« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SINH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NHẰM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI


Tóm tắt Xem thử

- ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SINH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NHẰM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI I.
- Đặt vấn đề Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng với mục tiêu đảm bảo phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại.
- thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.
- Để thực hiện được chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, yêu cầu về đội ngũ giáo viên bao gồm: đảm bảo đủ về số lượng và cơ cấu giáo viên để dạy các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm.
- đạt yêu cầu theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
- được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo chương trình mới [1][3][4].
- Công tác bồi dưỡng giáo viên từ lâu đã được các cơ quan quản lý, các nhà trường, các cơ sở đào tạo giáo viên và chính bản thân đội ngũ giáo viên quan tâm, triển khai thực hiện thường xuyên.
- Hơn nữa, từ khi Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Dự thảo chương trình các môn học được ban hành, vấn đề chuẩn bị đội ngũ thực hiện chương trình bao gồm đào tạo mới và bồi dưỡng đội ngũ hiện nay càng được nhấn mạnh.
- Tuy nhiên, mặc dù tại thời điểm này (tháng 5/2018), khi chương trình các môn học còn đang ở dạng dự thảo, việc bồi dưỡng một đội ngũ đông đảo giáo viên Sinh học ở mỗi cấp học để theo định hướng dạy môn học mới với những phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá mới sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức.
- Ngày 02 tháng 5 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT về Đào ta ̣o, bồi dưỡng giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, trong đó xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung các hoạt động, vai trò, nhiệm vụ của đơn vị trong tổ chức thực hiện.
- Nội dung các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên được xác định rõ bao gồm: tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học chương trình giáo dục phổ thông mới mới.
- bồi dưỡng giáo viên cốt cán môn học ở trung ương.
- bồi dưỡng giáo viên ở địa phương.
- bồi dưỡng giáo viên dạy các môn Tin học và Công nghệ (cấp Tiểu học), Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên (KHTN) (cấp THCS).
- bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên theo Chuẩn.
- đào tạo giáo viên [2][3][4].
- Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đưa ra một số ý kiến thảo luận về công tác bồi dưỡng giáo viên hiện nay, phân tích những yêu cầu đối với công tác bồi dưỡng giáo viên nói chung và giáo viên Sinh học ở THCS nói riêng đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể đối với việc bồi dưỡng giáo viên Sinh học THCS.
- Một số kết quả của công tác bồi dưỡng giáo viên trong thời gian qua Trong những năm gần đây, công tác bồi dưỡng giáo viên cơ bản được thực hiện theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Nhìn chung hoạt động bồi dưỡng giáo viên được tổ chức đầy đủ ở tất cả các cấp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo tới các Sở, các Phòng và các trường với kế hoạch, mục đích rõ ràng.
- Trong quá trình này, đôi khi các chuyên gia, các nhà nghiên cứu từ các trường sư phạm cũng được mời tham gia viết nội dung bồi dưỡng hoặc trực tiếp bồi dưỡng giáo viên.
- Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bồi dưỡng giáo viên nói chung vẫn còn tồn tại một số bất cập.
- Lê Xuân Sơn (2015), Lê Văn Thắng đã đánh giá một số kết quả cơ bản của công tác bồi dưỡng giáo viên như sau.
- Giáo viên được cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, được bổ sung lí luận dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá hiện đại - Giáo viên được bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những phẩm chất năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục - Giáo viên có điều kiện phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng.
- Bên cạnh đó, hoạt động bồi dưỡng giáo viên còn một số bất cập, tồn tại sau.
- Nội dung mang nặng tính lí thuyết, chưa sát thực tiễn (vấn đề này phụ thuộc vào đội ngũ chuyên gia viết nội dung bồi dưỡng.
- Nội dung bồi dưỡng mang tính một chiều theo quy định từ trên xuống, chưa chú trọng đến thực tiễn của đội ngũ giáo viên, của vùng miền.
- Nội dung bồi dưỡng chưa xuất phát từ nhu cầu tự thân của giáo viên, do đó không phát huy được tối đa hiệu quả bồi dưỡng.
- Công tác quản lý, đánh giá các khóa bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức.
- Thời gian tổ chức các khóa bồi dưỡng cũng gặp nhiều khó khăn đối với các cấp quản lý.
- Công tác tự bồi dưỡng của giáo viên hầu như chưa được quản lý.
