Academia.eduAcademia.edu
BẢN ĐỒ TƯ DUY – PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC HIỆU QUẢ Trần Kim Hương Khoa Sư phạm Toán – Tin, trường Đại học Đồng Tháp Email: tkhuong@dthu.edu.vn Tóm tắt nội dung Chúng ta thường xuyên phải ghi nhớ, tổng hợp hay phân tích một vấn đề bằng nhiều phương pháp như kẻ bảng, gạch đầu dòng các ý chính, vẽ sơ đồ tổng hợp,…nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống và được nghiên cứu kỹ lưỡng, mà chỉ được dùng tản mạn trong giới sinh viên học sinh trước các mùa thi. Trong bài viết này, sẽ giới thiệu phương pháp bản đồ tư duy do Tony Buzan đề xuất, được mệnh danh là “công cụ vạn năng cho bộ não” là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được ngành giáo dục khuyến khích đưa vào thực hiện trong giảng dạy và học tập ở trường học, và giới thiệu một số công cụ phần mềmđể hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy này. 1. Mở đầu Trong thời đại ngày nay, nguồn tài liệu học tập nghiên cứu như: sách, tạp chí, báo, các kỹ yếu,…rất phong phú. Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, chúng ta đang tiếp xúc với nguồn kiến thức mênh mông của thế giới.Vì vậy, trong công tác giáo dục, ngoài vấn đề truyền đạt kiến thức cho sinh viên, chúng ta cần hướng sinh viên đến một phương pháp học tập tích cực và tự chủ để lĩnh hội tri thức, và giáo viên cũng cần có phương pháp nghiên cứu để luôn cập nhật kịp thời tri thức của thế giới.Với “biển thông tin” như thế, để tiếp cận tốt cần có phương pháp giúp hệ thống lại những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức, sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Bản đồ Tư duy. Bài viết này nhằm giới thiệu về Bản đồ Tư duy, tóm lược cách xây dựng bản đồ cũng như ứng dụng của loại bản đồ này trong giảng dạy và học tập, cuối cùng là giới thiệu một số công cụ phần mềm để có thể giúp tạo ra các Bản đồ Tư duy nhanh chóng và đẹp mắt hơn. 2. Kết quả chính 1 2.1 Bản đồ tư duy a) Giới thiệu Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau.Bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một Bản đồ tư duy, một danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của não chúng ta.việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống. Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (thế kỷ 20) bởi Tony Buzan, giúp ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh.Cách ghi chép này nhanh, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn. MindMap 10 điều nên học từ Albert Einstein 2 Mindmap Learn b) Ưu điểm: So với các cách thức ghi chép truyền thống, thì phương pháp bản đồ tư duy có những điểm vượt trội như sau: − Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng. − Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính. − Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác. − Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn. − Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ. − Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ. − Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ. − Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính 2.2 Lập bản đồ tư duy: Một bản đồ tư duy hoạt động giống như cách mà bộ não chúng ta hoạt động.Mặc