« Home « Kết quả tìm kiếm

Nhận thức của sinh viên năm nhất chuyên ngành ngôn ngữ Anh về tầm quan trọng của việc tự học: Nghiên cứu tại Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh


Tóm tắt Xem thử

- Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Nhận thức của sinh viên năm nhất chuyên ngành ngôn ngữ Anh về tầm quan trọng của việc tự học: Nghiên cứu tại Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh First-year English majors’ perceptions of the importance of learner autonomy: A case study at Nong Lam University Dương Mỹ Thẩm1*, Nguyễn Đặng Thị Cúc Huyền1, Nguyễn Liên Hương1, Hà Thị Ngọc Thương1 1 Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam * Tác giả liên hệ, Email: [email protected] THÔNG TIN TÓM TẮT DOI:10.46223/HCMCOUJS.
- Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu nhận thức của soci.vi sinh viên năm nhất chuyên ngành Ngôn Ngữ Anh, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của việc tự học đối với việc học của họ.
- Đây là một nghiên cứu định lượng với sự tham gia của 173 sinh viên.
- Kết quả chỉ ra rằng hầu hết những sinh Ngày nhận viên này đều công nhận vai trò quan trọng của việc tự học ở ba khía cạnh: khởi đầu, tổ chức-giám sát, đánh giá theo thứ tự giảm Ngày nhận lại dần dựa vào giá trị trung bình.
- Tuy nhiên, sinh viên vẫn chưa chắc Từ khóa: chắn về hiệu quả các hoạt động tự đánh giá mang lại mặc dù họ nhận thức, sinh viên chuyên tin rằng tự theo dõi tiến trình học tập và làm việc với bạn bè giúp ngữ năm nhất, tự học họ xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình.
- Trong bối cảnh việc đào tạo tiếng Anh trong thế kỷ XXI đang thay đổi thì khái niệm tự học được xem như là định hướng đúng đắn của quá trình học tập.
- Sự khác biệt về văn hóa được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học.
- Khái niệm tự học đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới và được áp dụng vào thực tế giảng dạy mang lại nhiều lợi ích cho người học (Büyükdumana & Şirin, 2010.
- Tại Việt Nam, khái niệm tự học cũng dần được chú trọng phát triển trong những năm gần đây.
- Trong đó, nội dung Nghị quyết nhấn mạnh năng lực tự học là yếu tố quyết định đến chất lượng học tập của sinh viên.
- Mặc dù năng lực tự học được xem là kim chỉ nam cho hoạt động học tập của sinh viên trong thời đại mới nhưng vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức trong giảng dạy và nghiên cứu, đặc biệt tại bối cảnh nghiên cứu.
- Theo quan sát của nhóm tác giả thì sinh viên năm nhất chuyên ngành Ngôn Ngữ Anh của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh chưa được học các môn liên quan đến kỹ năng học đại học (bao gồm kỹ năng tự học).
- Vì vậy, việc khảo sát nhận thức của sinh viên năm nhất chuyên ngành Ngôn Ngữ Anh tại Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của việc tự học và sau đó đưa ra những khuyến nghị giúp tăng cường năng lực tự học cho sinh viên là nhu cầu cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng.
- Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên năm nhất chuyên ngành Ngôn Ngữ Anh tại Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của việc tự học với câu hỏi nghiên cứu sau: Dương Mỹ Thẩm và cộng sự.
- Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Sinh viên năm nhất chuyên ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của việc tự học? 2.
- Cơ sở lý luận Holec (1981) được xem như là nhà nghiên cứu đầu tiên đưa ra định nghĩa cụ thể về khái niệm tự học.
- Theo ông, tự học là khả năng tự chịu trách nhiệm về việc học của mình.
- Định nghĩa này đóng vai trò định hướng cho các khái niệm về tự học sau này.
- Ngoài tính trách nhiệm, một số nhà nghiên cứu ở thế kỷ XX còn cho rằng khái niệm tự học liên quan đến tính độc lập (Dam, Eriksson, Little, Miliander & Trebbi, 1990.
