« Home « Kết quả tìm kiếm

Bài tập tuần 1 Luật Hiến pháp


Tóm tắt Xem thử

- Bài tập tuần 1: Luật Hiến pháp 1.
- Hiến pháp theo quan niệm pháp lý hiện đại được hiểu như thế nào? Hiến pháp là luật cơ bản (luật gốc) có giá trị pháp lý cao nhất của mỗi quốc gia, nội dung xác định 3 vấn đề: chế độ xã hội.
- tổ chức bộ máy nhà nước.
- Trình bày nguồn gốc của Hiến pháp.
- Hiến pháp ra đời là kết quả từ cuộc đấu tranh của tầng lớp tư sản chống lại chế độ phong kiến, sau khi cách mạng tư sản nổ ra, Nhà nước Phong kiến sụp đổ và hình thành kiểu nhà nước mới là nhà nước Nhà nước Cộng hòa và Nhà nước Quân chủ Lập hiến.
- Hiến pháp là thuật ngữ được dịch từ chữ “Constitution”, dùng để chỉ luật cơ bản, có giá trị tối cao của một nhà nước pháp quyền.
- Phân tích bản chất giai cấp và bản chất xã hội của Hiến pháp.
- Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của Hiến pháp có mối liên hệ với nhau như thế nào? Chủ nghĩa Mác - Lênin quan niệm về bản chất của pháp luật nói chung cũng như của Hiến pháp nói riêng trên cơ sở nhìn nhận bản chất giai cấp của nó: Hiến pháp là của ai? Phục vụ cho lợi ích của giai cấp (hoặc các giai cấp) nào? Hiến pháp được tạo ra vì một trật tự xã hội theo định hướng giai cấp nào? Đó chính là quan điểm phương pháp luận kinh điển của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin mà các vị ấy đã sử dụng khi đánh giá về các bản Hiến pháp đương thời.
- Theo đó, mọi Hiến pháp đều là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, đều là công cụ mà giai cấp hoặc liên minh chính trị sử dụng để khẳng định và duy trì sự thống trị của mình.
- Quan điểm giai cấp về Hiến pháp của C.Mác vàĂng-ghen được Ph.Lassal, nhà cách mạng xã hội Đức tiếp thu trên cơ sở đối chiếu giữa bản tính pháp lý và bản tính xã hội thực tế của Hiến pháp.
- Một bản Hiến pháp thành văn chỉ có sự vững chắc và có ý nghĩa khi nó là sự phản ánh chính xác mối tương quan thực tế của các lực lượng xã hội.
- Cùng quan điểm với Ph.Lassal nhưng trực diện hơn, V.I.Lênin đã viết: “Bản chất của Hiến pháp là ở chỗ các đạo luật cơ bản của Nhà nước nói chung và các đạo luật về quyền bầu cử các cơ quan đại diện, về chức năng của các cơ quan đó v.v..
- Quan điểm giai cấp của C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I.Lênin và của các nhà cách mạng xã hội châu Âu đã phản ánh đúng thực chất sự ra đời của các Hiến pháp đương thời.
- Và trên cơ sở quan điểm tiếp cận mang tính giai cấp đó, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác cũng đã thấy rõ giá trị to lớn của những bản Hiến pháp dân chủ lúc bấy giờ trong quá trình đấu tranh chống chế độ chuyên chế, đề cao phẩm giá con nguời, các quyền về tự do cá nhân.
- Hiến pháp năm 1787 của Hoa Kỳ là sự ghi nhận việc giành chính quyền của giai cấp tư sản và các dân tộc ở một thuộc địa từ chế độ quân chủ Anh quốc.
- Hiến pháp năm 1789 của nước Pháp đã phản án sự cáo chung của các đặc quyền thuộc về tầng lớp quý tộc và nhà thờ.
- Hiến pháp năm 1918 của nước Nga Xô viết đã lập nên nền chuyên chính của giai cấp vô sản.