dù, bộ não có thể xử lý hầu hết các sự kiện phức tạp, song nó lại dựa trên các nguyên tắc hết sức đơn giản. Đó là lý do tại sao, tạo ra các Bản đồ Tư duy lại dễ dàng và thú vị, bởi vì chúng theo nhu cầu sẵn có và năng lực tiềm tàng của bộ não chứ không phải là đối lập với chúng. Vậy, bộ não có những nhiệm vụ gì then chốt trong việc tạo ra Bản đồ Tư duy? Rất đơn giản là: 3 Tưởng tượng Và Liên kết  Bảy bước để tạo nên một bản đồ tư duy: Bước 1: Bắt đầu từ TRUNG TÂM của một tờ giấy trắng và kéo sang một bên. Tại sao? Bởi vì bắt đầu từ trung tâm cho bộ não, sự tự do để trải rộng một cách chủ động và để thể hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn. Bước 2:Dùng một HÌNH ẢNH hay BỨC TRANH cho ý tưởng trung tâm. Tại sao? Do một hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh trung tâm thú vị hơn, giúp ta tập trung vào những điểm quan trọng và làm bộ não của ta phấn chấn hơn. Bước 3:Luôn sử dụng MÀU SẮC. Tại sao?Bời vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho Bản đồ Tư duy những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và nó cũng thật vui mắt. Bước 4:Nối các NHÁNH CHÍNH tới HÌNH ẢNH trung tâm, và nối các nhánh cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai, v.v... Tại sao?Bởi vì, như ta đã biết, bộ não làm việc bằng sự liên tưởng.Nếu ta nối các nhánh lại với nhau, sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ dễ dàng hơn rất nhiều. Sự kết nối các nhánh chính cũng tạo nên hay thiết lập cấu trúc nền tảng cho những suy nghĩ của ta. Điều này rất giống với phương thức mà cây trong thiên nhiên nối các nhánh tỏa ra từ thân của nó. Nếu như còn có chỗ thiếu sót giữa thân và các nhánh chính của nó, hoặc giữa các nhánh chính và các nhánh bé hơn, với nhánh nhỏ thì tự nhiên sẽ không phát triển đúng như nó đang có nữa. Không có kết nối trong Bản đồ Tư duy của ta, thì mọi thứ (đặc biệt là trí nhớ và kiến thức) sẽ rời rạc. Bước 5: Vẽ nhiều nhánh CONG hơn đường thẳng. Tại sao?Vì chẳng có gì mang lại sự buồn tẻ cho não hơn các đường thẳng. Giống như các nhánh cây, các đường cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều. Bước 6:Sử dụng MỘT TỪ KHÓA TRONG MỖI DÒNG. Bởi, các từ khóa mang lại cho Bản đồ Tư duy của ta nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay mỗi hình ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên tưởng và liên kết của nó diện mạo đặc biệt. Khi ta sử dụng những từ khóa riêng lẻ, mỗi từ khóa đều không bị ràng buộc, do vậy nó có khả năng khơi 4 dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới. Các cụm từ hoặc các câu đều mang lại tác động tiêu cực. Một Bản đồ Tư duy với nhiều từ khóa bên trong giống như một bàn tay với nhiều ngón tay cũng làm việc. Ngược lại, mỗi Bản đồ Tư duy có nhiều cụm từ hay nhiều câu lại giống như một bàn tay mà tất cả các ngón tay bị giữ trong những thanh nẹp cứng nhắc. Bước 7:Dùng những HÌNH ẢNH xuyên suốt. Bởi vì giống như hình ảnh trung tâm, mỗi hình ảnh cũng có giá trị của một ngàn từ.Vì vậy, nếu ta chỉ có mười hình ảnh trong Bản đồ Tư duy của mình thì nó đã ngang bằng với mười nghìn từ của những lời chú thích. 