Academia.eduAcademia.edu
Giá trị kinh tế của cây lúa. Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo". Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v.. Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị. - Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng. Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước,hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc.....cho đến nay vẫn là nền kinh tế của cả nước. Cây lúa nước Việt Nam Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 – 200 kg gạo/ người/ năm tại các nước châu á , khoảng 10 kg/ người/ năm tại các nước châu Mỹ. Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. * Sản phẩm chính của cây lúa Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu cơm, chế biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa,bánh chưng, bún, rượu. Ngoài ra còn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo. * Sản phẩm phụ của cây lúa - Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axê tôn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh. - Cám : Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vi ta min B1 để chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng. - Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt. - Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản suất giầy, các tông xây dựng, đồ gia dụng( thừng, chão, mũ, giầy dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm… Như vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ phận khác của cây lúa đều được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết, thậm chí bộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp làm cho đất tơi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng vụ sau. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo tính theo % chất khô so với một số cây lấy hạt khác Hàm lượng Loại hạt TINH BỘT PROTEIN LI PIT XENLULOZA TRO NƯỚC Lúa 62,4 7,9 2,2 9,9 5,7 11,9 Lúa mì 63,8 16,8 2,0 2,0 1,8 13,6 Ngô 69,2 10,6 4,3 2,0 1,4 12,5 Cao lương 71,7 12,7 3,2 1,5 1,6 9,9 Kª 59,0 11,3 3,8 8,9 3,6 13,0 Tinh bột: Hàm lượng tinh bột 62,4%. Là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 ca lo. Tinh bột được cấu tạo bởi Amylo se và amylopectin. Amylose có cấu tạo mạch thẳng và có nhiều ở gạo tẻ. Amylopectin có cấu tạo mạch ngang và có nhiều ở gạo nếp. Protêin: Các giống lúa Việt Nam có hàm lượng Protêin chủ yếu trong khoảng 7- 8%. Các giống lúa Nếp có hàm lượng prôtêin cao hơn lúa tẻ. Lipit: Chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo đã xát chỉ còn 0,52% Vitamin: Trong lúa gạo còn có 1số vi ta min nhất là vitamin nhóm B như B1, B2,B6, , PP... lượng vitamin B1 là 0,45 mg/100 hạt ( trong đó ở phôi 47%, vỏ cám 34,5%, hạt gạo 3,8%). Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam Trong giai đoạn 1990 – 2010, việc gia tăng diện tích canh tác lúa không liên tục, chỉ lên đến đỉnh điểm vào năm 2000 rồi sau đó giảm dần đi (thực tế diện tích canh tác lúa năm 2010 đã giảm bớt 380.000 ha so với năm 2000). Nhưng hoạt động thâm canh đã mang lại kết quả rất tích cực, liên tục trong 20 năm diện tích gieo trồng lúa tăng bình quân 1,1%/năm; năng suất lúa tăng bình quân 2,6%/năm, tương ứng từ 3,2 tấn/ha năm 1990 lên 5,3 tấn/ha năm 2010 (đặc biệt trong đó, năng suất lúa vụ Đông Xuân của Đồng bằng Sông Cửu Long đạt từ 10 – 12 tấn/ha); dẫn đến sản lượng lúa đã tăng hơn 2 lần trong cùng kỳ, từ mức 19,2 triệu tấn năm 1990 lên đến 40 triệu tấn vào năm 2010, nhịp độ tăng bình quân đạt 3,7%/năm . Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011 Sản xuất lúa toàn quốc được phân bố trên 6 vùng kinh tế cơ bản . Trong đó, 3 vùng lúa quan trọng là Đồng bằng Sông Hồng (chiếm17,6% sản lượng); khu vực Bắc Trung bộ & Duyên hải Miền Trung (16,1% sản lượng); và Đồng bằng Sông Cửu Long (52,8% sản lượng). Về thời vụ, sản xuất lúa được phân bố đều 3 vụ trong năm. Vụ Đông Xuân (thu hoạch từ tháng 02 đến tháng 04) là vụ chính có qui mô lớn nhất (năm 2009 chiếm 41,1% diện tích và 48,1% sản lượng) và chất lượng lúa tốt nhất trong năm. Vụ Hè Thu (thu hoạch từ tháng 06 đến tháng 08) có qui mô lớn thứ hai (năm 2009 chiếm 31,7% diện tích và 28,7% sản lượng), nhưng do thu hoạch vào giữa mùa mưa mà công tác xử lý sau thu hoạch chưa tốt nên chất lượng lúa kém nhất trong năm. Vụ mùa (thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 12) có chất lượng lúa tốt tương đương vụ Đông Xuân, nhưng có qui mô nhỏ nhất (năm 2009 chiếm 27,2% diện tích và 23,2% sản lượng). 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1990 1995 2000 2005 2010 6 6.7 7.7 7.3 7.5 3.2 3.8 4.2 4.9 5.3 19.2 25 32.5 35.8 40 .