- Những bản Hiến pháp về sau này cũng là kết quả của những cuộc đấu tranh cách mạng chống lại ách áp bức của chủ nghĩa thực dân và ách thống trị phong kiến.
- Chính Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam trong Lời nói đầu đã nói rất rõ điều đó: “Sau 80 năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đã gạt bỏ chế độ vua quan.
- “Quốc hội nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của cách mạng.
- Tuy nhiên, nhìn vào thực tiễn của lịch sử lập hiến trên thế giới có thể nhận thấy rằng, việc xác nhận bản chất của Hiến pháp chỉ từ góc độ lợi ích giai cấp là rất đúng đắn, nhưng chưa đủ.
- Hiến pháp ghi nhận và thể hiện những lợi ích cơ bản và sống còn của giai cấp thống trị hoặc của một tầng lớp xã hội nổi trội nhất trong xã hội.
- Cũng vì thế mà những khái niệm nhân dân, dân tộc luôn luôn là những khái niệm mở đầu cho các bản Hiến pháp.
- Bản chất xã hội của các Hiến pháp ngày nay phản ánh một giai đoạn mới của chủ nghĩa lập hiến hiện đại.
- Vì vậy, Hiến pháp đã được trao trở lại sứ mệnh của một bản khế ước về mặt pháp lý của các lực lượng xã hội mà đối tượng điều chỉnh trọng tâm là sự thoả hiệp lợi ích giữa các giai tầng xã hội, các lực lượng xã hội.
- Mức độ của sự tương hợp lợi ích có thể rất khác nhau và đó là cơ sở để mỗi bản Hiến pháp xác định cho mình phương pháp điều chỉnh hợp lý.
- cũng có thể đó là sự thoả hiệp ở những lợi ích nhất định của các lực lượng đối lập nhau và vì vậy sự thoả hiệp xã hội được Hiến pháp ghi nhận là kết quả của quá trình vừa đấu tranh, vừa hợp tác giữa các lực lượng xã hội.
- Lẽ đương nhiên, phản ánh mối quan hệ như vậy, Hiến pháp không thể chỉ đứng về phía lợi ích của một lực lượng mà luôn phải tìm thế cân bằng về lợi ích, mặc dù trên thực tế ở bất kỳ quốc gia và dân tộc nào thì trong xã hội luôn luôn có những lực lượng, những lợi ích giữ vị trí ưu thế.
- Bản chất xã hội của Hiến pháp thể hiện ở chỗ nó chính là sự ghi nhận và thể hiện những giá trị xã hội được toàn xã hội và nhân dân chấp nhận và chia sẻ.
- Quan điểm đó đã được phản ánh trong hầu hết các bản Hiến pháp ra đời hoặc được sửa đổi trong thời kỳ đó và các thời kỳ tiếp theo.
- Hiến pháp là luật gốc của hệ thống pháp luật quốc gia được hiểu như thế nào? Hãy cho biết ý nghĩa của việc nhận thức này.
- Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực cao nhất và giữ vị trí chủ đạo trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, vì nó có đối tượng điều chỉnh đặc biệt và là cơ sở để liên kết các ngành Luật khác.
- Ví dụ: Luật Hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, xác định nguyên tắc của mối quan hệ giữa công dân và nhà nước, đó chính là những nguyên tắc chủ đạo để xây dựng ngành luật hành chính, hay là Luật Hiến pháp xác lập những nguyên tắc cơ bản trong những quan hệ kinh tế, xác lập nền tảng cơ bản cho việc xây dựng ngành luật dân sự, thương mại, kinh tế… Hiến pháp là một văn bản pháp luật đặc biệt trong hệ thống pháp luật, tác động sâu đến cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia.
- Hiến pháp do cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia ban hành, theo một quy trình, thủ tục đặc biệt.
- Thứ nhất, Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát triển.