2.3 Ứng dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy Mindmap là công cụ giảng dạy đơn giản nhưng hiệu quả. a) Chuẩn bị bài giảng Chúng ta đang đang sở hữu một lượng thông tin rất lớn từ nhiều nguồn như: sách, tạp chí chuyên ngành,…Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, chúng ta có cơ hội tiếp cận với nguồn tài liệu vô cùng hữu ích và phong phú từ internet. Từ biển thông tin này, để soạn ra được một bài giảng duy nhất thì hẳn ta sẽ tạo ra rất nhiều ghi chú. Bằng cách sử dụng bản đồ tư duy để chuẩn bị bài giảng có thể giảm được số lượng ghi chú,tất cả thông tin chỉ trên một trang giấy, giúp kế hoạch soạn bài giảng ngắn gọn và rõ ràng hơn, dễ theo dõi, tổng hợp tài liệu nhanh chóng. Với phần mềm hỗ trợ, ta có thể truy cập vào tất cả các ghi chú, tập tin và liên kết trang web từ trong bản đồ tư duy. b) Giảng dạy Bản đồ tư duy là công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình bày các khái niệm trong lớp học.Bản đồ tư duy giúp giáo viên tập trung vào vấn đề cần trao đổi cho sinh viên, cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin thừa. Sinh viên sẽ không phải tập trung vào việc đọc nội dung trên Slide,thay vào đó sẽ lắng nghe những gì giáo viên diễn đạt. Hiệu quả giảng bài sẽ được tăng lên. 5 Có một điều thú vị, trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể thêm ngay vào bản đồ tư duy bài giảng của mình những ý tưởng hay, đột phá mà giáo viên chợt nghĩ ra hay từ sự đóng góp của sinh viên. Giáo viên làm việc này bằng cách thêm từ khoá vào nhánh tương ứng hoặc tạo ra 1 nhánh mới. c) Lên kế hoạch chương trình giảng dạy Điều quan trọng của việc giảng dạy là làm sao để lên kế hoạch chương trình dạy học thật tốt. Với yêu cầu đưa ra chương trình giảng dạy mới bao gồm: tóm tắt, mục tiêu và định hướng cho môn học, … khiến cho công việc càng thêm quá tải. Với MindMap, ta có thể tạo riêng cho mình kế hoạch năm theo thứ tự, ưu tiên các chủ đề chính và thêm thời hạn khi cần thiết. Khi sử dụng phần mềm, việc lập kế hoạch được giảm tải bớt rắc rối, nhờ ta có thể liên kết tài liệu từ chương trình phần mềm khác của Microsoft Office như Word và Excel. d) Chuẩn bị tài liệu, bài tập phát trên lớp học Bản đồ tư duy là công cụ giảng dạy lý tưởng, giúp ta phân phát tài liệu bài tập trong lớp học, vì trong sơ đồ tư duy sẽ chứa thông tin ngắn gọn, màu sắc, hình ảnh cùng với cách bố trí trực quan hấp dẫn sẽ cuốn hút các sinh viên ngay lập tức. Mindmap cung cấp cái nhìn tổng quan, ngắn gọn về một chủ đề, làm cho ngay cả những vấn đề phức tạp nhất cũng trở nên dễ hiểu và thú vị.Nó đặc biệt hữu ích cho người học trực quan, chẳng hạn như sinh viên mắc chứng khó đọc.Thường những sinh viên này dễ cảm thấy thất vọng và lười đọc khi bài học ở dạng văn bản toàn chữ. Khi vẽ Bản đồ tư duy bằng phần mềm, ta còn có thể xuất ra dạng hình ảnh, pdf, hay dạng web… sau đó gởi mail cho sinh viên của trước ngày học. Vậy là sinh viên sẽ nắm được nội dung cho buổi giảng tiếp theo. Thật đơn giản. e) Khuyến khích thảo luận và suy nghĩ độc lập Theo nghiên cứu của trường tiểu học Cambridge gần đây, đánh giá rằng việc tương tác trong lớp học và lắng nghe sinh viên là yếu tố quan trọng để giúp sinh viên suy nghĩ độc lập. MindMap là công cụ lí tưởng hỗ trợ cho các cuộc thảo luận trong lớp, vì bản chất