« Home « Kết quả tìm kiếm

Lực đàn hồi


Tóm tắt Xem thử

- Bài 12: LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO.
- Biến dạng đàn hồi.
- Lực đàn hồi.
- Vật bị biến dạng khi có ngoại lực tác dụng.
- Khi ngoại lực thôi tác dụng vật phục hồi lại hình dạng và kích thước ban đầu, ta nói vật bị biến dạng đàn hồi.
- Là lực xuất hiện khi một vật bị biến dạng đàn hồi và có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng..
- Hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo.
- Cầm hai đầu lò xo và kéo dãn lò xo.
- Hai tay có chịu lực tác dụng của lò xo không? Hãy xác định điểm đặt, phương chiều của các lực này?.
- Lực đàn hồi của lò xo tác dụng vào hai tay, đó là hai vật tiếp xúc với lò xo và làm cho nó dãn ra.
- Lực đàn hồi của lò xo cùng phương, ngược chiều với lực kéo.
- Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện ở hai đầu lò xo và đặt vào các vật tiếp xúc (hay gắn ) với lò xo, làm nó biến dạng..
- Tại sao lò xo chỉ dãn đến một mức nào đó thì ngừng dãn?.
- Lực đàn hồi của lò xo tăng dần theo độ dãn, khi lực đàn hồi bằng lực kéo thì lò xo ngừng dãn.
- Khi thôi kéo, lực nào đã làm cho lò xo lấy lại hình dạng ban đầu? Khi thôi kéo, lực đàn hồi đã làm cho các vòng lò xo co lại gần nhau, lò xo lấy lại chiều dài ban đầu.
- Và khi ấy lực đàn hồi mất..
- Vậy lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào?.
- Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi lò xo bị biến dạng đàn hồi..
- Kết luận về: điểm đặt, phương, chiều của lực đàn hồi?.
- Điểm đặt: Đặt lên vật tiếp xúc với lò xo làm lò xo biến dạng..
- Phương: trùng với phương của trục lò xo..
- Chiều: ngược với chiều của biến dạng (khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng vào phía trong lò xo còn khi bị nén thì lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài) F.
- Độ lớn của lực đàn hồi của lò xo.
- Lực đàn hồi có độ lớn bằng bao nhiêu? Tại sao? Muốn tăng lực đàn hồi của lò xo lên 2 hoặc 3 lần ta làm cách nào?.
- Khi quả cân đứng yên ta có: Fdh = P = mg Độ biến dạng của lò xo: Δl= l-lo Nhận xét: Lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo Fdh = P(N .
- Lực do vật tác dụng lên lò xo đã vượt quá giới hạn đàn hồi của lò xo..
- Giới hạn đàn hồi của lò xo: là giới hạn trong đó lò xo còn có tính đàn hồi.
- Lò xo không lấy lại được hình dạng ban đầu.
- Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
- Khi lò xo bị dãn: Fdh = k.(l-lo).
- Trong đó: k là độ cứng của lò xo.
- ∆l là độ biến dạng của lò xo.
- Độ cứng K của lò xo.
- Phụ thuộc vào kích thước và vật liệu dùng làm lò xo..
- 3 lò xo cùng kích thước, khác chất.
- Độ cứng k của lò xo phụ thuộc vào yếu tố nào?.
- 3 lò xo cùng chất, khác kích thước.
- Một số trường hợp lực đàn hồi khác.
- Đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng.
- Với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau thì lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc..
- LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO:.
- Chiều: ngược với chiều của biến dạng.
- Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
- k : độ cứng của lò xo (N/m).
- ∆l : độ biến dạng của lò xo (m).
- Fdh : lực đàn hồi (N).
- Bộ phận chủ yếu của lực kế là một lò xo đàn hồi Đo lực bằng lực kế Nguyên tắc chế tạo lực kế dựa vào định luật Húc.
- Câu 1: Treo một vật vào đầu dưới của một lò xo treo thẳng đứng đầu trên gắn cố định một vật có khối lượng 100g, khi đó chiều dài của lò xo là bao nhiêu? Biết lò xo có chiều dài tự nhiên là 3 cm và độ cứng là 100 N/m.
- Câu 2: Treo một vật vào đầu dưới của một lò xo gắn cố định thì thấy lò xo dãn ra 5cm.
- Tìm khối lượng của vật? Cho biết độ cứng của lò xo là 100 N/m.
- Câu 3: Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 15cm.
- Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu lực kéo bằng 4,5 N.
- Khi ấy lò xo dài 18cm.
- Độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu?.
- Câu 4: Nêu vai trò của lực đàn hồi trong mỗi ví dụ sau: