« Home « Kết quả tìm kiếm

Bước Đầu Xác Định Hàm Lượng Một Số Kim Loại Nặng Trong Môi Trường Nước Sông Hồng


Tóm tắt Xem thử

- Tạp chí Khoa học và Công nghệ BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG HỒNG Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Lê Thị Phương Quỳnh1.
- Chấp nhận đăng TÓM TẮT Chất lượng môi trường, đặc biệt là môi trường nước đang ngày càng được quan tâm.
- Bài báo trình bày kết quả quan trắc hàng tháng về hàm lượng kim loại nặng hòa tan trong nước sông Hồng tại Yên Bái, Hà Nội, Hòa Bình và Vụ Quang trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2012.
- Kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng một số kim loại nặng dạng hòa tan trong nước sông Hồng thay đổi trong khoảng rộng: Cu: 10 – 80 µg/l.
- Hàm lượng của hầu hết các kim loại nặng tại 4 vị trí quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn Việt Nam đối với chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT.
- Tuy nhiên, tại một số thời điểm quan trắc, hàm lượng của một số kim loại như Fe, Cd và Pb đã vượt quá giới hạn cho phép của Quy chuẩn Việt Nam.
- Các kết quả này chỉ ra rằng cần phải liên tục giám sát chất lượng nước sông để giảm thiểu những tác động bất lợi đến sức khỏe con người, cũng như tới hệ thủy sinh thái.
- Từ khóa: ô nhiễm, chất lượng nước, kim loại nặng, sông Hồng.
- MỞ ĐẦU Lưu vực sông Hồng có vị trí địa lí đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc Việt Nam.
- Sông Hồng cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trong lưu vực, và đồng thời cung cấp nước sinh hoạt cho một số cộng đồng dân cư ven sông, bao gồm một số tỉnh đồng bằng.
- Tuy nhiên, song song với sự phát triển kinh tế trong lưu vực, ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực là vấn đề cần quan tâm.
- Kim loại nặng (KLN) là một trong những thông số ô nhiễm môi trường đáng được chú ý.
- Hàm lượng cao KLN trong môi trường đất và nước, theo chuỗi thức ăn, sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới đời sống động, thực vật và con người.
- Một số KLN đóng vai trò là nguyên tố vi lượng cung cấp cho cơ thể con người và theo tiêu chuẩn WHO quy định trong nước uống như sau: Cr ≤ 50 µg/l.
- Nếu vượt quá ngưỡng quy định chúng sẽ được Bước đầu xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong môi trường nước sông Hồng tích lũy và gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây độc cho các cơ quan trong cơ thể và đặc biệt với một số KLN có độc tính cao, chúng có thể gây độc ở mức vi lượng (như Pb, Cd.
- Hàm lượng KLN trong nước sông chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố tự nhiên và/hoặc do con người tạo ra.
- Các nguồn tự nhiên chính được kể đến như chế độ khí hậu – thủy văn, địa chất, địa mạo lưu vực liên quan đến khoáng chất và rửa trôi đất góp phần gia tăng hàm lượng KLN trong nước sông.
- Với mục đích sử dụng nước sông Hồng như hiện nay, vấn đề đặt ra là cần có các quan trắc, đánh giá chất lượng nước, đặc biệt là hàm lượng các kim loại trong môi trường nước sông.
- Ô nhiễm kim loại nặng do tác động của con người đối với đất và nước [4].
- Bài báo này trình bày các kết quả bước đầu khảo sát hàm lượng một số KLN (Pb, Cd, Zn, Mn, Cr, Fe, Cu) trong môi trường nước hệ thống sông Hồng, đoạn chảy từ Yên Bái đến Hà Nội, trong giai đoạn .
- Kết quả đạt được góp phần đánh giá chất lượng nước sông nhằm sử dụng nguồn nước an toàn và hiệu quả cho các mục đích công - nông - ngư nghiệp và dân sinh.
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Sông Hồng là một trong chín hệ thống sông lớn ở Việt Nam có tổng diện tích lưu vực đạt 156.451 km2.
- Ba nhánh chính (Đà, Lô, Thao) ở phần thượng nguồn gặp nhau tại Việt Trì, tạo nên châu thổ sông Hồng.
- Lưu vực sông Hồng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
- Lưu lượng nước hệ thống sông Hồng vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) cao hơn so với mùa khô.
- Số liệu đo đạc lưu lượng nước hàng ngày trong năm 2012 của Viện Khí tượng, Thủy văn và Môi trường cho thấy lưu lượng nước trung bình tại các trạm thủy văn Yên Bái, Hòa Bình, Vụ Quang và Hà nội năm 2012 lần lượt là 560 m3/s