bản đồ tư duy khuyến khíchcác sinh viên tập trung liên kết giữa các chủ đề cũng như, hìnhthành lan tỏa ý tưởng và ý kiến của họ. f) Đánh giá sinh viên 6 MindMap là một công cụ quan trọng, giúp ta đánh giá kiến thức củasinh viên trước và sau bài giảng về một chủ đề cụ thể. Quađó, ta có thểtheo dõi sự hiểu biết của sinh viên. Bản đồ tư duykhuyến khích sinh viên thể hiện ý tưởng theo sự hiểu biết của cá nhânvà tự đánh giá bản thân sau buổi học. g) Tự đánh giá Điều quan trọng là phải liên tục tự đánh giá và cải thiện phong cách giảng dạy và chuẩn bị của ta.MindMap cho phép ta đánh giá khả năng hiện tại (ví dụ, trong các lĩnh vực như cung cấp bài học, tài liệu, tương tác …) và sau đó, thiết lập mục tiêu những gì ta muốn đạt được trong vòng một tuần, một tháng, một năm.Tác dụng mạnh mẽ của việc tự đánh giá này sẽ cho phép ta tiếp tục cải thiện và đáp ứngcác mục tiêu mục tiêu giảng dạy. 2.4 Ứng dụng bản đồ tư duy trong học tập Bản đồ tư duy đã giúp cho sinh viên đạt kết quả học tập tốt hơn, cải thiện khả năng nhớ.Quan trọng hơn là công việc ghi chép của sinh viên sẽ đột phá đáng kể giúp tiết kiệm thời gian của mình. a) Ghi chép và ghi chú Đầu tiên, MindMap là công cụ ghi chép thông tin vô cùng hiệu quả. Ta đã từng trải qua cảm giác bị quá tải vì số lượng bài học cần ghi chép ngày càng nhiều và gặp khó khăn để ghi nhớ chúng. Bản đồ tư duy đề xuất cách ghi thông tin chỉ bằng TỪ KHOÁ, sau đó liên kết các kiến thức, ý tưởng một cách trực quan. Mọi thông tin chỉ thể hiện trên một trang giấy sẽ cho ta BỨC TRANH TOÀN CẢNH lượng kiến thức của môn học. MindMap đơn giản hoá quá trình ghi chép bài học, thay vì phải viết trên nhiều trang giấy, bây giờ sinh viên chỉ cần ghi chép TẬP TRUNG trên 1 trang. Sau buổi học, sinh viên nhìn qua là có thể ôn lại. 7 Hơn nữa, khi sử dụng phần mềm để vẽ bản đồ tư duy, ta còn có thể thêm vào hình ảnh, video, tài liệu liên quan, hay web link. Các thông tin này được thêm vào, hiệu chỉnh trong suốt học kỳ. Riêng việc này đã giảm tải áp lực cho ta rất nhiều trước kỳ thi cuối kỳ. b) Lên kế hoạch viết tiểu luận Sinh viên hầu như quen với Tiểu luận suốt 4 năm học đại học. Giáo viên giao cho ta chủ đề của Tiểu luận. Ta thường bối rối không biết bắt đầu từ đâu. Đôi khi trong quá trình viết gặp tình huống “kẹt ý”, những lúc như vậy sẽ không khỏi bị Stress. Sử dụng MindMap để lên kế hoạch cho tiểu luận, phát triển ý tưởng nhanh chóng và hầu như là vô tận. Cấu trúc lan toả của MindMap cho phép ý tưởng tuôn trào. Ta chỉ việc viết ra, sắp xếp theo ý chính. Bản đồ tư duy – MindMap sẽ giúp cho kế hoạch bài tiểu luận thực tế và rõ ràng. Cấu trúc rất logic của Bản đồ tư duy cho ta thấy rõ các phần: mở bài, thân bài, và kết luận. Điều đặc biệt là với Bản đồ tư duy, não ta sẽ tập trung hoàn toàn vào chủ đề viết mà không bị xao lãng. c) Học bài thi Thi cử là nỗi ám ảnh của sinh viên. Trước ngày thi thường phải “tiêu thụ” một lượng lớn kiến thức và bài tập. Có sinh viên tất tả đi mượn vở của những bạn sinh viên đi học đầy đủ để photo.Cầm bản photo là thấy “ngán” vì phải bắt đầu đọc lại từ đầu. Giải pháp là ta hãy lập MindMap cho từng môn học ngay từ đầu năm, thêm vào những ý chính, quan trọng. Dành ra khoảng 5 phút mỗi