- Hiến pháp còn là phương diện pháp lý thể hiện tư tưởng của những người đứng đầu nhà nước dưới hình thức những quy phạm pháp lý.
- Thứ hai, xét về mặt nội dung, trong khi các đạo luật khác chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, ví dụ như: Luật hôn nhân gia đình chỉ điều chỉnh các quan hệ hôn nhân, gia đình, Luật Đất đai chỉ điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đất đai…thì Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rộng, bao quát toàn bộ các lĩnh vực của xã hội.
- Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp là những quan hệ xã hội chủ đạo nhất, chính yếu nhất, nền tảng nhất liên quan đến lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đường lối phát triển khoa học – kỹ thuât, văn hóa, giáo dục, đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.
- Ví dụ về vị trí của Hiến pháp Việt Nam: Về mặt pháp lý, Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam Tính chất luật có hiệu lực tối cao của Hiến pháp thể hiện ở các phương diện sau đây: Một là, các quy định của Hiến pháp là nguồn, là nền tảng cho tất cả các ngành luật khác thuộc hệ thống pháp Việt Nam.
- Các quy định của Hiến pháp mang tính tuyên ngôn, cương lĩnh, điều chỉnh chung.
- Hai là, các văn bản pháp luật khác không được mâu thuẫn, trái ngược với Hiến pháp mà phải hoàn toàn phù hợp với tinh thần, nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở Hiến pháp để thi hành Hiến pháp.
- Mọi văn bản pháp luật có nội dung trái với Hiến pháp phải bị bãi bỏ, hủy bỏ.
- Ba là, các điều ước quốc tế mà nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia không được mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp.
- Bốn là, tất cả các cơ quan nhà nước phải thực hiện chức năng của mình theo quy định của Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa vụ mà hiến pháp đã quy định.
- Mọi hành vi vượt ra ngoài thẩm quyền mà hiến pháp đã quy định đều là vi hiến.
- Năm là, tất cả các công dân của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hưởng các quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp thừa nhận và có nghĩa vụ nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp.
- Sáu là, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ban hành các văn bản pháp luật mà Hiến pháp đã quy định để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, thi hành Hiến pháp.
- Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan nhà nước khác của Nhà nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
- Bảy là, do vị trí vai trò đặc biệt của Hiến pháp, việc xây dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi, thay đổi Hiến pháp phải tuân theo một trình tự đặc biệt.
- Chủ trương xây dựng Hiến pháp thường được biểu thị bằng một nghị quyết của Quốc hội.
- việc xây dựng Hiến pháp thường được tiến hành bằng một cơ quan do Quốc hội lập ra.
- dự thảo Hiến pháp được lấy ý kiến rộng rãi của nhiều tầng lớp nhân dân.
- việc thông qua Hiến pháp thường được tiến hành tại một kỳ họp đặc biệt của Quốc hội và chỉ được thông qua khi có một tỷ lệ phiếu đồng ý cao đặc biệt.
- việc sửa đổi Hiến pháp chỉ được thực hiện theo một trình tự đặc biệt quy định tại Hiến pháp.
- quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp được quan tâm và chỉ đạo bởi Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Ý nghĩa của nhận thức trên: Ta có thể nhận thức được tầm quan trọng của Hiến pháp.
- Hiến pháp là thể hiện đường lối, tư tưởng của những người đứng đầu nhà nước, là cơ sở để tạo ra các luật, hiện thực hóa các chính sách của nhà nước, tác động đến xã hội.
- Hiến pháp có tính nhân bản được biểu như thế nào? Điều này có ý nghĩa gì trong đời sống xã hội nước ta hiện nay.
- vì vậy, khi một người nào đó được giao quyền lực nhà nước, nếu như không có những động cơ khắc phục sẽ gây nên hậu quả kém của Nhà nước.
- Con người có sai lầm nên không có một thể chế nào của con người thoát khỏi sự sai lầm: Sự kiểm soát quyền lực nhà nước còn một nguyên nhân sâu xa nữa là bản tính hay tùy tiện của chính con người.
