« Home « Kết quả tìm kiếm

Vấn Đề Con Người Trong Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam (Từ Thời Kỳ Dựng Nước Đến Đầu Thế Kỷ XX)


Tóm tắt Xem thử

- Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 48, 2020 VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM (TỪ THỜI KỲ DỰNG NƯỚC ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX) NGUYỄN TRUNG DŨNG Khoa Lý luận Chính trị,Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh [email protected] Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu vấn đề con người trên phương diện triết học, hệ thống hóa quan niệm, quan điểm của các nhà tư tưởng trong lịch sử Việt Nam (từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX) về nguồn gốc, bản tính, vị trí và vai trò của con người, ý thức về chủ quyền và lòng tự hào dân tộc, tư tưởng về đạo làm người.
- Đây là những vấn đề chủ yếu, xuyên suốt trong quá trình lịch sử phát triển tư tưởng của dân tộc, phản ánh đặc điểm cơ bản lịch sử vận động và xây dựng đất nước.
- Qua đó, giúp chúng ta hiểu hơn về những giá trị cốt lõi về con người Việt Nam truyền thống và ý nghĩa đối với việc xây dựng con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
- vấn đề con người, tư tưởng Việt Nam HUMAN AFFAIRS IN THE HISTORY OF VIETNAMESE THOUGHTS (FROM THE COUNTRY ESTABLISHMENT PERIOD TO THE BEGINNING OF 20TH CENTURY) Summary: the article studies philosophically human affairs, systematises conceptions, opinions of ideologists in the history of vietnamese thoughts (from the establishment period to the beginning of twentieth century) in terms of origin, nature, position and role of human, the sense of sovereignty and ethnic pride, thoughts about life point of view.
- tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
- Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc biệt đến con người, coi con người là trung tâm, mục tiêu, động lực của sự phát triển, định hướng sự nghiệp xây dựng con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải gắn liền với xây dựng nhân cách phát triển hài hoà, kế thừa truyền thống và hiện đại, vừa “hồng” vừa “chuyên”.
- Giá trị truyền thống có vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay trên nhiều phương diện, là “bộ lọc”, “kháng thể” chống lại tác động tiêu cực của toàn cầu hóa và kinh tế thị trường.
- góp phần xây dựng nhân cách mới, gắn lý tưởng, ước mơ hoài bão với hành động của con người hiện nay, nhất là thế hệ trẻ.
- Bối cảnh mới đang tạo ra cho Việt Nam cơ hội phát huy những giá trị truyền thống, tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của nhân loại trong xây dựng con người mới vì sự nghiệp đổi mới và © 2020 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM (TỪ THỜI KỲ DỰNG NƯỚC 15 ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX) phát triển.
- Nghiên cứu vấn đề con người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam (từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX) không chỉ nhằm làm rõ hơn sự vận động và phát triển của tư tưởng Việt Nam, mà còn góp phần rút ra những đặc điểm, giá trị cốt lõi về con người truyền thống, qua đó rút ra được ý nghĩa đối với việc xây dựng con người trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
- Tư tưởng Việt Nam nói chung, vấn đề về con người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam nói riêng, trong quá trình hình thành, phát triển, đã phản ánh sâu sắc những điều kiện, đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước.
- Do vậy, các hệ thống tư tưởng về con người và giải phóng con người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đã tiếp thu, kế thừa và phát triển các dòng tư tưởng khác nhau của cả phương Đông và phương Tây, mà đặc biệt là quan điểm về con người và giải phóng con người trong chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Tư tưởng Việt Nam nói chung, tư tưởng về con người nói riêng trong lịch sử phản ánh sâu sắc những đặc điểm cơ bản của lịch sử phát triển dân tộc.
- Thực chất vấn đề con người trong lịch sử tư tưởng là quyền con người, giải phóng con người, giải phóng dân tộc, khẳng định vị trí, vai trò, thái độ của con người trước vận mệnh dân tộc.
- Có thể khái quát vấn đề con người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam với các nội dung cơ bản sau đây: 1.
- Tư tưởng về nguồn gốc và bản tính con người Trải qua hàng ngàn năm, nền kinh tế Việt Nam thực chất là nền kinh tế tiểu nông, lạc hậu, dựa trên sản xuất nông nghiệp theo lối độc canh cây lúa là chủ yếu, thủ công nghiệp, thương nghiệp manh mún.
- Tính năng © 2020 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 16 VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM (TỪ THỜI KỲ DỰNG NƯỚC ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX) động của nền kinh tế hạn chế.
- Điều kiện kinh tế, xã hội đó hình thành thế giới quan và nhân sinh quan ở các nhà tư tưởng có sự đan xen giữa yếu tố duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình.
- Tuy nhiên, khi đánh giá, xem xét sự vật, hiện tượng, cha ông ta đã sớm có cách nhìn biện chứng, mặc dù còn chất phác, cảm tính về nguồn gốc và bản tính con người.
- Vào thời kỳ Bắc thuộc, ảnh hưởng nhân sinh quan của Phật giáo khi truyền vào Việt Nam, Thiền sư Mâu Tử cho rằng, nguồn gốc con người “vốn tự vô sinh.
- Phát triển tư tưởng Phật giáo, thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi, thời kỳ nhà Lý, thiền phái đầu tiên ở Việt Nam tại chùa Pháp Vân, quan niệm mỗi cá nhân xuất hiện là do “nghiệp lực, nghiệp duyên” [2, p.
- Con người có nghiệp là do vô minh, không nhận ra được thế giới này là vô thường.
- Cuộc đời con người là phù du, luôn biến đổi vô thường.
- Kế thừa quan điểm của thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi, Trần Thái Tông cho rằng, bản nguyên của vũ trụ, vạn vật và con người đều sinh ra từ “cái tâm (không, hư” mà ra” [2, p.
- Trần Thái Tông nhận thức về thế giới vạn vật và con người hướng vào tâm, xuất phát từ cái tâm.
- Theo đó, con người được quan niệm là được sinh ra từ trời đất, là bộ phận tinh túy nhất của tự nhiên.
- Con người chịu được chỉnh khí của trời đất, tinh khôn hơn vạn vật” [3, p.
- Còn Nguyễn Trãi quan niệm, con người là sản phẩm của quá trình vận động của trời đất.
- Sau này, Nguyễn Bỉnh Khiêm khái quát nguồn gốc con người bằng thơ: “Thái cực từ khi mới phân chia đã phân định rõ vị trí của tam tài.
- Tiếp tục quan điểm con người được sinh ra từ trời đất, Ngô Thì Nhậm viết: “Khi khí âm dương đọng lại, tạo ra muôn loài, sinh ra từ chỗ “thức tỉnh”, vậy thì thức tỉnh chính là thái cực sinh ra lưỡng nghi vậy” [5, p.
- Lê Quý Đôn cũng thường đề cập đến mối quan hệ thống nhất giữa trời và con người trong tác phẩm của mình: “Người ta cùng với trời đất là một gốc.
- Ông đã quy con người và tự nhiên về một mối và gắn tất cả trong mối quan hệ với trời.
- Nguyễn Trường Tộ được xem là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu kiến thức mới Tây Âu, thời vua Tự Đức, xuất phát từ quan điểm “trời” là nhân tố sinh ra vạn vật và quyết định vận mệnh của con người.
- Ông viết: “Tạo vật sinh ra muôn vật để con người sử dụng mà không tiếc một thứ gì”, “tạo vật sinh ra loài người đều do cùng một nguồn gốc như nhau cả” [7, p.
- Quan điểm về nguồn gốc con người là sự kết tinh của trời và đất được phát triển đến đầu thế kỷ XX khi Phan Bội Châu cho rằng, con người là sự kết hợp giữa trời và đất, tuy nhiên sự kết hợp này không giống nhau ở mỗi người vì thế mới có giới tính và nét đẹp khác nhau.