Đồng bằng Sông Cửu Long là nơi cung cấp lúa hàng hóa chủ yếu của cả nước. Hàng năm, với sản lượng trên dưới 20 triệu tấn lúa (khoảng 13 triệu tấn gạo), sau khi đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ và làm giống, vùng này có khả năng cung cấp bổ sung cho các vùng thiếu lương thực và tăng dự trữ 3 – 4 triệu tấn/năm, cung ứng xuất khẩu 6 – 7 triệu tấn/năm. Sản xuất lúa tại Đồng bằng Sông Cửu Long diễn ra chủ yếu trong hai vụ Đông Xuân và Hè Thu (chiếm trên dưới 90% diện tích và sản lượng); còn vụ mùa từ các tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau chỉ chiếm trên dưới 10% nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung gạo xuất khẩu chất lượng cao (800.000 tấn/năm) ngay khi bắt đầu mùa nắng (tháng 10 đến tháng 12) hàng năm ở miền Nam. Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011 . Qua chuỗi số liệu từ năm 1995 đến nay, vùng ĐBSCL luôn đứng đầu về diện tích đất nông nghiệp, sản lượng lúa cũng như giá trị sản xuất về nông nghiệp so với các vùng trong cả nước. Hiện nay, vùng ĐBSCL có diện tích đất sản xuất nông nghiệp đứng đầu cả nước 2.606,5 ngàn ha (tương đương 25,53% so với diện tích đất sản xuất nông nghiệp của cả nước). Giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng chiếm 33,3% (năm 2011) so với giá trị nông nghiệp của cả nước, gấp 1,91 lần so với giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng và gấp 2,28 lần vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; gấp 3,24 lần so với vùng trung du và miền núi phía Bắc, 2,29 lần giá trị sản xuất của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và hơn khu vực Đông Nam Bộ 3,19 lần. Từ thực tế này cho thấy vị trí đứng đầu về sản xuất nông nghiệp của khu vực này đối với cả nước bao gồm cả về diện tích, sản lượng và giá trị. Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu gạo Việt Nam (VINANET) - Xuất khẩu gạo năm 2013 đạt khoảng 8 triệu tấn, bao gồm 6,7 triệu tấn qua các kênh chính thức, và khối lượng còn lại chủ yếu sang Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch, theo số liệu của chính phủ và của ngành gạo. Xuất khẩu năm 2013 đạt khoảng 8 triệu tấn, bao gồm 6,7 triệu tấn qua kênh chính thức và phần còn lại chủ yếu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Niên vụ 2012/13 Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Ấn Độ, và USDA dự kiến Việt Nam sẽ xuống vị trí thứ 3 trong niên vụ 2013/14 sau Ấn Độ và Thái lan, với khoảng 6,5 triệu tấn xuất khẩu. Sản lượng: Đồng bằng sông Cửu Long đã trồng 1,4 triệu ha lúa Hè – Thu, bằng khoảng 80% diện tích cả vụ dự kiến 1,7 triệu ha. Hè Thu là vụ có sản lượng lớn thứ 2 sau vụ Đông – Xuân. Vụ Đông – Xuân đã cho năng suất 11,2 triệu tấn, tăng 5% so với năm trước. Khu vực miền Nam, chủ yếu là Đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất 30,5 triệu tấn lúa năm 2013, tương đương 69% tổng sản lượng của cả nước. ĐBSCL cungcaaps 90% gạo xuất khẩu của Việt Nam. Hiện Việt Nam còn khoảng 20% sản lượng lúa trong kho dự trữ. Mục tiêu là sẽ giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch xuống 5-6% sản lượng vào năm 2020. Việt Nam có 100 nhà xuất khẩu gạo, bán 1/5 tổng khối lượng gạo mậu dịch trên toàn cầu. Những khách hàng chủ chốt trong giai đoạn tháng 1- 4 là Trung Quốc, Philippine và Ghana. Dưới đây là bảng số liệu thống kê và dự báo về lúa gạo Việt Nam (Nguồn: Tổng cục Thống kê, các Bộ, các thương gia). Khối lượng xuất khẩu và sản lượng tính theo tấn, diện tích tính theo hécta. GẠO 2014 2013 2012  Sản lượng lúa 43,4 triệu 44,08 triệu  43,66 triệu  - Vụ Đông Xuân   20,24 triệu  20,29 triệu  - Vụ Hè Thu   14,46 triệu  13,97 triệu  - Vụ thứ 3    9,38 triệu 9,40 triệu  Tổng diện tích 3 vụ 7,6 triệu 7,90 triệu 7,76 triệu Tiêu thụ lúa    28-29 triệu  29,00 triệu  Xuất khẩu (quy xay) 6,2 triệu 6,59 triệu 8,02 triệu  Dự trữ cuối vụ (Gạo quy xay)    0,35 triệu 0,80 triệu     2014 2013 XUẤT KHẨU KHỐI LƯỢNG TRỊ GIÁ KHỐI LƯỢNG TRỊ GIÁ  Tháng 1- 5  2.710.800 1,22 tỷ USD 2.915.700 1,29 tỷ USD  Giá FOB cảng Sài Gòn  - 5% tấm 370 -415 USD 370-420 USD  - 25% tấm  350-385 USD 350-395 USD T.Hải Nguồn: Vinanet/Reuters Kết luận: Giá trị kinh tế mà cây lúa mang lại là vô cùng to lớn,cây lúa là loại cây trồng lương thực chính của Việt Nam cũng như của các nước châu Á. Vì vậy muốn lúa của Việt Nam đạt giá trị kinh tế cao hơn nữa về chất lượng cũng như về số lượng thì Đảng và Nhà nước ta cần có những chính sách đầu tư cho nông dân cũng như là đầu tư cho ngành nông nghiệp.