- Vai trò của các trường sư phạm và đội ngũ giảng viên trong các trường sư phạm chưa phát huy hiệu quả trong công tác bồi dưỡng.
- Yêu cầu đặt ra đối với công tác bồi dưỡng giáo viên Sinh học THCS trong thời gian tới 3.1.
- Yêu cầu xuất phát từ Chương trình giáo dục phổ thông mới và chương trình môn Sinh học mới: Chương trình môn Sinh học phổ thông được xây dựng theo định hướng.
- Nội dung được xây dựng theo hướng đồng tâm để có điều kiện mở rộng và học sâu hơn cả nội dung chi tiết, cả về phương pháp nghiên cứu và nguyên lí ứng dụng công nghệ, kĩ thuật sinh học trong môn Sinh học ở THPT - Nguyên tắc tích hợp trong chương trình Sinh học được thể hiện qua sự kết nối các nội dung dạy học quanh các nguyên lí cơ bản của khoa học tự nhiên và qua kết nối trong và giữa các mạch nội dung cốt lõi của sinh học.
- Từ những định hướng đó, nội dung bồi dưỡng giáo viên đặt ra yêu cầu, mục tiêu với giáo viên là phân tích được những đổi mới trong CTGDPT tổng thể, chương trình môn Sinh học, sách giáo khoa môn học.
- Đây là một nội dung mới vì đa số chương trình đào tạo sư phạm rất ít khi hoặc không dạy sinh viên về xây dựng và phát triển chương trình giáo dục.
- Ngoài ra, đội ngũ giáo viên Sinh học ở THCS hiện tại cần được bồi dưỡng về.
- module kiến thức mới - nội dung thực hành, thực nghiệm, trải nghiệm Căn cứ Dự thảo chương trình môn học Khoa học tự nhiên Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày chúng tôi thống kê khối kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng mà mỗi GV dạy học môn Khoa học tự nhiên cần phải có [5][11] trong bảng dưới đây: Bảng 3.1.1.
- Những yêu cầu về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [4] đã chỉ ra những định hướng đổi mới quan trọng.
- Chương trình được xây dựng nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
- Một chương trình chung và có thể có nhiều bộ sách giáo khoa.
- Với những định hướng đổi mới trên, rõ ràng người giáo viên cần được trang bị và phát triển nhiều kỹ năng mới.
- Trước hết, người giáo viên cần có khả năng phát triển năng lực của người học thông qua quá trình tổ chức dạy học - giáo dục bộ môn thay vì đơn thuần phát triển kiến thức cho người học.
- Bên cạnh đó, khả năng dạy kiến thức tích hợp hoặc biết phối hợp, tổ chức dạy học liên môn là những đòi hỏi mới cho cả giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục.
- Hơn nữa, khi một chương trình có nhiều bộ sách giáo khoa, người giáo viên phải có kỹ năng phát triển chương trình, lập kế hoạch dạy học và tổ chức tốt qua trình dạy học.
- Chương trình giáo dục phổ thông mới và chương trình môn học mới được xây dựng xuất phát từ định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học.
- Từ đó, xuất hiện những yêu cầu về nội dung kiến thức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá người học, năng lực nghề nghiệp đối với đội ngũ giáo viên hiện tại khi thực hiện chương trình.
- Sự xuất hiện các môn học/ hoạt động giáo dục mới như Tin học và Công nghệ ở cấp Tiểu học, môn Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, nội dung giáo dục bắt buộc ở địa phương ở cấp THCS, Hoạt động trải nghiệm ở cả cấp Tiểu học và THCS đòi hỏi giáo viên được đào tạo lại, bồi dưỡng để có thể thực hiện chương trình khi các trường sư phạm chưa kịp thời đào tạo giáo viên các môn học này.
- Thay đổi trong cách thức tổ chức lớp học, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục gắn với những thay đổi về phương pháp giảng dạy nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học sẽ làm tăng tính chủ động tích cực của học sinh.
- Học sinh sẽ trao đổi với giáo viên và bạn học nhiều hơn, từ đó phát sinh các kênh trao đổi thông tin.
- Yêu cầu về việc phát triển đội ngũ để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT ban hành ngày của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào ta ̣o, bồi dưỡng giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới xác định mục tiêu: bảo đảm tất cả giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trên cả nước hoàn thành chương trình bồi dưỡng trước thời gian bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới tuần tự đối với từng cấp học, từ năm học 2019-2020 đối với lớp 1 cấp tiểu học, từ năm học 2020-2021 đối với lớp 6 cấp THCS và từ năm học 2021-2022 đối với lớp 10 cấp THPT.