- Ông phủ nhận con người là sản phẩm của thần thánh, Thượng đế tạo nên.
- Quan điểm về nguồn gốc của con người được thay đổi căn bản trong lịch sử tư tưởng đến đầu thế kỷ XX, với sự xuất hiện của nhà tư tưởng Nguyễn An Ninh .
- Nghiên cứu và kế thừa phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác, ông phủ nhận quan điểm duy tâm, tôn giáo về nguồn gốc của con người.
- Ông cho rằng, con người có nguồn gốc tiến hóa từ tự nhiên, không có linh hồn bất tử, thể xác có gen di truyền từ thế hệ trước.
- Vấn đề tính người được các nhà tư tưởng trong lịch sử quan tâm, luận giải.
- Các nhà tư tưởng cho rằng, bản tính con người là thiện, do trời đất phú cho.
- Theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, tính người là do thiên tính, tính thiện của con người có sẵn do trời đất sinh ra.
- Con người vốn tính thiện.
- Ngô Thì Nhậm cũng cho rằng, con người khi sinh ra vốn mang tính thiện nhưng do hoàn cảnh sống mà tâm tính con người bị thay đổi, trở nên bạc ác.
- Ông nhận thấy rằng, do “tụ lập bè đảng, lấy việc cưỡng © 2020 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM (TỪ THỜI KỲ DỰNG NƯỚC 17 ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX) bức để sinh nhai cũng là chỗ bất đắc dĩ, hoặc vì đói rét mà bức bách, hoặc vì bạo ngược xua đuổi, mới đến nương thân nơi sóng gió, không có lối thoát ra” [10, p.
- Ông đề cao vai trò của giáo dục trong việc thay đổi bản tính con người: “Người ta, mặt không giống nhau thì lòng cũng không giống nhau.
- Đến Nguyễn Trường Tộ, ông quan niệm rằng, đạo đức là bản tính con người, tuy nhiên, do hám cái lợi và u mê nên làm cho trí não bị hôn mê, nên con người quên mất nhân nghĩa, do vậy con người cần phải học nâng cao kiến thức để phục vụ cho đất nước.
- Phan Bội Châu cho rằng, bản tính vốn có của con người là biết yêu thương nhau: “Cùng một chủng tộc mà hại lẫn nhau, đó là giống vật tầm thường.
- Cùng chủng tộc biết yêu thương nhau mới gọi là con người” [8, p.
- Có thể thấy rằng, vấn đề về nguồn gốc và bản tính con người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo và Nho giáo, tư tưởng truyền thống khẳng định con người là sản phẩm tinh túy của trời, đất, mang bản tính thiện.
- Các nhà tư tưởng thể hiện tư duy biện chứng khi cho rằng, nguồn gốc con người có mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên, và bản tính con người thay đổi dựa trên sự thay đổi của hoàn cảnh môi trường sống.
- Do vậy, các nhà tư tưởng đề cao vai trò của giáo dục trong việc con người hướng thiện, yêu thương lẫn nhau để xây dựng và phát triển đất nước.
- Về vị trí và vai trò của con người Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, vấn đề về vị trí, vai trò của con người được đề cập, chủ yếu là nhấn mạnh đến vị trí và vai trò của Nhân dân.
- Các nhà tư tưởng đánh giá cao vai trò của Nhân dân trọng sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Các nhà tư tưởng đều nhấn mạnh đến vai trò của Nhân dân trong sự nghiệp đánh đuổi giặc ngoại xâm và phát triển kinh tế, xã hội.
- Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị tư tưởng tích cực về sức mạnh của dân, các nhà tư tưởng trong lịch sử có một số hạn chế nhất định về vai trò của con người như coi dân là lực lượng đáng thương xót, là “con đỏ”, là “dân đen”, “lưu dân”, “loạn dân.
- Tư tưởng về ý thức chủ quyền dân tộc, lòng tự hào dân tộc Ý thức về cộng đồng người Việt và chủ quyền đất nước được hình thành và phát triển từ trước thời kỳ Bắc thuộc.
