« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây Dựng Bộ Tiêu Chí Để Đo Lường Kỹ Năng Đánh Giá Quá Trình Cho Sinh Viên Ngành Sư Phạm Sinh Học


Tóm tắt Xem thử

- DOI: 10.26459/hueuni-jssh.v129i6D.5860 XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐỂ ĐO LƯỜNG KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC Nguyễn Thị Hải Yến, Ngô Thị Hoàng Vân Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, 459 Tôn Đức Thắng, Đà Nẵng, Việt Nam Phan Đức Duy* Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 34 Lê Lợi, Tp.
- Phát triển kĩ năng đánh giá quá trình cho sinh viên (SV) sư phạm là cần thiết trong xu hướng đổi mới dạy học theo tiếp cận năng lực hiện nay.
- Bài báo này trình bày cách thức và kết quả xây dựng bộ tiêu chí nhằm đo lường kĩ năng đánh giá quá trình cho SV ngành sư phạm Sinh học.
- Bộ tiêu chí được thiết lập dựa trên việc phân tích cấu trúc thành phần của kĩ năng đánh giá quá trình và được mô tả chi tiết về chỉ số hành vi theo 03 mức độ của thang đo: Sơ khởi.
- Bộ tiêu chí được xây dựng theo hướng tiếp cận này có thể giúp xác định được vị trí của SV trên đường phát triển, tạo thuận lợi cho sự phát triển kĩ năng đánh giá quá trình của SV tại các trường sư phạm nói chung và SV ngành sư phạm Sinh học nói riêng.
- đánh giá quá trình, kĩ năng đánh giá quá trình, SV sư phạm Sinh học, tiêu chí đánh giá 1.
- Đặt vấn đề Đánh giá quá trình (ĐGQT) là loại hình đánh giá (ĐG) được thực hiện trong suốt quá trình dạy học với mục đích thu thập thông tin phản hồi để cải thiện chất lượng dạy và học [2],[3].
- Bản chất của ĐGQT là tạo ra hệ thống thông tin phản hồi thể hiện khoảng cách giữa trình độ hiện tại của người học với mục tiêu kì vọng, từ đó giúp người dạy và người học điều chỉnh, cải thiện quá trình dạy – học để đạt được mục tiêu đề ra [13].
- Bên cạnh đó, ĐGQT còn giúp người học tích cực, tự điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân để đạt được mục tiêu kì vọng [12].
- Tuy nhiên, việc thực hiện ĐGQT trong thực tiễn dạy học còn chưa được chú trọng đúng mức và đem lại hiệu quả như kì vọng ở nhiều nước trên thế giới [4],[6].
- Một trong những nguyên nhân cản trở việc áp dụng ĐGQT là nhận thức và kĩ năng của giáo viên về loại hình ĐG này còn hạn chế [4].
- Chính vì vai trò quan trọng của ĐGQT trong dạy học và sự thay đổi chậm chạp của giáo viên về thực hiện ĐGQT trong thực tiễn đã thúc đẩy nhiều nghiên cứu về đào tạo kĩ năng này cho SV sư phạm ngay tại các trường đào tạo giáo viên .
- Đa phần các nghiên cứu này chú trọng đến việc phát triển nhận thức của SV về ĐG, đặc biệt là ĐGQT, tuy nhiên vẫn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về phát triển kĩ năng ĐGQT cho SV sư phạm.
- Sự thay đổi trong xu hướng dạy học và ĐG ở trường phổ thông đòi hỏi SV sư phạm phải được trang bị cả nhận thức và kĩ năng ĐGQT để có thể đáp ứng được nhu cầu của chương trình mới.
- Và ngành sư phạm Sinh học cũng không nằm ngoài xu thế đó.
- Với những lý do trên, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu xây dựng bảng tiêu chí ĐG kĩ năng ĐGQT cho SV ngành sư phạm Sinh học, từ đó làm cơ sở để các cơ sở đào tạo xây dựng nội dung đào tạo nhằm phát triển kĩ năng thực hiện loại hình ĐG này cho SV.
- Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết liên quan đến ĐG nói chung và ĐGQT nói riêng để xác định các kĩ năng thành phần của ĐGQT và thang đo mức độ kĩ năng phù hợp.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia giảng viên (GV), giáo viên có kinh nghiệm thuộc lĩnh vực chuyên môn liên quan trước và sau khi xây dựng bộ tiêu chí giúp định hướng cho việc xác định các thao tác, logic thực hiện thao tác, yêu cầu sư phạm của thao tác.
- Bộ tiêu chí được thử nghiệm trong thực tế để chỉnh sửa, hoàn thiện.
- Chúng tôi đưa ra các nhiệm vụ để SV bộc lộ được các kĩ năng thành phần của ĐGQT (có thể ở dạng viết hoặc hành động).
- Đối tượng gia tham thử nghiệm là SV ngành sư phạm Sinh học tại trường ĐHSP – Đại học Đà Nẵng.
- Cấu trúc của kĩ năng ĐG quá trình Để xác định cấu trúc kĩ năng ĐGQT, chúng tôi dựa theo 02 cách tiếp cận.
- Trước hết, dựa trên những phân tích về kĩ năng ĐG chung của Christoforou (2014) và Stiggins .
- ĐGQT cũng phải được xem là hoạt động gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những kĩ năng hành động tương ứng.
- Bên cạnh đó, cấu trúc kĩ năng cần phải thể hiện đặc điểm bản chất và chiến lược thực hiện của ĐGQT [3].
- Từ đó, chúng tôi đề xuất cấu trúc kĩ năng ĐGQT gồm những kĩ năng thành phần cụ thể như trong bảng dưới đây: Bảng 1.
- Cấu trúc kĩ năng ĐG quá trình Kĩ năng thành phần Chỉ báo A1.
- Xác định được đối tượng ĐG, đối tượng sử dụng kết A.
- Xác định mục đích ĐGQT quả ĐG và loại thông tin mà đối tượng sử dụng ĐG cần A2.
- Đảm bảo tính điều chỉnh, cải thiện chất lượng khi xác định mục đích ĐG B1.
- Xác định được mục tiêu học tập được ĐG B.
- Xác định mục tiêu ĐGQT B2.
- Mục tiêu ĐG đảm bảo tính rõ ràng, đo lường được C1.
- Lựa chọn phương pháp ĐG phù hợp với mục đích và C.
- Lựa chọn và thiết kế mục tiêu ĐG phương pháp, công cụ ĐG C2.
- Lựa chọn và thiết kế công cụ ĐG (công cụ thu thập thông tin) phù hợp với mục đích và mục tiêu ĐG C3.
- Xây dựng tiêu chí ĐG phù hợp với mục đích, mục tiêu, phương pháp và công cụ ĐG đã xác định D1.
- Ghi chép và tóm tắt thông tin thu được trong quá trình D.
- Thu nhận và xử lý thông thực hiện hoạt động ĐG tin phản hồi D2.
- Phân loại và diễn giải thông tin ĐG thu được theo mục đích, mục tiêu ĐG đã xác định D3.
- Lựa chọn hình thức thể hiện thông tin ĐG phù hợp với bối cảnh (mục tiêu học tập và người sử dụng thông tin) D4.
- Trao đổi thông tin ĐG đến đối tượng sử dụng thông tin ĐG hiệu quả E.
- Sử dụng thông tin phản E1.
- Hướng dẫn và tổ chức cho HS xây dựng chiến lược học hồi tập để cải thiện việc học của mình 39 Nguyễn Thị Hải Yến, Ngô Thị Hoàng Vân, Phan Đức Duy Tập 129, Số 6D, 2020 E2.
- Lập kế hoạch điều chỉnh hoạt động giảng dạy của bản thân GV dựa trên thông tin phản hồi thu được F.
- Chia sẻ mục tiêu học tập trước khi bắt đầu hoạt động với hoạt động ĐG dạy học F2.
- Khuyến khích HS tham gia ĐG (tự ĐG và ĐG bạn học), theo dõi và đặt mục tiêu học tập của chính mình.