- Số liệu thống kê chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo tính đến tháng 4/2018 về số trường, đội ngũ giáo viên cấp THCS năm học như sau: Bảng 3.3.1.
- Số liệu thống kê số trường THCS và đội ngũ cán bộ, giáo viên THCS năm học 2017-2018 Tổng số Chia ra Công lập Ngoài công lập Số trường Trường Trung học cơ sở Trường phổ thông cơ sở (liên cấp Cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ và giáo viên Cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ Giáo viên (trực tiếp dạy Nữ Biên chế Đạt trình độ chuẩn trở lên Theo Kế hoạch, tính từ thời điểm này đến khi bắt đầu thực hiện áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới ở lớp 6 cấp THCS (năm học khối lượng công việc bồi dưỡng giáo viên THCS là rất lớn (bồi dưỡng 303105 giáo viên THCS trong 5 năm từ 2018 đến 2023 về dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới).
- Trên thực tế, còn có những vấn đề về bồi dưỡng giáo viên phải giải quyết như.
- Bồi dưỡng giáo viên đạt yêu cầu theo chuẩn chức danh nghề nghiệp.
- Bồi dưỡng giáo viên dạy môn học mới hoặc đội ngũ chưa đạt chuẩn do giới hạn biên chế ở các trường THCS dẫn đến mất cân đối về cơ cấu giáo viên.
- Ví dụ, khi điều tra về tình hình đội ngũ giáo viên THCS trong tỉnh Nam Định [7][14]: Bảng 3.3.2.
- Số liệu thống kê đội ngũ giáo viên THCS trong tỉnh Nam Định năm 2017 Số trường THCS 237 Số lớp 2.928 Số học sinh 103.183 Số giáo viên 6.232 Tính trung bình, mỗi trường có ít nhất 01 giáo viên sinh học tốt nghiệp chủ yếu từ trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định.
- Tuy nhiên, trên thực tế, ở phạm vi cục bộ vì nhiều lý do khác nhau, vẫn có hiện tượng giáo viên dạy những môn dù không được đào tạo khi học sư phạm.
- ở một số trường THCS có giáo viên toán dạy sinh, thể dục, ..thậm chí âm nhạc, mỹ thuật.
- Vì thế, để đội ngũ giáo viên có thể thực hiện được chương trình, sách giáo khoa mới, vấn đề bồi dưỡng giáo viên sẽ gặp không ít thách thức, nhất là thời hạn hoàn thành việc bồi dưỡng đã được xác định theo Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT ngày 02/5/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trong đó, nhiều yếu tố phải tính toán kĩ lưỡng để công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả như: nội dung bồi dưỡng, hình thức tổ chức bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng không đồng đều về trình độ chuyên môn,… IV.
- Đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng giáo viên Sinh học ở THCS nhằm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới 4.1.
- Nội dung chương trình bồi dưỡng giáo viên Sinh học ở THCS dạy môn Khoa học tự nhiên Căn cứ vào dự thảo chương trình môn Khoa học tự nhiên, đội ngũ giáo viên đang giảng dạy Sinh học trong các nhà trường THCS cần được bồi dưỡng các module như sau.
- Cấu trúc chương trình giáo dục phổ thông mới, chương trình môn Sinh học mới và môn khoa học tự nhiên ở THCS - Kiến thức nền đối với các giáo viên đã được đào tạo đơn ngành hoặc song ngành trong các trường sư phạm để có thể dạy liên môn.
- Ví dụ, các giáo viên Sinh học ở THCS chủ yếu tốt nghiệp từ các trường cao đẳng sư phạm với các ngành Hóa - Sinh, Sinh - Hóa, Sinh - Kĩ thuật nông nghiệp, Sinh - Công nghệ,…(chưa kể trên thực tế vẫn có tình trạng giáo viên Toán, Kĩ thuật công nghiệp.
- Để có thể dạy được môn Khoa học tự nhiên, những giáo viên này cần được đào tạo các kiến thức cơ sở về Vật lý, Hóa học, Khoa học Trái đất.
- Chúng tôi đề xuất nội dung cụ thể của từng module nói trên và thời lượng bồi dưỡng như sau: Module 1: Chương trình giáo dục phổ thông mới và chương trình môn Khoa học tự nhiên Nội dung Số tiết Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn Sinh học mới 2 Chương trình môn Khoa học tự nhiên: đặc điểm, quan điểm xây dựng, mục tiêu 2 và yêu cầu cần đạt Mạch nội dung và các chủ đề trong môn Khoa học tự nhiên 2 Định hướng tích hợp kiến thức và liên hệ các vấn đề thực tiễn 5 Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên thí điểm 4 Cộng 15 Module 2: Bồi dưỡng kiến thức liên môn cho giáo viên Sinh học [5][11] TT Tên học phần Số tiết Các học phần nghiệp vụ ~ 60 tiết 1 Phương pháp dạy học khoa học tự nhiên 20 2 Hoạt động trải nghiệm dạy học khoa học tự nhiên 20 3 Thực tế 20 Các học phần chuyên ngành Vật lí ~130 tiết 4 Cơ học 30 5 Nhiệt học và vật lí phân tử 25 6 Điện từ học 30 7 Quang học 20 8 Vật lí trái đất và thiên văn 10 Học phần (chuyên đề) tự chọn (chọn 1 trong 2) Thí nghiệm Vật lí ở THCS 15 9 Dao động sóng 15 Các học phần chuyên ngành Hóa học ~ 70 tiết 10 Hóa học đại cương 20 11 Hóa học vô cơ 20 12 Cơ sở hóa học hữu cơ 20 Học phần (chuyên đề) tự chọn (chọn 1 trong 2) Hóa học công nghệ 10 13 Thí nghiệm Hóa học ở THCS 10 Các học phần tích hợp ~ 60 tiết 13 Hóa - Lí 20 14 Hóa - Sinh 20 15 Một số chủ đề tích hợp trong dạy học khoa học tự nhiên 20 Tiểu luận ~ 30 tiết Cộng 350 - Nội dung bồi dưỡng có thể thay đổi tùy theo đối tượng giáo viên.
- Ví dụ, đối với giáo viên tốt nghiệp ngành sư phạm Sinh - Hóa thì có thể không phải học các nội dung về chuyên ngành Hóa - Việc tổ chức bồi dưỡng có thể kết hợp bồi dưỡng tập trung và tự bồi dưỡng, khóa bồi dưỡng có thể chia thành nhiều đợt trong năm cho phù hợp với công việc của giáo viên ở trường THCS.
- Cộng 60 - Việc triển khai bồi dưỡng giáo viên về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá được thực hiện kết hợp cả tập trung và tự bồi dưỡng, bồi dưỡng trực tiếp và trực tuyến [12][15.
- Trong quá trình bồi dưỡng, đặc biệt chú ý đến việc thực hành thiết kế các hoạt động dạy học và các bài kiểm tra của giáo viên để đảm bảo giáo viên có thể thực hiện tốt các nội dung đã được nghiên cứu.
- Nâng cao hiệu quả của các phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng Nhằm khắc phục những tồn tại của công tác bồi dưỡng giáo viên như đã phân tích, cần quan tâm đến một số vấn đề sau.
- Nội dung chuyên đề bồi dưỡng thiết thực, sinh động, phù hợp với đối tượng ở địa bàn cụ thể và xuất phát từ những đòi hỏi cấp bách mà giáo viên và các nhà quản lý đang cần khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.
- Khi xây dựng nội dung chuyên đề bồi dưỡng cần dựa trên mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới, lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các giảng viên trong các trường sư phạm, các cán bộ quản lý và giáo viên.
- Thời lượng các chuyên đề bồi dưỡng được xác định phù hợp trên cơ sở cân đối giữa thời gian giáo viên tham gia các khóa bồi dưỡng tập trung và tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng.
- Các đơn vị được giao nhiệm vụ bồi dưỡng và các cơ quan quản lý ở từng địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch bồi dưỡng cho cả giai đoạn và từng năm học để sắp xếp bố trí đội ngũ tham gia bồi dưỡng và giảng dạy một cách hợp lí.
- Bố trí thời gian bồi dưỡng giáo viên phù hợp với biên chế năm học để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và cán bộ quản lí tham gia bồi dưỡng.
- Có thể giảm thời lượng bồi dưỡng tập trung bằng cách thay thế các hình thức bồi dưỡng khác nhau như tự nghiên cứu, bồi dưỡng online, bồi dưỡng tại các không gian trải nghiệm, bồi dưỡng tại các nhóm trường phổ thông.
- Tăng cường quản lí, đánh giá hiệu quả của công tác bồi dưỡng thông qua việc khảo sát kết quả thu hoạch của giáo viên khi kết thúc bồi dưỡng bằng những hình thức khác nhau.
- Kết luận Để có thể triển khai thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của học sinh, đòi hỏi ngành giáo dục và đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải nỗ lực vượt qua những yêu cầu khắt khe của công cuộc đổi mới, tự ý thức việc đổi mới chính mình.
- nhanh chóng đào tạo đội ngũ giáo viên mới có năng lực thì công tác bồi dưỡng đội ngũ là một giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược.
- Đối với đội ngũ giáo viên Sinh học THCS hiện nay, để thực hiện được chương trình, sách giáo khoa mới, cụ thể là có thể dạy được môn Khoa học tự nhiên ở THCS cần được bồi dưỡng nhiều nội dung như: các kiến thức liên môn, năng lực nghiên cứu và phát triển chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
- Nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác bồi dưỡng, khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần nghiên cứu và chuẩn bị kĩ lưỡng nhiều vấn đề như nội dung và tài liệu bồi dưỡng, hình thức tổ chức và đội ngũ giảng viên, thời gian và bố trí sắp xếp đội ngũ tham gia.
- Thông tư số 26 /2012/TT-BGDĐT ngày của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non, Phổ thông và Giáo dục thường xuyên.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT về Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Dự thảo Chương trình môn học Khoa học tự nhiên.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Số liệu thống kê Trung học cơ sở năm học 2017-2018.
- Đinh Quang Báo, Mai Sỹ Tuấn, Phan Thị Thanh Hội, Định hướng xây dựng chương trình môn Sinh học Trung học phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Tạp chí Giáo dục, số 419, tháng 12, năm 2017, tr5.
- Hà Văn Dũng, Quan điểm phát triển đồng tâm trong chương trình sinh học phổ thông hiện hành là cơ sở để tiếp cận với chương trình môn khoa học tự nhiên cấp THCS trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 147, tháng 12, năm 2017, tr 81- 85.
- Đinh Văn Đệ, Cơ sở lí luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học theo tiếp cận phát triển năng lực người học trong giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam, Tạp chí Giáo dục, số 410, tháng 7, năm 2017, tr 33-36.
- Bùi Thu Hà, Bùi Thị Thanh Thủy, Xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS dạy môn Khoa học tự nhiên theo chương trình phổ thông mới, Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Nghiên cứu các biện pháp triển khai bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, Trường CĐSP Nam Định, năm 2018, tr 21-30.
- Quách Thị Tú Phương, Đặng Văn Bình, Phạm Tuấn Anh, Nguyễn Ánh, Một số vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2015, tr 102-110.
- Lê Xuân Sơn, Mối quan hệ giữa cơ quan quản lí giáo dục các cấp với trường sư phạm và trường phổ thông trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên, Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2015, tr 263-265.
- Lê Văn Thắng và cộng sự (2017), Nghiên cứu biện pháp triển khai đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học phát triển năng lực ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định, Đề tài Khoa học cấp Tỉnh.
- Đinh Thanh Tiên, Đổi mới kiểm tra đánh giá theo quan điểm phát triển năng lực học sinh và hỗ trợ phát triển chương trình giáo dục phổ thông, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số tháng 2 -2018, tr 7.
- Tóm tắt: Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa ở phổ thông đặt ra vấn đề cấp bách đối với công tác bồi dưỡng giáo viên.
- Đối với cấp Trung học cơ sở, các giáo viên dạy Sinh học hiện tại sẽ phải tham gia bồi dưỡng rất nhiều nội dung về nghiên cứu và phát triển chương trình, các kiến thức mới để dạy tích hợp theo chủ đề của môn Khoa học tự nhiên, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
- Bài viết nêu ra một số bất cập của công tác bồi dưỡng giáo viên hiện nay, đối chiếu chương trình môn Khoa học tự nhiên với các phân môn và các hoạt động giáo dục trong chương trình hiện tại, từ đó, đề xuất các nội dung bồi dưỡng giáo viên Sinh học ở trường THCS để có thể dạy môn Khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Từ khóa: bồi dưỡng giáo viên, Trung học cơ sở, môn Khoa học tự nhiên Abstract The renovation of national curiculum and textbooks creates an urgent problem for training inservice teachers