- Đáng kể nhất phải đề cập đến định nghĩa của Benson (2001) vì ông cho rằng thật thiếu sót nếu chỉ đặt khái niệm tự học trong mối quan hệ với tính trách nhiệm và tính tự quyết trong quá trình học.
- Theo ông, tự học được hiểu như là khả năng kiểm soát việc học của mình.
- Tóm lại, dù các nhà nghiên cứu xem xét khái niệm tự học ở góc độ nào thì tựu trung lại đều nhấn mạnh sự tự chủ của người học, gồm ba khía cạnh sau: Khởi đầu (initiating), tổ chức và giám sát (organizing & monitoring) và đánh giá (evaluating).
- Với sự thay đổi về phương pháp dạy và học, đặc biệt đối với việc học ngoại ngữ để đáp ứng những yêu cầu của một công dân toàn cầu trong thế kỷ XXI, năng lực tự học được xem như là chìa khóa quan trọng cho quá trình dạy và học hiệu quả.
- Chen và Pan (2015) cho rằng tự học là một cách tiếp cận mang tính thực tiễn cho việc dạy và việc học ngoại ngữ.
- Tương tự, Dang (2012) tin rằng năng lực tự học là mục tiêu cuối cùng của giáo dục nói chung và giáo dục ngoại ngữ nói riêng.
- Tác giả này giải thích rằng việc tăng cường năng lực tự học sẽ giúp tăng động lực học tập và tính chủ động trong quá trình học.
- Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tương hỗ của việc tự học và sự tương tác, học hỏi lẫn nhau giữa các sinh viên (Macaro, 1997.
- Mỗi sinh viên có một phong cách học khác nhau.
- Một người có năng lực tự học có thể làm việc một mình, theo cặp hoặc theo nhóm tùy vào nhu cầu của họ.
- Ngoài sự tương tác với bạn bè, người tự học có thể đặt mục tiêu học tập, xây dựng kế hoạch học tập, chọn phương pháp học và chiến lược học phù hợp, chọn tài liệu học tập, tự đánh giá việc học của mình, chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết (Ganza, 2008.
- Việc tự học còn ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập như một vài nghiên cứu đã đưa ra.
- Nói chung, năng lực tự học đóng vai trò cốt lõi trong giáo dục thời đại mới.
- Vì vậy, họ cần được cung cấp kiến thức và kỹ năng đầy đủ về việc tự học.
- Số lượng sinh viên hiện tại của Khoa gồm 856 sinh viên.
- trong đó có 193 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh năm nhất.
- Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên.
- Theo quy định của Nhà trường, sinh viên năm nhất chuyên ngành tiếng Anh cần tích lũy tối đa 30 tín chỉ và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 trở lên.
- Dựa vào bảng phân loại giờ tín chỉ như trên thì sinh viên cần phải bố trí thời gian và có phương pháp tự học hợp lý.
- Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát của nghiên cứu này gồm tất cả sinh viên năm nhất chuyên ngành Ngôn Ngữ Anh của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh (trừ 3 bạn tham gia nghiên cứu thử nghiệm).
- Về khoảng thời gian đã học tiếng Anh, có 76 sinh viên học tiếng Anh từ 7-10 năm (chiếm 43,9.
- 57 sinh viên học tiếng Anh dưới 7 năm (chiếm 32,9%) và 40 sinh viên đã học tiếng Anh trên 10 năm (chiếm 23,1.
- Đối với hình thức tự học họ yêu thích, 92 sinh viên chọn học một mình (chiếm 53,2.
- 47 sinh viên chọn học theo nhóm (chiếm 27,2%) và 34 sinh viên chọn học theo cặp (chiếm 19,7,9.
- Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu Bảng khảo sát được xây dựng nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức của sinh viên năm nhất chuyên ngành tiếng Anh của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của việc tự học.
- Bảng câu hỏi này được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về tầm quan trọng của việc tự học (Blidi, 2017.
- Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh để không gây khó khăn về mặt ngôn ngữ cho đối tượng khảo sát, gồm hai phần: (1) thông tin cá nhân dùng để thu thập dữ liệu về giới tính, khoảng thời gian đã học tiếng Anh, hình thức tự học yêu thích và (2) tầm quan trọng của việc tự học trong quá trình học tiếng Anh gồm 18 câu hỏi với hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) là 0,84.
