kiện xảy ra sự cố mất toàn bộ điện lưới.
- Các kết quả tính toán cho thấy diễn biến thủy nhiệt trong vòng 1 giờ sau khi xảy ra sự cố.
- Diễn biến thủy nhiệt trong vùng hoạt sẽ diễn biến phức tạp hơn trong những khoảng thời gian sau đó.
- Vì vậy, trong tương lai tác giả sẽ có những nghiên cứu sâu hơn về thủy nhiệt vùng hoạt khi dòng chất tải nhiệt phát sinh pha hơi

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt