« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN BIỆT CÁC ÂM


Tóm tắt Xem thử

- Chính tả phân biệt l /n: A) Ghi nhớ.
- L xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (VD: loan, luân, loa.
- N không xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (trừ 2 âm tiết Hán Việt: noãn, noa).
- -Trong cấu tạo từ láy.
- L có thể láy vần với nhiều phụ âm khác (VD: lệt bệt, la cà, lờ đờ, lò dò, lạnh lùng.
- B) Bài tập thực hành: Bài tập 1: Điền l / n: …o …ê, …o …ắng, …ưu …uyến, …ô …ức, …ão …ùng, …óng …ảy, …ăn …óc, …ong …anh, …ành …ặn, …anh …ợi, …oè …oẹt, …ơm …ớp.
- Bài tập 2: Điền l / n: Hoa thảo quả …ảy dưới gốccây kín đáo và …ặng …ẽ.
- Bài tập 3: Điền l /n: Tới đây tre …ứa …à nhà Giò phong …an …ở nhánh hoa nhuỵ vàng Trưa …ằm đưa võng, thoảng sang Một …àn hương mỏng, mênh mang nghĩa tình.
- Bài tập 5: Tìm 4-5 từ có tiếng : la, lạc, lạm, nam, lam, lan, nan, nanh, lao, lát, lăm, lăng, năng, lập, neo, nép, linh, nòng, lóng, lỗi, lung, nương.
- *Gợi ý Đáp án.
- Chính tả phân biệt ch / tr : A) Ghi nhớ: -Khả năng tạo từ láy của tr hạn chế hơn ch.
- Tr tạo kiểu láy âm là chính (trắng trẻo), còn ch cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần (chông chênh, chơi vơi) (tr chỉ xuất hiện trong một vài từ láy vần : trẹt nlét, trọc lóc, trụi lũi.
- B) Bài tập thực hành: (Một số bài đã điền sẵn đáp án) Bài 1: Điền ch / tr: Trong trẻo, tròn trĩnh, chập chững, chỏng chơ, trơ trọi, che chở, chúm chím, trẻ trung, chen chúc, chải chuốt, chạm trổ, trống trải.
- Bài tập 2: Điền từ ngữ có chứa các tiếng sau : trẻ … chẻ… trê … chê… tri … chi… tro … cho … trợ… chợ… Bài tập 3: a) Điền chung / trung.
- (chuyền) Bài tập 4: Điền tiếng chứa ch / tr: Miệng và chân.
- Bài tập 5: Tìm 4-5 từ có chứa tiếng : cha, chả, chai, trải, chạm, tranh, châm, chân, châu, che, trí, chí, triều, chông, trống, trở, chuyền, trương, chướng.
- *Đáp án.
- Chính tả phân biệt x / s : A) Ghi nhớ.
- X xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng.
- s chỉ xuất hiện trong một số ít các âm tiết có âm đệm như: soát, soạt, soạn, soạng, suất.
- X và s không cùng xuất hiện trong một từ láy.
- B) Bài tập thực hành: Bài tập 1: Điền x/s.
- bài đã điền sẵn đáp án) Sơ suất xuất xứ xót xa sơ sài xứ xở xa xôi xơ xác xao xuyến sục sôi sơ sinh sinh sôi xinh xắn Bài tập 2: Tìm 5 từ láy có phụ âm đầu s.
- 5 từ láy có phụ âm đầu x.
- 5 từ ghép có phụ âm đầu s đi với x.
- Xứ sở, sản xuất, xuất sắc, xác suất, xoay sở, xổ số, sâu xa, soi xét,… Bài tập 3: Tìm 4-5 từ có tiếng: sa, xác, xao, xát, sắc, song, sổ, xốc, xông, sôi, sơ, xơ, xuất, suất, sử, xử.
- Chính tả phân biệt gi / r / d : A) Ghi nhớ: -Gi và d không cùng xuất hiện trong một từ láy.
- -Những từ láy vần, nếu tiếng thứ nhất có phụ âm đầu là l thì tiếng thứ hai có phụ âm đầu là d (lim dim, lò dò, lai dai, líu díu.
- -Từ láy mô phỏng tiếng động đều viết r (róc rách, rì rào, réo rắt.
- -Gi và r không kết hợp với các tiếng có âm đệm.
- Các tiếng có âm đệm chỉ viết với d (duyệt binh, duy trì, doạ nạt, doanh nghiệp.
- -Tiếng có âm đầu r có thể tạo thành từ láy với tiếng có âm đầu b, c, k (gi và d không có khả năng này) (VD: bứt rứt, cập rập.
- Trong từ Hán Việt, tiếng có thanh ngã.
- B) Bài tập thực hành: Bài tập 1: Điền gi/ d/ r : (Bài đã điền sẵn đáp án) dạy dỗ, dìu dắt, giáo dưỡng, rung rinh, giòn giã, dóng dả, rực rỡ, giảng giải, róc rách, gian dối, ròng rã.
- Bài tập 2: Điền d/ r/ gi : (Bài đã điền sẵn đáp án.
- Bài tập 3: Tìm những từ ngữ có chứa tiếng rong, dong, giong để phân biệt sự khác nhau giữa chúng.
- Bài tập 4: Tìm 3-5 từ có chứa tiếng: gia, da, rả, giả, dã, rã, dán, gián, dang, giang, danh, giành, rành, dành, giao, dò,dương, giương, rương.
- Quy tắc viết phụ âm đầu “cờ.
- A) Ghi nhớ: Âm đầu “cờ” được ghi bằng các chữ cái c, k, q.
- Viết q trước các vần có âm đệm ghi bằng chữ cái u.
- B) Bài tập thực hành: Bài 1: Điền c / k /q : (Đã điền sẵn đáp án vào bài) kì cọ kiểu cách quanh co kèm cặp kì quan kẻ cả cập kênh quy cách kim cương kính cận cảm cúm co kéo quả quyết cảnh quan Bài 2: Tìm các từ láy có phụ âm đầu “cờ” ghi bằng các con chữ q/k/c.
- kiêu kì, kênh kiệu, kẽo kẹt,… Bài 3: Điền c/ k/ q :(Bài đã điền sẵn đáp án.
- Quy tắc viết phụ âm đầu “gờ”, “ngờ.
- A) Ghi nhớ.
- B) Bài tập thực hành: Bài tập 1: Điền g / gh (Bài đã điền sẵn đáp án): Gần gũi, gắt gỏng, gan góc, ghen ghét, ghi nhớ, gọn gàng, ghê gớm, gang thép, gồng gánh, gồ ghề.
- Bài tập 2: Điền ng /ngh (Bài đã điền sẵn đáp án): Nghe ngóng, ngả nghiêng, nghênh ngang, nguệch ngoạc, ngúng nguẩy, ngốc nghếch, nghĩ ngợi, nghêu ngao, nghịch ngợm, ngoan ngoãn, ngấp nghé, ngang ngạnh, ngay ngắn, ngượng nghịu, ngông nghênh.
- Quy tắc viết nguyên âm i / y : A) Ghi nhớ.
- Nếu đứng sau âm đệm u thì viết y (suy nghĩ, quy định.
- B) Bài tập thực hành: Bài tập 1: Điền y /i : (Bài đã điền sẵn đáp án) Sách in , in ấn, tàu thuỷ, yên nghỉ, y tế, im lặng, y khoa, yêu quý,… Bài tập 2: Tìm những từ viết sai chính tả rồi sửa lại cho đúng.
- quy định ( trong tiếng quy, âm đệm là u à âm đệm u chỉ đứng trước âm chính là y.
- Quy tắc viết hoa: A) Ghi nhớ: 1.
- Tên người, tên núi, tên sông, tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, làng,…của Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng (VD: Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Trường Sơn, Cửu Long.
- Riêng tên người, địa danh của một số dân tộc ít người nếu được phiên âm từ tiếng dân tộc thì chỉ viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối ( VD: Kơ-pa Kơ- lơng, Y-a-li, Đăm –bri, Pắc-pó.
- Tên người, tên địa danh nước ngoài phiên âm trực tiếp ra tiếng Việt thì viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối (VD: Lu-i Pa-xtơ, Tô- mát, Ê-đi-xơn, Mê-kông, Von-ga, Ki-ép, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi- a.
- thì được viết hoa như tên người, tên địa danh Việt Nam (VD: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Trương Mạn Ngọc, Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên.
- cụm từ chỉ huân, huy chương, danh hiệu, giải thưởng,…được viết hoa chữ cái đầu ở tiếng đầu các bộ phận nêu nên tính chất “riêng” của tên riêng đó (VD: Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Huy hiệu Cháu ngoan Bác Hồ.
- Các chữ cái đầu câu, đầu đoạn, đầu bài, đầu các chương mục, đầu dòng thơ đều phải viết hoa.
- Một số danh từ chung và đại từ xưng hô cũng có thể được viết hoa để tỏ thái độ kính trọng đối với những người và sự việc mà chúng biểu thị ( VD: Việt Nam ta gọi tên Người thiết tha) 6.
- Các sự vật khác (động vật, thực vật, đồ đạc) nếu được đặt tên riêng thì những tên riêng ấy cũng viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người (VD: cô Đậu Nành, anh Dưa Hấu, chị Gà Mái Mơ, chú Mướp,…)