- Ngoài ra, để đảm bảo độ tin cậy của công cụ thu thập dữ liệu, nhóm nghiên cứu phát bảng câu hỏi cho 03 sinh viên năm nhất tại bối cảnh nghiên cứu (không tham gia nghiên cứu chính) trả lời thử để xem nội dung và hình thức của bảng câu hỏi có gây cản trở gì cho đối tượng khảo sát không.
- Kết quả Phần này trình bày kết quả về nhận thức của sinh viên năm nhất chuyên ngành Ngôn Ngữ Anh của Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của việc tự học trong quá trình học của họ.
- Việc tự học được xét ở ba khía cạnh như sau: (1) khởi đầu, (2) tổ chức- giám sát, (3) đánh giá.
- Điều này có nghĩa là hầu hết sinh viên đồng tình với các ý kiến trong ba nhóm này theo thứ tự từ cao đến thấp.
- Bảng 1 Giá trị trung bình tổng của ba khía cạnh tự học n=173 STT Nội dung Hạng M SD 1 Khởi đầu Tổ chức-giám sát Đánh giá Ghi chú: n: số lượng mẫu, M: Giá trị trung bình, SD: Độ lệch chuẩn Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu 70 Dương Mỹ Thẩm và cộng sự.
- Theo quan sát từ Bảng 2 về giá trị trung bình của nhóm khởi đầu, sinh viên cho rằng việc tự học giúp họ nhiều nhất khi họ cảm thấy chủ động hơn vì tự giải đáp thắc mắc với sự hỗ trợ của internet (M=4,51.
- Ngoài ra, họ còn cho rằng việc tự học giúp cho họ theo dõi được tiến trình học của mình, cụ thể là biết được nên học gì tiếp theo dựa vào mục tiêu đã thiết lập trước đó (M=3,94.
- Cuối cùng, khi gặp vấn đề không hiểu họ chủ động tìm gặp giáo viên nhờ giúp đỡ là lợi ích mà khá nhiều sinh viên cho rằng do việc tự học mang lại (M=3,85.
- Bảng 2 Giá trị trung bình của nhóm khởi đầu n=173 Câu Việc tự học giúp tôi… Hạng M SD 1 biết được mình nên học gì tiếp theo khi xác định mục tiêu học tập của mình.
- Ghi chú: n: số lượng mẫu, M: Giá trị trung bình, SD: Độ lệch chuẩn Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu Theo số liệu trong Bảng 3 về giá trị trung bình của nhóm tổ chức-giám sát, sinh viên tương đối đồng tình với tất cả các ý kiến liên quan đến quá trình tổ chức-giám sát.
- Cụ thể là số đông sinh viên cảm thấy hứng thú hơn khi họ được chọn các hoạt động ngoài lớp như: nghe các bài hát bằng tiếng Anh (M=4,26.
- Tuy nhiên, cùng là các hoạt động ngoài giờ học nhưng ít sinh viên đồng tình hơn với ý kiến cho rằng đọc báo, tạp chí bằng tiếng Anh ngoài lớp giúp họ hứng thú hơn.
- Điều này có nghĩa là nhiều sinh viên cho rằng việc tự học giúp cho họ có động lực học tập và kiểm soát được việc học của mình.
- So với các khía cạnh tự học kể trên thì việc tự chọn tài liệu Dương Mỹ Thẩm và cộng sự.
- Bảng 3 Giá trị trung bình của nhóm tổ chức-giám sát n=173 Câu Việc tự học giúp tôi… Hạng M SD 5 biết được mình nên học gì tiếp theo khi xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập.
- Điều này có nghĩa là sinh viên ít đồng tình với các ý kiến trong nhóm này hơn hai nhóm còn lại.
- SD=0,86) và việc theo dõi tiến trình học tập giúp sinh viên tự tin hơn (M=3,83.
- Nói cách khác, sinh viên hầu như đồng tình với hai ý kiến này.
- Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Bảng 4 Giá trị trung bình của nhóm đánh giá n=173 Câu Việc tự học giúp tôi… Hạng M SD tự tin hơn khi nhận thấy sự tiến bộ của mình qua các 15 bài học thông qua việc theo dõi tiến trình học tập của mình.
- Thảo luận Tầm quan trọng của việc tự học được đề cập ở ba khía cạnh: khởi đầu, tổ chức-giám sát và đánh giá.
- Xét về nhóm khởi đầu, internet được xem là một nguồn học liệu hữu ích khi sinh viên gặp các vấn đề khó hiểu vì họ cho rằng việc làm này giúp họ chủ động hơn trong học tập.
- Xét về nhóm tổ chức-giám sát¸ sinh viên tin rằng họ sẽ hứng thú hơn khi tự chọn hoạt động ngoài lớp học mang tính vừa học vừa chơi như nghe nhạc, xem phim, đọc báo/tạp chí hoặc nói chuyện với bạn bằng tiếng Anh.
- Riêng ý kiến cho rằng sinh viên có động lực học tập hơn khi tự chọn tài liệu trong và ngoài lớp học nhận được ít sự đồng thuận nhất từ các đối tượng khảo sát.
- Điều này có thể là do sinh viên tại bối cảnh nghiên cứu chưa có nhiều cơ hội, thậm chí là không có cơ hội chọn tài liệu học cho mình mà họ phải thực hiện theo chương trình đào tạo dưới sự hướng dẫn của giáo Dương Mỹ Thẩm và cộng sự.
- Xét về nhóm đánh giḠsinh viên cho rằng việc họ tự đánh giá sự tiến bộ của mình giúp họ tự tin hơn cũng như xác định được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình khi làm việc với bạn bè.
- Khi được hỏi về phương thức tự học yêu thích, gần một nửa đối tượng khảo sát (46.8%) chọn học theo cặp và nhóm.
- Do đó, sinh viên cần được hướng dẫn cách làm cụ thể và cần sự tư vấn của giáo viên khi gặp vấn đề khó khăn trong suốt quá trình học.
- Trong một nghiên cứu của mình, Scheb-Buenner (2018) đã đưa ra kết luận rằng việc theo dõi và đánh giá quá trình học nên là nhiệm vụ của cả giáo viên và sinh viên và sự hướng dẫn cụ thể là cần thiết cho sinh viên để mang lại hiệu quả cao nhất.
- Duong (2015) cũng chỉ ra rằng sinh viên không tự tin với kiến thức và kinh nghiệm của mình khi tự đánh giá bài viết của mình hay đánh giá bài viết của bạn cùng lớp.
- Kết luận Nhìn chung, đa số đối tượng khảo sát đồng tình với các ý kiến về tầm quan trọng của việc tự học đối với việc học của họ.
- Trong ba khía cạnh tự học thì các ý kiến liên quan đến khía cạnh đánh giá nhận được ít sự đồng tình hơn các ý kiến ở hai khía cạnh còn lại, gồm khởi đầu và tổ chức-giám sát.
- Điều này có nghĩa là sinh viên năm nhất chuyên ngành ngôn ngữ Anh tại Đại học Nông Lâm TP.
- HCM nhận thấy được tầm quan trọng của việc tự học được thể hiện ở ba phương diện cụ thể sau.
- Kết quả cho thấy có rất nhiều sinh viên cho rằng việc tiếp cận với giáo viên, bạn bè và truy cập internet để giải đáp thắc mắc giúp họ tự tin và chủ động hơn trong học tập.
- Không giống như hai nhóm trên, nhận thức của sinh viên về các ý kiến trong nhóm được chia thành hai nhóm nhỏ.
- Nếu như đa số sinh viên nghĩ rằng họ cảm thấy tự tin hơn khi theo dõi tiến trình học tập và có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu khi làm việc với bạn bè thì nhiều trong số họ chưa thật sự tin rằng việc tự đánh giá năng lực của mình giúp đạt kết quả cao hơn và việc suy ngẫm lại hoặc viết nhật ký những gì đã học giúp họ kiểm soát việc học tốt hơn.