ngày để xem lại bổ sung, cập nhật những kiến thức học được mỗi ngày. Thông tin từ các nhánh trong Bản đồ tư duy sẽ liên kết với nhau. Cuối cùng những kiến thức sẽ được ghi nhớ một cách chủ động.Việc thi cử giờ đã trở nên dễ dàng. d) Kích thích sự sáng tạo Tađã từng bao giờ thử viết một câu chuyện, vẽ một bức tranh, lên kế hoạch cho bài tiểu luận và phát hiện ra là mình chưa có ý tưởng nào để bắt đầu. Vậy ta phải làm sao? Hãy vẽ Bản đồ tư duy. Đơn giản là vì MindMap hoạt động giống như bộ não, nó sẽ kích hoạt đồng thời cả hai bên não trái và phải. Quá trình vẽ sẽ hiện thực qui trình tư duy của ta trên giấy thật rõ ràng. 8 Tony Buzan – cha đẻ của Bản đồ tư duy khuyên rằng ta nên ghi ra tất cả ý tưởng dù là ngẫu nhiên, điên rồ hay ngớ ngẩn. Chính những ý tưởng này sẽ kích hoạt TIỀM NĂNG SÁNG TẠO vô tận bên trong ta. e) Giải quyết vấn đề Khi gặp phải vấn đề khó, theo bản năng ta sẽ trở nên hốt hoảng và lo lắng. Lúc này tim sẽ đập nhanh hơn và cảm thấy căng thẳng. Thay vì “ép” não mình tìm ngay giải pháp, ta hãy dùng MindMap để vẽ ra nhiều khả năng và lựa chọncho vấn đề. Phương pháp để tìm giải pháp tốt nhất cho vấn đề là hãy đưa ra thật nhiều giải pháp. MindMap cho ta cái nhìn tổng quan sau đó ta hãy lựa chọn giải pháp thực tế và thiết thực nhất dành cho mình. Sinh viên có thể thông qua MindMap tìm được giải pháp nhanh nhất, dễ nhất và tốt nhất dành cho mình. f) Thuyết trình Khi còn học cấp 3 hay học lên cao đẳng, đại học, sinh viên rất ngại phải thuyết trình. Chúng ta cảm thấy không tự tin, mất bình tĩnh trước đám đông dẫn đến quên nội dung cần thuyết trình. Bài thuyết trình càng dài thì cảm giác lo lắng càng lớn. Khi chọn MindMap làm giải pháp thuyết trình, ta không phải mất thời gian đọc từng Slide nhàm chán. Thay vào đó, dùng MindMap để ghi lại TỪ KHOÁ và HÌNH ẢNH. Việc này kích hoạt kỹ năng diễn đạt và khả năng nhớ của ta.Công việc thuyết trình sẽ trở nên tự nhiên hơn và ta sẽ có nhiều thời gian để giao tiếp với khán giả của mình hơn. Thuyết trình thật thú vị chỉ cần ta biết phương pháp. g) Làm việc nhóm Hầu như sinh viên nào cũng phải làm việc nhóm. MindMap là công cụtuyệt vời để tasuy nghĩ ra nhiều ý tưởng. Ta đề xuất ý tưởng của mình bằngMindMap sau đó cùng chia sẻ với các bạn khác. Cuối cùng cả nhóm có được rấtnhiều ý kiến hay giải pháp sáng tạo. 2.5 Công cụ hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy Một Bản đồ Tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bút màu khác nhau.Tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa.Một giải pháp được hướng đến là sử dụng các phần mềm để tạo ra Bản đồ Tư duy.Dưới đây là một số phần mềm hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy: 9 a) Free Mind FreeMind (FM) là tiện ích hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy hoàn toàn miễn phí và đầy đủ tính năng, đặc biệt là rất gọn nhẹ.FM được phát triển bằng Java, nên có thể tương thích với mọi hệ điều hành thông dụng, có cài đặt Java 1.4 trở lên. Link down: http://tinyurl.com/pctips1091 b) Edraw Mind Map Chương trình nhỏ và miễn phí nhưng rất tiện dụng trong việc phát thảo các sơ đồ tiến trình, tiến độ, kế hoạch công tác hay phương cách giảiquyết một vấn đề, nhờ có sẵn 600 mẫu