- Ban đầu những tư tưởng này còn biểu hiện đơn giản.
- Lời tuyên bố của Lý Thường Kiệt là một sự khẳng định ý chí của Nhân dân ta quyết tâm bảo vệ độc © 2020 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 18 VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM (TỪ THỜI KỲ DỰNG NƯỚC ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX) lập chủ quyền của đất nước, là niềm tin vô hạn của Nhân dân trong sự nghiệp giữ nước.
- Từ nhận thức về dân tộc, Nguyễn Trãi khẳng định trong Đạo cáo bình Ngô về tư tưởng độc lập dân tộc.
- Dân tộc Việt Nam sẵn sàng không quản hy sinh để bảo vệ nền độc lập tự do của mình.
- Đây là truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc và được phản ánh đậm nét qua các nhà tư tưởng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
- Tinh thần này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử phát triển của dân tộc, là niềm tự hào và sức mạnh của các thế hệ Việt Nam đánh đuổi các thế lực xâm lược hùng mạnh trên thế giới 4.
- Tư tưởng về đạo làm người Nội dung về vấn đề con người được các nhà tư tưởng trong lịch sử Việt Nam đặc biệt quan tâm là vấn đề đạo làm người.
- Con người cá nhân tồn tại ràng buộc trong các mối quan hệ với cộng đồng xã hội, gắn với những bước thăng trầm của vận mệnh dân tộc.
- Do vậy, những nguyên tắc, những chuẩn mực của đạo làm người được hình thành, làm cơ sở để đối nhân xử thế, để xác định phương thức hành động cho con người và như vậy nó phản ánh được yêu cầu của lịch sử là tất yếu.
- Cùng với quá trình giao lưu về mặt văn hóa với các dân tộc khác, quan niệm về đạo làm người của các nhà tư tưởng Việt Nam chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi đạo: Nho, Phật và Lão – Trang, trong đó Nho giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.
- Các nhà tư tưởng, nhà yêu nước Việt Nam đã khai thác Nho giáo để diễn đạt các nội dung yêu nước, yêu dân, tin ở năng lực con người, thái độ của con người trước vận mệnh dân tộc.
- Các nhà tư tưởng yêu nước thời Lý – Trần, nhấn mạnh khái niệm trung nghĩa, coi trung nghĩa là một yêu cầu quan trọng trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm có chủ trương con người phải sống theo những nguyên tắc đạo đức của Nho giáo, phải thực hiện “cương thường”.
- Các quan niệm về con người luôn luôn được gắn với những nội dung cụ thể như vấn đề vị trí, vai trò của con người với tư cách là động lực của cuộc đấu tranh giữ nước.
- đạo đức của con người gắn liền với đường lối và phương châm trị nước.
- những vấn đề đạo lý của con người gắn liền với ý thức trách nhiệm, thái độ của con người trước vận mệnh của đất nước,… Các quan điểm về con người luôn có sự gắn bó, không tách rời các quan điểm về dân tộc và quốc gia có chủ quyền và các vấn đề phương pháp luận của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Tư tưởng chung về con người đã có sự phát triển thành một hệ thống và có bản sắc riêng, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc dựng nước và giữ nước trong cả một quá trình lịch sử lâu dài.
- Khí phách con người Việt Nam, tư tưởng yêu nước của dân tộc được thể hiện qua nhiều áng © 2020 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM (TỪ THỜI KỲ DỰNG NƯỚC 19 ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX) văn thơ bất hủ, đanh thép như Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa.
- Tự tin ở mình, tin ở con người, ở sức mạnh của dân tộc, không trông đợi ở trời phật hay ở bất kỳ một “đấng cứu thế” nào trong chiến tranh giải phóng, đó là một đặc điểm nổi bật của con người Việt Nam.
- Lòng thương người, khoan dung độ lượng với những kẻ lầm đường lạc lối được các nhà tư tưởng đề cao trong quan điểm về đạo làm người.