- Xây dựng thang đo kĩ năng ĐG quá trình cho SV ngành sư phạm Sinh học Trên cơ sở phân tích các thang đo kĩ năng của Dave, Dreyfus, Harrow và Simpson và tham khảo ý kiến chuyên gia, chúng tôi đưa ra một số nhận định sau để làm cơ sở cho việc đề xuất thang đo mức độ rèn luyện kĩ năng ĐGQT cho SV.
- ĐG mức độ đạt được của kĩ năng cần dựa vào chỉ số hành vi biểu hiện của người học.
- Tuy nhiên, việc phát triển kĩ năng cần gắn liền với nền tảng kiến thức về hành động, ý nghĩa của hành động trong bối cảnh thực.
- Mức độ thấp nhất của kĩ năng thể hiện ở việc thực hiện thao tác hành động một cách rập khuôn, máy móc theo sự chỉ dẫn.
- Các mức độ cao hơn của kĩ năng đạt được khi có sự gia tăng về độ chính xác, tính trôi chảy của hành động.
- Thêm vào đó, mức độ kĩ năng càng cao thì nhận thức của người học về cách thức hành động, về ý nghĩa của hành động trong bối cảnh thực ngày càng tăng.
- Tuy nhiên, đối với kĩ năng phức tạp như ĐGQT, việc bắt đầu từ thao tác máy móc theo người hướng dẫn mà không dựa trên sự hiểu biết về vai trò và ý nghĩa của hành động là không hợp lý và không có ý nghĩa về mặt sư phạm.
- Do đó, chúng tôi xác định rằng ngay từ cấp độ thấp nhất, người học cũng cần được trang bị những hiểu biết cơ bản về ý nghĩa của hành động.
- Mức độ cao nhất của kĩ năng trong các thang đo của Dave, Harrow, Simpson và Dreyfrus đạt được chỉ khi có sự luyện tập và trải nghiệm trong bối cảnh thực tế lâu dài.
- Do đó, mức độ này khó có thể đạt được khi rèn luyện kĩ năng cho SV trong trường sư phạm.
- Trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng thang đo các mức độ phát triển của kĩ năng ĐGQT khi rèn luyện kĩ năng này cho SV gồm 3 mức độ với các biểu hiện như sau: 40 Jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 6D, 2020 Bảng 2.
- Thang đo mức độ phát triển kĩ năng ĐG quá trình đối với SV sư phạm STT Mức độ kĩ năng Mô tả biểu hiện 1 Sơ khởi - Thực hiện các thao tác theo tuần tự khi có sự hướng dẫn, giám sát.
- 2 Có kĩ năng - Thực hiện thao tác hành động mà không cần có sự hướng dẫn và đạt được tiêu chuẩn nhất định.
- Có hiểu biết toàn diện về hành động và thực hiện hành động trong bối cảnh thực đạt hiệu quả.
- Xây dựng tiêu chí ĐG cho các kĩ năng thành phần của ĐG quá trình Để đo lường mức độ đạt được kĩ năng ĐGQT trong quá trình rèn luyện kĩ năng này cho SV, chúng tôi xây dựng hệ thống tiêu chí ĐG cho từng kĩ năng thành phần dưới dạng bộ tiêu chí Rubric.
- Bộ tiêu chí được xây dựng dựa trên thang đo 3 mức độ phát triển kĩ năng ĐGQT đề xuất (Bảng 2) và cấu trúc thành phần của kĩ năng ĐGQT (Bảng 1).
- Bộ tiêu chí gồm 3 mức độ từ thấp đến cao, tương ứng với mức Sơ khởi, Có kĩ năng và Thành thạo trong thang đo.
- Bộ tiêu chí sau khi thử nghiệm và hoàn chỉnh như sau: Bảng 3: Bộ tiêu chí đo lường các kĩ năng thành phần của ĐGQT Mức độ đạt được của kĩ năng Kỹ năng thành Mức 3 Mức 2 Mức 1 phần (Thành thạo) (Có kĩ năng.
- Xác định A1.3 Xác định được đối A1.2 Xác định được A1.1 Xác định được mục đích tượng ĐG, đối tượng sử đối tượng ĐG, đối đối tượng ĐG, đối ĐGQT dụng kết quả ĐG và tượng sử dụng kết tượng sử dụng ĐG và 41 Nguyễn Thị Hải Yến, Ngô Thị Hoàng Vân, Phan Đức Duy Tập 129, Số 6D, 2020 thông tin cần thu thập quả ĐG và thông tin thông tin ĐG.