- Khuyến nghị Với kết quả thu được từ nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một vài khuyến nghị liên quan đến ba khía cạnh của tự học như sau: Đối với nhóm khởi đầu, giáo viên cần nêu rõ tầm quan trọng của việc tự học và tính hữu dụng của mục tiêu học tập ngay đầu khóa học để họ có thể xác định những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn cho cả khóa học.
- Ngoài ra, giáo viên cần tạo nhiều cơ hội để tăng tính chủ động, sáng tạo cho sinh viên và các kỹ năng mềm cho sinh viên bằng cách sử dụng phương pháp dạy học theo dự án (project-based) hay nhiệm vụ (task-based).
- Ví dụ, sau khi hoàn thành bài học về “môi trường”, giáo viên yêu cầu sinh viên làm nhóm, cặp hoặc cá nhân (tùy vào độ khó của bài) để làm một tờ báo tường (poster) về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hoặc giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường.
- Với nhiệm vụ này, sinh viên cần làm việc với nhau, tìm kiếm thông tin trực tuyến hoặc các nguồn tài liệu ngoại tuyến để hoàn thành dự án của mình.
- Từ những hoạt động này, sinh viên sẽ trở nên tích cực hơn trong học tập và dần thay đổi tư duy về trách nhệm của mình đối với việc học.
- Đối với nhóm tổ chức-giám sát, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên cách xây dựng kế hoạch học tập, chọn phương pháp học, chiến lược học, tài liệu học tập và hoạt động luyện tập ngoài lớp học.
- Nói cách khác, sinh viên cần kiến thức về những hoạt động này để họ tự tin hơn khi áp dụng.
- Cụ thể là giáo viên cần chuẩn bị các biểu mẫu hoặc tài liệu cần thiết để giới thiệu và hướng dẫn cho sinh viên cách thực hiện vào buổi đầu tiên của khóa học.
- Ngoài việc chuẩn bị kiến thức cho sinh viên về các hoạt động tự học, giáo viên cần đề xuất với các cấp lãnh đạo về việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ học để thu hút sinh viên tham gia như là câu lạc bộ tiếng Anh, cuộc thi hùng biện tiếng Anh, cuộc thi hát tiếng Anh, cuộc thi tìm hiểu văn hóa nước ngoài, cuộ thi báo tường bằng tiếng Anh, câu lạc bộ dịch thuật, v.v.
- Bên cạnh việc đưa ra các nguồn học cơ bản, giáo viên cần giới thiệu cho sinh viên nguồn học liệu trực tuyến của trường (nếu có).
- Đối với nhóm đánh giá, việc để sinh viên tự đánh giá năng lực của mình hay đánh giá cho bạn cùng lớp là một trong những kỹ năng tự học cần thiết, song trong bối cảnh hiện tại sinh viên chưa được hướng dẫn cách làm cụ thể cho từng môn học nên có phần hoài nghi tính hiệu quả về hoạt động này.
- Vì thế, giáo viên cần đưa ra thang chấm điểm và tiêu chí rõ ràng để sinh viên có thể tham chiếu và cảm thấy tự tin hơn khi đánh giá.
- Ngoài ra, giáo viên nên khuyến khích sinh viên suy ngẫm lại những gì mình đã học bằng nhiều hình thức khác nhau như là đặt một vài câu hỏi ngắn sau khi kết thúc bài học, trả lời các câu hỏi cuối bài (nếu có), viết nhật ký, thảo luận cuối giờ, sử dụng trò chơi 3-2-1, etc.
- Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Mặc dù nghiên cứu này ít nhiều mang lại lợi ích cho các nhà nghiên cứu sau này khi họ tìm hiểu về vấn đề tự học nhưng nó cũng tồn tại một số hạn chế sau.
- Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Đối tượng khảo sát chỉ giới hạn là sinh viên năm nhất chuyên ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các nghiên cứu sau này nên so sánh, đối chiếu nhận thức của sinh viên ở các năm để có sự để tìm ra sự giống và khác nhau.
- từ đó đưa ra những đề xuất phát huy năng lực tự học phù hợp cho sinh viên từng năm.
- nhằm nâng cao năng lực tự học của sinh viên