- Như vậy, do những đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội trong lịch sử Việt Nam, nên các nhà tư tưởng ít quan tâm đến những vấn đề “bản chất con người”, “mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác.
- mà quan tâm đến những quan niệm về chuẩn mực đạo đức và đạo làm người, giáo dục con người, cách đối nhân xử thế, vai trò, vị trí của con người đối với cộng đồng, đất nước,… Chính những tư tưởng này đã phản ánh sâu sắc cuộc sống lao động gian khổ của Nhân dân, sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, láng giềng, dòng họ của người Việt cũng như trong cộng đồng nhà - làng - nước - dân tộc và đặc biệt là phản ánh cuộc kháng chiến trường kỳ vô cùng gian khổ của Nhân dân chống lại các thế lực ngoại xâm.
- KẾT LUẬN Thông qua những nội dung cơ bản về vấn đề con người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, chúng ta thấy được một số đặc điểm nổi bật đó là: con người luôn được xem là sản phẩm tinh túy của trời đất, là trung tâm của vũ trụ.
- xem xét con người trong mối quan hệ với lợi ích và vận mệnh dân tộc, luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên hết.
- Nội dung cơ bản, xuyên suốt trong các vấn đề về con người trong lịch sử là tư tưởng yêu nước.
- Có thể nói, tư tưởng yêu nước là “giá trị đứng đầu bảng giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam” [17, p.
- Sự hình thành tư tưởng yêu nước đi đôi với sự hình thành và phát triển của quốc gia dân tộc.
- Tư tưởng yêu nước hình thành và phát triển gắn liền với cuộc đấu tranh của cộng đồng dân tộc Việt Nam chống lại sự bành trướng xâm lược của phong kiến phương Bắc và các thế lực ngoại xâm khác.
- Tư tưởng yêu nước trước hết thể hiện ở ý thức về dân tộc, về dân tộc độc lập và lòng tự hào dân tộc.
- Trên cơ sở đó, các nhà tư tưởng luôn ý thức suy nghĩ để tìm con đường, giải pháp, động lực để cứu nước, cứu dân nhằm giành chủ quyền lâu dài cho dân tộc.
- Vấn đề về con người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam luôn được gắn với vận mệnh dân tộc, gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của Nhân dân.
- Mặc dù chịu ảnh hưởng chi phối của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo nhưng các nhà tư tưởng Việt Nam trong lịch sử không áp dụng dập khuôn, máy móc mà có sự vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của dân tộc.
- Các quan điểm về con người thời kỳ này chỉ hạn hẹp trong phạm vi ý thức hệ phong kiến với khuynh hướng chủ yếu là chủ nghĩa duy tâm.
- Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, những vấn đề cơ bản về con người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, phản ánh sâu sắc những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội.
- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” [20, p.
- Ngày nay, vấn đề xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng trở nên cấp thiết.
- Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định nhất quán “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển” [1, p.
- Phát triển con người Việt Nam phát triển toàn diện trên cơ sở “Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam © 2020 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 20 VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM (TỪ THỜI KỲ DỰNG NƯỚC ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX) thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [1, pp.
- Trong đó, nội dung trọng tâm xây dựng con người Việt Nam hiện đại được xác định là “bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách.
- Để đất nước hội nhập mà không hòa tan, không đánh mất bản sắc dân tộc, việc kế thừa, phát huy những đặc điểm cơ bản vấn đề con người trong lịch sử tư tưởng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, hình thành các thế hệ công dân giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, ý thức công đồng, sống có văn hóa, có tình nghĩa, góp phần giữ vững văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, trở thành sức mạnh nội sinh thúc đẩy đất nước phát triển.
- Chính, Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX, Hà Nội: Nxb.
- Cần, Nguyễn Trường Tộ - Con người và Di thảo, TP.
- Giàu, Trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam: Tư tưởng yêu nước, TP.HCM: Nxb Văn nghệ, 1983