- Tuy nhiên, mối tương hợp với ngữ cảnh ĐG.
- nhiên, vẫn tồn tại một quan giữa các nội số lỗi về sự phù hợp dung này là chưa phù giữa các nội dung hợp.
- Xác định mục B1.3 Xác định được mục B1.2 Xác định được B1.1 Xác định được tiêu ĐGQT tiêu học tập ĐG một mục tiêu học tập được mục tiêu học tập được cách nhanh chóng, chính ĐG.
- Tuy nhiên còn ĐG nhưng chưa phù xác và phù hợp với mục một vài lỗi nhỏ cần hợp với mục đích.
- khắc phục về tính phù hợp với mục đích ĐG.
- Xác định C1.3 Xác định được C1.2 Xác định được C1.1 Xác định được phương pháp phương pháp phù hợp phương pháp ĐG để phương pháp ĐG ĐG và thiết kế với mục đích ĐG, bối thu thập thông tin cần nhưng chưa phù hợp công cụ ĐG cảnh ĐG.
- thiết, tuy nhiên với mục đích ĐG.
- phương pháp lựa chọn có thể chưa phù hợp với bối cảnh thực hiện ĐG.
- C2.3 Thiết kế được công C2.2 Thiết kế được C2.1 Thiết kế được cụ ĐG phù hợp, sáng công cụ ĐG để thu công cụ ĐG tuy nhiên tạo có thể thu thập được thập thông tin cần công cụ vẫn chưa thu toàn bộ thông tin cần thiết nhưng chưa toàn thập được tất cả thông thiết.
- C3.3 Xây dựng hệ thống C3.2 Xây dựng được C3.1 Xây dựng được tiêu chí ĐG đầy đủ, toàn hệ thống tiêu chí ĐG hệ thống tiêu chí ĐG diện, trình bày dưới nhưng còn sai sót, nhưng còn nhiều sai dạng phiếu phù hợp.
- Thu nhận và D1.3 Ghi chép và tóm D1.2 Ghi chép và tóm D1.1 Ghi chép và tóm xử lý thông tin tắt thông tin ĐG đầy đủ, tắt thông tin ĐG đầy tắt thông tin ĐG chưa phản hồi rõ ràng.
- đầy đủ so với mục đích ĐG đã xác định.
- D2.3 Phân loại và diễn D2.2 Phân loại và D2.1 Phân loại được giải được ý nghĩa của diễn giải được ý nghĩa thông tin ĐG tuy thông tin ĐG phù hợp của thông tin ĐG phù nhiên diễn giải ý với mục đích, bối cảnh hợp với mục đích ĐG, nghĩa của thông tin ĐG.
- D3.3 Xác định được D3.2 Xác định được D3.1 Xác định được hình thức trao đổi kết hình thức trao đổi kết hình thức trao đổi kết quả ĐG đến đối tượng quả phù hợp với mục quả ĐG đến đối sử dụng thông tin phù đích nhưng có thể tượng sử dụng nhưng hợp và hiệu quả.
- chưa phù hợp với bối chưa phù hợp với cảnh ĐG.
- Sử dụng E1.3 Hướng dẫn và tổ E1.2 Hướng dẫn và tổ E1.1 Biết cách hướng thông tin phản chức cho HS xây dựng chức cho HS xây dẫn và tổ chức cho HS hồi chiến lược học tập để cải dựng chiến lược học xây dựng chiến lược thiện việc học hiệu quả tập để cải thiện việc học tập để cải thiện và phù hợp với bối cảnh học có hiệu quả việc học của mình dạy học.
- E2.3 Lập được kế hoạch E2.2 Lập được kế E2.1 Lập được kế điều chỉnh hoạt động hoạch điều chỉnh hoạt hoạch điều chỉnh hoạt giảng dạy của bản thân động giảng dạy của động giảng dạy của 43 Nguyễn Thị Hải Yến, Ngô Thị Hoàng Vân, Phan Đức Duy Tập 129, Số 6D, 2020 GV dựa trên thông tin bản thân GV dựa trên bản thân GV dựa trên phản hồi thu được một thông tin phản hồi thông tin phản hồi cách hợp lý và toàn thu được nhưng chưa thu được, tuy nhiên, diện.
- Tạo mối liên F1.3 Thực hiện chia sẻ F1.2 Thực hiện chia sẻ F1.1 Có thực hiện chia kết giữa HS với mục tiêu hiệu quả, sáng mục tiêu đến HS sẻ mục tiêu nhưng hoạt động ĐG tạo và phù hợp bối cảnh.
- nhưng cách chia sẻ không phù hợp, chưa phù hợp với bối không hiệu quả.
- F2.3 Tổ chức thực hiện F2.2 Tổ chức thực F2.1 Biết cách tổ chức được các hoạt động cho hiện được các hoạt thực hiện các hoạt HS tự ĐG và ĐG chéo động cho HS tự ĐG động cho HS tự ĐG hiệu quả và phù hợp với và ĐG chéo trên lớp và ĐG chéo trên lớp bối cảnh.
- nhưng chưa phù hợp nhưng không hiệu với bối cảnh.
- F3.3 Các hình thức F3.2 Các hình thức F3.1 Các hình thức khuyến khích HS đóng khuyến khích HS khuyến khích HS góp ý kiến cho bản thân, đóng góp ý kiến cho đóng góp ý kiến cho bạn học và GV hiệu quả bản thân, bạn học và bản thân, bạn học và và phù hợp với bối GV đạt hiệu quả GV không phù hợp, cảnh.
- nhưng chưa phù hợp không hiệu quả.
- với bối cảnh.
- Để xác định mức độ kĩ năng ĐGQT mà SV đạt được, cần phải xác định sự đóng góp của các kĩ năng thành phần trong kĩ năng tổng hợp.
- Trên cơ sở tham khảo ý kiến chuyên gia và thực nghiệm khảo sát để xác định độ khó, dễ của việc rèn luyện các kĩ năng thành phần trong thực tế.
- Chúng tôi thấy rằng, trong các kĩ năng thành phần, kĩ năng Tạo mối liên kết giữa HS và hoạt động ĐG (F) có mức độ khó cao.
- Do vậy, SV rất khó để đạt được mức Thành thạo của kĩ năng này.
- Bên cạnh đó, kĩ năng Xác định phương pháp ĐG và thiết kế công cụ ĐG (C), Xử lý và thu nhận thông tin phản hồi (D), Sử dụng thông tin phản hồi (E) đóng góp vai trò quan trọng đối với kĩ năng tổng hợp.
- Trên cơ sở đó, chúng tôi xác định như sau: SV đạt mức Sơ khởi (mức 1) của kĩ năng tổng hợp khi các kỹ năng thành phần (C), (D), (E) và (F) đạt được mức 1, kĩ năng (A) và (B) có thể đạt mức 1 hoặc mức 2.
- SV đạt mức Có kĩ năng (mức 2) của kĩ năng tổng hợp khi các kỹ năng thành phần (C), (D), (E) và (F) đạt được mức 2, kĩ năng (A) và (B) có thể đạt mức 2 hoặc mức 3.
- Kết luận Với xu hướng đổi mới hoạt động ĐG theo định hướng phát triển năng lực – ĐG vì sự tiến bộ của người học hiện nay, nâng cao nhận thức và rèn luyện kĩ năng ĐGQT cho SV là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường sư phạm.
- Bảng tiêu chí ĐG các mức độ đạt được về kĩ năng ĐGQT sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để các trường đào tạo giáo viên xây dựng nội dung và kế hoạch rèn luyện kĩ năng này cho SV.
- Bên cạnh đó, việc ĐG biểu hiện của kĩ năng ĐGQT qua các mức độ từ thấp đến cao gồm (Sơ khởi, Có kĩ năng và Thành thạo) sẽ giúp người dạy thấy được vị trí của SV trên đường phát triển kĩ năng ĐGQT, từ đó có những điều chỉnh cải tiến nhằm giúp người học đạt được kĩ năng này