« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu quy trình phân hủy TNT bằng persulfate hoạt hóa Fe0 trong nước thải nhà máy gia công thuốc phóng thuốc nổ. Đề xuất mô hình xử lý nước thải chứa TNT.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nghiên cứu quy trình phân hủy TNT bằng persulfate hoạt hóa Fe0 trong nước thải nhà máy gia công thuốc phóng thuốc nổ.
- Đề xuất mô hình xử lý nước thải chứa TNT’’ Tác giả luận văn: Nguyễn Thu Hương Khóa: 2011B Người hướng dẫn: GS.
- TS Đặng Thị Kim Chi Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Ô nhiễm môi trường do chất thải của nhà máy gia công thuốc phóng thuốc nổ trong đó có sử dụng TNT(2,4,6 trinitrololuen) làm nguyên liệu đang là vấn đề nghiêm trọng.
- Những ảnh hưởng về phổi và máu và những ảnh hưởng khác sẽ phát tăng dần và tác động vào hệ thống miễn dịch, đồng thời TNT cũng có khả năng gây ung thư cho con người…[8] Kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay nguồn nước thải chứa TNT có thể phát sinh từ các dây chuyền công nghệ như: Dây chuyền sản xuất thuốc nổ công nghiệp Amonit, AD1.
- Dây chuyền sản xuất thuốc gợi nổ.
- Dây chuyền xì đạn thu hồi TNT.
- Nước thải phát sinh từ các dây chuyền này có hàm lượng TNT vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép (TCQS quy định TNT trong nước thải là 0,5 mg/l), trong đó đáng chú ý hơn cả là nước thải của dây chuyền thu hồi TNT từ các đầu đạn thanh lý, có chứa hàm lượng lớn TNT (80100) mg/l và lưu lượng (68)m3/ngày.
- Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu thành công cho xử lý nước thải chứa TNT hàm lượng nhỏ (2040) mg/l phù hợp để áp dụng cho các dây chuyền sản xuất thuốc nổ và gợi nổ, để ứng dụng cho xử lý dây chuyền thu hồi TNT thì phải có chi phí rất cao và chưa đạt hiệu suất xử lý chưa triệt để đồng thời tạo ra các sản phẩm phụ còn có hại với môi trường.
- Đặc biệt, với các kết quả nghiên cứu đã công bố hiện nay thì chưa có tài liệu công bố về phân hủy TNT bằng persulfate hoạt hóa Fe0.
- Vì vậy vấn đề nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng tạo điều kiện tối ưu cho phản ứng phân hủy TNT và đề xuất mô hình xử lý chất độc này tại nhà 2 máy để đạt yêu cầu bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam là rất cần thiết.
- Đó chính là lý do chọn đề tài “Nghiên cứu quy trình phân hủy TNT bằng persulfate hoạt hóa Fe0 trong nước thải nhà máy gia công thuốc phóng thuốc nổ.
- Đề xuất mô hình xử lý nước thải chứa TNT” để góp phần vào việc bảo vệ môi trường cho các cơ sở quốc phòng gia công thuốc phóng thuốc nổ.
- b) Mục đích nghiên cứu của đề tài, đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Mục đích của đề tài -Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng trong nước thải đến phản ứng phân hủy TNT và các điều kiện tối ưu cho phản ứng.
- Đề xuất mô hình xử lý nước thải chứa TNT của dây chuyền thu hồi thuốc nổ TNT từ các đầu đạn thanh lý tại các nhà máy gia công thuốc phóng thuốc nổ.
- Đối tượng nghiên cứu là: Nước thải chứa TNT của dây chuyền xì đạn thu hồi TNT tại nhà máy gia công thuốc phóng thuốc nổ thuộc Bộ quốc phòng.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu lựa chọn điều kiện tối ưu cho quá trình phân hủy TNT bằng persulfate hoạt hóa Fe0 và đề xuất mô hình xử lý TNT trong nước thải của dây chuyền xì đạn thu hồi TNT.
- c) Nội dung nghiên cứu: 1.
- Nghiên cứu lựa chọn điều kiện tối ưu cho phản ứng phân hủy TNT.
- Nghiên cứu sự hòa tan của sắt kim loại - Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hoạt hóa tạo gốc tự do và chất xúc tiến tạo phức bền với Fe2+ tới phản ứng phân hủy TNT - Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng: pH, EDTA, kích thước và hàm lượng bột sắt, nồng độ persulfate, tốc độ khuấy, khả năng hấp phụ của hợp chất FeOOH.
- Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng trong nước thải đến phản ứng phân hủy TNT.
- 3- Đề xuất mô hình xử lý TNT trong nước thải của dây chuyền xì đạn thu hồi TNT thuộc nhà máy gia công thuốc phóng thuốc nổ thuộc Bộ quốc phòng.
- d) Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng của đề tài: Để thực hiện các nội dung của đề tài, sẽ tiến hành các phương pháp nghiên cứu như sau: 3  Phương pháp kế thừa  Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập, thống kê  Phương pháp thực nghiệm  Phương pháp phân tích, tổng hợp kết quả  Phương pháp xử lý số liệu Các kỹ thuật sẽ sử dụng phục vụ quá trình nghiên cứu của đề tài là một số phương pháp phân tích phục vụ cho việc theo dõi quá trình phản ứng.
- Phân tích TNT bằng phương pháp Von-Ampe  Phân tích TNT bằng HPLC  Phương pháp chuẩn độ hóa học e) Kết luận: Đã tìm ra được điều kiện xử lý hợp chất TNT sử dụng hệ phản ứng Fe0/H2O/Na2S2O8 có sử dụng thêm phụ gia EDTA.
- Hệ phản ứng này sử dụng persulfate để hoạt hóa sắt không tạo ra gốc tự do sulfate có khả năng oxi hóa mạnh các hợp chất hữu cơ.
- Hệ nghiên cứu này có thể loại bỏ TNT ra khỏi dung dịch ngay ở điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường.
- Đã xác định được điều kiện tối ưu cho quá trình phân hủy TNT (100mg/l) bằng persulfate hoạt hóa Fe0: pH dung dịch: 12, Tốc độ khuấy: 100 vòng /phút, Nồng độ EDTA: 0,01M, Hàm lượng bột sắt: 10 g/l, Nồng độ Na2S2O8 là 0,005M.
- Đã xác định ảnh hưởng của thành phần nước thải đến quá trình phân hủy TNT  Áp dụng được các kết quả nghiên cứu để đề xuất quy trình xử lý TNT đạt hiệu suất cao nhất cho dây chuyền xì đạn thu hồi TNT.
- Từ quá trình nghiên cứu khả năng phân hủy TNT bằng sắt hoá trị không qua đó có thể ứng dụng để xử lý các hợp chất nitro vòng thơm khác

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt