« Home « Kết quả tìm kiếm

Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh | Luận Văn 2S


Tóm tắt Xem thử

- Kỹ năng giao tiếp là gì? Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp – Luận Văn 2S Kỹ năng giao tiếp cho phép chúng ta truyền tải thông tin cho người khác và hiểu những gì người khác muốn truyền đạt với mình.
- Hay nói cách khác, giao tiếp hiệu quả chính là chìa khóa để chúng ta có thể chung sống và hòa nhập, đặc biệt là trong xu thế hội nhập và phát triển như ngày nay.
- Chính vì thế, giáo dục kỹ năng sống trong trường học được xem là việc làm vô cùng quan trọng, cần thiết đối với tất cả các cấp học: mầm non, tiểu học, thcs, thpt… Vậy kỹ năng giao tiếp là gì? Vai trò của giáo dục kỹ năng giao tiếp là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ về nội dung này thông qua bài viết sau nhé! Kỹ năng giao tiếp là gì? Để hiểu rõ bản chất khái niệm kỹ năng giao tiếp là gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hai khái niệm kỹ năng là gì và giao tiếp là gì: Kỹ năng là năng lực vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện một hành động có kết quả tương ứng.
- Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa người với người phát sinh từ nhu cầu trong hoạt động chung như các hoạt động trao đổi thông tin, nhận thức và ảnh hưởng lẫn nhau nhằm thực hiện mục đích nhất định của một hoạt động cụ thể.
- Từ hai khái niệm trên, chúng ta có thể khái quát khái niệm kỹ năng giao tiếp (Tiếng Anh: Communication Skills) là năng lực vận dụng những hiểu biết trong quá trình giao tiếp, sử dụng có hiệu quả các phương tiện giao tiếp để định hướng và điều khiển quá trình giao tiếp.
- Kỹ năng giao tiếp là gì? Bài viết liên quan.
- Kỹ năng sống là gì? Cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng sống Phân loại các nhóm kỹ năng giao tiếp Có nhiều cách phân loại kỹ năng giao tiếp, chúng ta sẽ chia kỹ năng giao tiếp thành ba nhóm chính, cụ thể: Nhóm kỹ năng định hướng Kỹ năng này được hiểu biện thông qua khả năng biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, động tác hay thời điểm và không gian giao tiếp.
- Thông qua đó, chúng ta có thể phán đoán chính xác về nhân cách cũng như mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp.
- Những người có kỹ năng tri giác tốt có thể dễ dàng phát hiện ra sự không ăn khớp giữa lời nói và ngôn ngữ thân thể.
- Nhóm kỹ năng này bao gồm các kỹ năng đơn lẻ: Kỹ năng đọc qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động: nhờ tri giá tinh tế và nhạy bén mà chủ thể giao tiếp có thể nhận ra thái độ của đối tượng thông qua việc đánh giá nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu,… Ngôn ngữ diễn tả tình cảm hay ngôn ngữ biểu cảm rất phong phú, nó thể hiện tính cách, trí tuệ và tình cảm nên có thể dựa vào đó để đưa ra nhận xét, đánh giá và phán đoán đúng nội tâm của đối tượng giao tiếp.
- Kỹ năng chuyển từ tri giác bên ngoài để nhận biết bản chất nhân cách bên trong: Sự biểu hiện của các trạng thái tâm lý qua ngôn ngữ và điệu bộ rất phức tạp, cùng một trạng thái cảm xúc lại có thể biểu lộ ra bằng ngôn ngữ và điệu bộ khác nhau.
- Do đó, kỹ năng này giúp chúng ta phán đoán đúng các trạng thái, đặc điểm tâm lý của đối tượng thông qua các biểu hiện chung bên ngoài.
- Kỹ năng định hướng trước khi tiếp xúc và trong quá trình tiếp xúc: Kỹ năng này thể hiện khả năng phác thảo chân dung tâm lý của đối tượng cần tiếp xúc nhằm thực hiện mục đích giao tiếp, điều này làm cơ sở cho việc ứng xử phù hợp để đem lại hiệu quả cao trong giao tiếp.
- Đây là cơ sở để chủ thể giao tiếp khi bắt đầu giao tiếp có thể tạo thái độ thiện cảm, tự tin tạo nên bầu không khí thoải mái cho đối tượng giao tiếp để họ bộc lộ chân thực đặc điểm tâm lý cá nhân.
- Nhóm kỹ năng định hướng Nhóm kỹ năng định vị Nhóm kỹ năng này chỉ khả năng xây dựng mô hình tâm lý, phác thảo chân dung nhân cách đối tượng giao tiếp đạt mức độ chính xác và tương đối ổn định dựa trên hoạt động nhận thức tích cực.
- Kỹ năng này biểu hiện ở khả năng xác định vị trí giao tiếp, biết đặt mình vào vị trí của đối tượng để hiểu rõ buồn, vui của đối tượng.
- Từ đó tạo điều kiện cho đối tượng chủ động giao tiếp với mình thông qua sự đồng cảm, hiểu biết lẫn nhau giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp.
- Kỹ năng này liên quan mật thiết đến việc hiểu về mình và hiểu về người khác trong quá trình giao tiếp, dựa trên nền tảng việc trả lời các câu hỏi: tôi là ai ? Người giao tiếp với tôi là ai? Mối quan hệ này là như thế nào?,…Để hình thành kỹ năng này, chúng ta cần phải tiếp xúc với nhiều đối tượng giao tiếp khác nhau, vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm sống của mình vào quá trình giao tiếp.
- Nhóm kỹ năng điều khiển Kỹ năng điều khiển chỉ khả năng lôi cuốn, thu hút đối tượng giao tiếp, biết duy trì sự hứng thú, tập trung chú ý của đối tượng trên cơ sở nắm bắt được nguyện vọng, hứng thú của đối tượng giao tiếp.
- Từ đó, chủ thể có khả năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân và biết cách sử dụng toàn bộ các phương tiện giao tiếp một cách hợp lý.
- Bao gồm các kỹ năng sau: Kỹ năng làm chủ cảm xúc: Tức là khả năng tự kiềm chế, che dấu được tâm trạng của bản thân khi cần thiết, biết điều chỉnh và điều khiển trạng thái tâm lý của mình và cách thức khác tiến hành giao tiếp.
- Từ đó, chủ thể thể hiện điệu bộ, ánh mắt và hành vi,…của mình phản ứng phù hợp với đối tượng giao tiếp, với hoàn cảnh, mục đích,… Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp: Hai phương tiện giao tiếp đặc trưng của con người là ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
- Trong giao tiếp, chủ thể cần làm chủ các phương tiện giao tiếp để đạt được hiệu quả.
- Các kỹ năng giao tiếp cơ bản Kỹ năng làm quen Trong cuộc sống và công việc, con người thường xuyên phải tiếp xúc với cá nhân, cộng đồng trong xã hội.
- con người cần phải có kỹ năng làm quên để bắt đầu các mối quan hệ.
- Từ những thiện cảm ban đầu có thể dẫn đến các mối quan hệ tốt đẹp sau này.
- Kỹ năng làm quen Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng lắng nghe chỉ khả năng hiểu được nội dung lời nói, nhận biết được tâm trạng, cảm xúc và nhu cầu của người nói, bao gồm một số kỹ năng sau để nâng cao hiệu quả của việc lắng nghe: Kỹ năng gợi mở: là việc để cho người đối thoại cảm thấy tự nhiên và mạnh dạn chia sẻ những vấn đề khó nói hoặc tế nhị, cần thể hiện sự am hiểu vấn đề và đồng cảm về cảm xúc cùng các yếu tố giao tiếp phi ngôn ngữ để người nói cảm nhận được mình đang quan tâm và hưởng ứng những gì họ nói.
- Kỹ năng bộc lộ sự quan tâm: Khi lắng nghe cần ngồi hướng về phía người đối thoại và thể hiện sự quan sát, tiếp xúc bằng bằng và có động tác, cử chỉ đáp lại người nói.
- Kỹ năng tạo lập không khí giao tiếp thoải mái, bình đẳng: Tùy vào mức độ mối quan hệ mà cần giữ khoảng cách giao tiếp phù hợp, nếu người kia đứng thì mình cũng nên đứng,… Kỹ năng phản ánh lại: Người nghe sẽ diễn đạt lại ý của người nói theo cách mình hiểu, xác nhận lại nhận thức của bản thân có đúng với những gì người đối thoại muốn truyền tải hay không, qua đó thể hiện sự quan tâm của bạn với người nói.
- Kỹ năng giải quyết xung đột Xung đột là sự va chạm của những xu hướng đối lập, mâu thuẫn nảy sinh trong bản thân cá nhân, quan hệ liên nhân cách hay liên nhóm kèm những chấn động về mặt tình cảm,… Để xử lý xung đột cần quan tâm đến mức độ của nó.
- Giáo dục kỹ năng giao tiếp là gì? Giáo dục kỹ năng giao tiếp là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm mục đích giúp cho người học hình thành và rèn luyện các thao tác, hành động để tiếp nhận, xử lý thông tin, trao đổi bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong các mối quan hệ của người học ở gia đình, nhà trường, xã hội.
- Giáo dục kỹ năng giao tiếp là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng giao tiếp ở học sinh là gì? Yếu tố chủ quan Lứa tuổi thiếu niên là giai đoạn có nhiều biến đổi quan trọng trong sự phát triển cả về thể chất, xã hội lẫn tâm lý của các em.
- Ở giai đoạn có nhiều thay đổi cơ bản trong giao tiếp với người lớn và các bạn cùng trang lứa.
- Có một số đặc điểm cần chú ý sau: Nhu cầu giao tiếp phát triển mạnh: Trong quan hệ với người lớn, các em ít được bình đẳng nên muốn tách khỏi người lớn và giao tiếp với bạn bè hơn.
- Các em cần giao tiếp để khẳng định mình, để chia sẻ, dãi bày tâm sự, trao đổi những vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
- Vị thế của các em cần được bình đẳng và ngang hàng với nhau với thái độ tôn trọng, trung thực, cởi mở,…Thiếu niên thích giao tiếp với các bạn cùng lớn được nhiều người tôn trọng, dễ thông cảm, chia sẻ cùng nhau.
- Giao tiếp của thiếu niên là sự kiện tâm lý đặc thù trong sự phát triển của lứa tuổi này nên nó diễn ra khá phức tạp và có nhiều yếu tố đan xen với nhau.
- Giao tiếp với bạn trở thành hoạt động quan trọng và có ý nghĩa trong đời sống tâm lý, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách của trẻ.
- Yếu tố khách quan Có nhiều yếu tố khách quan tác động đến khả năng giao tiếp của trẻ nhưng có hai yếu tố quan trọng nhất đó là từ nhà trường và gia đình, cụ thể: Nhà trường: Nhà trường là không gian mà các em học sinh được rèn luyện khả năng giao tiếp của mình cùng với thầy cô và bạn bè cùng trang lứa.
- Bên cạnh đó, trong các hoạt động ngoại khóa, các em cũng được tổ chức các lớp học kỹ năng để bổ trợ và nâng cao khả năng giao tiếp của mình.
- Tuy nhiên, một số trường hợp gia đình ly hôn, bố mẹ đơn thân,…cũng sẽ ảnh hưởng đến giao tiếp của trẻ.
- Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm kỹ năng giao tiếp là gì cũng như các vấn đề trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp ở lứa tuổi học sinh.
- Có thể nói, kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm nền tảng để giúp các em có những bước đệm đầu tiên khi bước vào cuộc sống.
- Do đó, gia đình và nhà trường cần phối hợp với nhau để các em có thể phát huy kỹ năng này một hiệu quả