- Khi soạn thảo ra bản Hiến pháp thành văn đầu tiên của thế giới, Hiến pháp Mỹ năm 1787, J.
- Đây là nhận thức căn bản của ông khi đề xuất hệ thống kìm chế và đối trọng cho bản Hiến pháp này Con người vốn dĩ không muốn có trách nhiệm, mà chỉ muốn có quyền: Nếu quyền hạn là những gì mà con người được hưởng, được quyền ra lệnh yêu cầu những người khác phải thực hiện, thì ngược lại trách nhiệm là những gì họ buộc phải làm và phải chịu dưới sự giám sát của những người khác.
- Từ đây mới xuất hiện trong luật học các chế định về việc miễn trừ trách nhiệm pháp lý của các quan chức của Nhà nước phong kiến.
- Mức độ nguy hiểm của quyền lực nhà nước: Cơ sở của sự phải kiểm soát quyền lực nhà nước xuất phát từ đặc điểm công khai, mang tính quyền lực công cộng làm cho Nhà nước có một sức mạnh ghê gớm.
- Việc kiềm chế tiềm năng sử dụng và lạm quyền lực nhà nước là một thách thức đối với bất cứ Nhà nước nào.
- Việc sử dụng không đúng quyền lực nhà nước tạo ra những vấn đề nghiêm trọng của sự tín nhiệm Nhà nước của công chúng sẽ có tác động rất lâu dài trước công luận.
- Lý thuyết kiểm soát quyền lực nhà nước được thiết lập đầu tiên bởi các nhà tư tưởng chính trị - pháp lý, đó là của Aristotle, J.
- Vấn đề kiểm soát quyền lực và trách nhiệm của Nhà nước chỉ được giải quyết một cách triệt để hơn và bài bản hơn, vì mục đích của sự bảo đảm nhân quyền trong cách mạng tư sản.
- Đó là Hiến pháp.
- Sự hiện diện của Hiến pháp là một căn cứ căn bản cho việc kiểm soát quyền lực của nhà nước, khác với Nhà nước phong kiến nơi không tồn tại hiến pháp.
- Do đó, hiến pháp có tính nhân bản Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hiền pháp là những quan hệ xã hội, tức là những quan hệ phát sinh trong hoạt động của con người.Ngành luật hiến pháp tác động đến những quan hệ xã hội đó nhằm thiết lập một trật tự xã hội nhất định, phù hợp với ý chí nhà nước.Luật hiến pháp chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất mà những quan hệ đò tạo thành nền tảng của chế độ nhà nước và xã hội.
- Trong lĩnh vực chính trị, luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định nguồn gốc của quyền lực nhà nước, các hình thức nhân dân sử dụng quan hệ nhà nước, các quan hệ xã hội xác định mối quan hệ giữa nhà nước, Đản cộng sản Việt Nam, mặt trận tổ quốc Việt Nam, các thành viên của mặt trận, các quan hệ xã hội xác định chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
- Những quan hệ náy là cơ sở để xác định chế độ chính trị của nước CHXHCN Việt Nam Trong lĩnh vực kinh tế, luật hiến pháp điều chỉnh quan hệ xã hội xác định các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế, chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế Trong lĩnh vực quan hệ giữa công dân và nhà nước, luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ liên quan tới việc xác định địa vị pháp lý cơ bản của công dân Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định các nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Tại sao nói Hiến pháp là cơ sở quan trọng để hạn chế quyền lực của các cơ quan nhà nước? Điều này có ý nghĩa gì trong đời sống xã hội nước ta hiện nay.
- Hiến pháp hình thành một cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước từ phía nhân dân bằng các hình thức dân chủ trực tiếp.
- Tại Việt Nam, bằng việc quy định Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp và Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp - Hiến pháp đã tạo cơ sở xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong bộ máy nhà nước.