biểu đồ và biểu tượng cùng nhữngcông cụ vẽ dễ dùng. Trong số các phần mềm thuộc loại “mind map”, tức sơ đồ mô tả ý tưởngcủa mình về một phương pháp giải quyết vấn đề, phân tích sự kiện, lấy quyết định... thì EDraw Mind Map là một ứng dụng mới ra đời nên hội tụ được những ưu điểm của những phần mềm đi trước, dung lượng khá nhỏ gọn và hấp dẫn nhất là miễn phí. Không chỉ lập bản đồ tư duy, Edraw MindMap còn giúp ta tạo ra các hình minh họa, bản vẽ để chèn vào trong tài liệu của mình, họa đồ kiến trúc, bản đồ, bản vẽ kỹ thuật,… Một tính năng rất hay của EDraw Mind Map là cho phép nhúng vào bản vẽ các thành phần như văn bản Word, bảng tính và biểu đồ Excel, các công thức toán học Equation nằm trong bộ MS Office,… Edraw MindMap cho phép ta xuất bản tài liệu ra nhiều định dạng khác nhau như cá định dạng ảnh phổ biến bmp, jpg, png, tif, định dạng pdf, html, svg,… Link down: http://www.edrawsoft.com/freemind.php c) Mindjet MindManager Pro  Ưu điểm: − Khá là nhẹ, chạy nhanh, ít tốn RAM (nhất là bản 7.0) − Giao diện rất giống Office với các Ribbon và Tab nên rất dễ tìm các nút lệnh. Dễ sử dụng, mọi người có thể thể yên tâm nếu khả năng tin học còn hạn chế. − Có hệ thống icon và image sẵn rất tiện, nếu ta muốn minh họa các nhánh trên sơ đồ (mấy cái hình này có điểm rất hay là khi kéo to ra cũng không bị mờ). Ngoài ra, các icon và image rất dễ kéo – thảbằng chuột khi muốn điều chỉnh vị trí trên nhánh so với chữ. − Dễ export ra các định dạng (với nhu cầu của sinh viên chắc chỉ cần 2 định dạng pdf và jpg là đủ)  Khuyết điểm: 10 − Các nhánh còn hạn chế độ đậm (tức là nhìn nhánh rất "gầy"), nhìn không tự nhiên lắm. − Do mục đích chủ yếu của phần mềm là dùng trong kinh doanh nên chữ chỉ nằm ngang, không "uốn éo" được cùng với hình dạng nhánh như một sơ đồ tư duy tự nhiên, do vậy các nhánh có đôi chỗ bị thẳng đơ nhìn không đẹp lắm. d) iMindMap Buzan’s iMindMap là phần mềm thiết kế bản đồ tư duy được phát triển bởi ThinkBuzan Ltd. Phần mềm iMindMap chạy trên Windows, Mac OS X và GNU/ Linux. Phần mềm này cho phép tạo ra Bản đồ tư duy bằng cách sử dụng con chuột, bàn phím, bảng tương tác hoặc máy tính bảng. Buzan’s iMindMap là một công cụ sáng tạo mang lại sự linh hoạt,thân thiện thị giác và tư duy của não. Là công cụ duy nhất được chính thức xác nhận bởi Tony Buzan, người phát minh của MindMap, nó cho phép ta lập kế hoạch công việc, tạo liên kết hệ thống kiến thức giúp hỗ trợ dạy học, hỗ trợ giao tiếp, giải quyết vấn đề,… Buzan’s iMindMap là phần mềm có bản quyền, tuy nhiên có thể download bản dùng thử tại trang http://www.thinkbuzan.com/uk/products/imindmap. e) Mindmapper Pro Cũng giống các chương trình mindmap trả phí khác, Mindmapper có nhiều tình năng trong khâu vẽ, xử lý và đặc biệt là phần đồ họa rất chuẩn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. http://vi.wikipedia.org/wiki/ http://imecvn.wordpress.com/ http://www.khoahoctre.com.vn/ http://thinkbuzan.com/articles/view/7-mind-mapping-uses-for-teaching/ http://thinkbuzan.com/articles/view/7-mind-mapping-uses-for-students/ http://congthuc.edu.vn/ung-dung-cua-ban-do-mindmap/ http://www.mind-mapping.co.uk/ http://4phuong.net/ebook/ http://www.tonybuzan.com/software/ 11