- Trước hết, Hiến pháp đã khẳng định chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước là nhân dân.
- Kiểm soát quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nguồn gốc và bản chất của nhà nước.
- Nhà nước của ai thì người đó phải là người chủ kiểm soát quyền lực nhà nước của mình.
- Đối với quyền lực nhà nước lại càng là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết của người chủ là nhân dân phải kiểm soát được quyền lực nhà nước của mình.
- Bởi, nếu không kiểm soát được quyền lực nhà nước thì quyền lực nhà nước sẽ bị tha hóa, nhân dân là chủ thể giao quyền, ủy quyền sẽ bị mất quyền, bị lạm quyền từ phía nhà nước.
- Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được giao cho nhà nước mà thực chất là giao cho những con người cụ thể có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước thực thi.
- Hiến pháp có một nguyên tắc khác nữa: Kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Hai là, từ quan điểm và nguyên tắc nền tảng nói trên, trong mối quan hệ với kiểm soát quyền lực nhà nước, nhiều nhận thức mới đã được thể hiện xuyên suốt trong bản Hiến pháp.
- Đó là, Hiến pháp đã xác nhận nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến, Quốc hội không còn là thiết chế duy nhất có quyền lập hiến như hiến pháp hiện hành.
- Khi nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến thì nhân dân là chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước.
- Vì thế, Hiến pháp sửa đổi đã đặt nền móng hiến định cho sự ra đời một cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên ngoài, tức là từ phía nhân dân trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước.
- Ba là, nói đến kiểm soát quyền lực nhà nước thì điều quan trọng trước tiên là tổ chức bộ máy nhà nước phải được phân công, phân nhiệm một cách đúng đắn, mạch lạc giữa ba quyền lập, hành pháp và tư pháp.
- Nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến, thì nhân dân là chủ thể phân công quyền lực nhà nước.
- Chứ không phải là Quốc hội chủ thể phân công quyền lực nhà nước.
- Hay nói cách khác là phương tiện để giới hạn quyền lực nhà nước.
- Bốn là, Hiến pháp đã tạo lập cơ sở hiến định để hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định (Điều 119).
- Đồng thời, Hiến pháp giao cho: QH, các cơ quan của QH, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của nhà nước có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
- Để tăng cường kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp, Hiến pháp sửa đổi đã bổ sung, điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của QH và UBTVQH, ví dụ như: UBTVQH được bổ sung thêm nhiệm vụ: quyết định, thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới, đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (khoản 8, Điều 74).
- Cùng với điều đó, Hiến pháp sửa đổi đã thiết lập thêm hai thiết chế độc lập: Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ tổ chức bầu cử ĐBQH, chỉ đạo công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp (Điều 117) và Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ giúp QH kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công (Điều 118).
- Sự ra đời các thiết chế hiến định độc lập này cũng nhằm tăng cường các công cụ để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong bầu cử, trong sử dụng tài chính ngân sách nhà nước và tài sản công một cách hiệu quả hơn.
- Kiểm soát quyền lực nhà nước là một vấn đề không đơn giản.
- làm sao để không phải vì kiểm soát quyền lực nhà nước mà làm mất đi tính năng động, mềm dẻo cần phải có để tiến hành các công việc của Nhà nước.
- Vì thế, vấn đề cơ bản của kiểm soát quyền lực nhà nước là làm cho bộ máy nhà nước vừa có khả năng kiểm soát được xã hội, lại vừa không kém phần quan trọng là buộc nhà nước phải tự kiểm soát được chính mình.
- Với tình hình xã hội nước ta hiện nay, Hiến pháp sửa đổi đã vạch ra hướng đi đúng đắn cho đất nước, tuy nhiên vẫn tồn tại những “lỗ hổng” trong bộ máy cầm quyền và những thực trạng cần được khắc phục bằng việc điều chỉnh các điều luật dựa theo Hiến pháp đề ra.