« Home « Kết quả tìm kiếm

Lý Thuyết Học Tập Xã Hội


Tóm tắt Xem thử

- Mẫu hình hóa: Cơ sở của học tập qua quan sát 1.
- Không phủ nhận tầm quan trọng của củng cố trực tiếp đối với việc học tập 2.
- Cho rằng học tập có thể diễn ra thông qua quan sát hay ví dụ chứ không chỉ qua củng cố trực tiếp 3.
- Điều kiện hóa tạo tác, trong đó các hành vi thử - và- sai liên tục được thực hiện cho đến khi cá nhân đạt được phản ứng phù hợp, là một cách học tập thiếu hiệu quả và có thể gây nguy hiểm.
- Hầu hết hành vi của con người đều được học thông qua ví dụ, một cách có chủ ý hoặc không có chủ ý.
- Mẫu hình hóa là một kỹ thuật điều chỉnh hành vi bao gồm việc quan sát hành vi của những người khác (các mẫu hình) và lặp lại những hành vi đó.
- Thông qua mẫu hình hóa, cá nhân có thể đạt được những phản ứng chưa từng được thực hiện hoặc xuất hiện trước đó.
- Búp bê Bobo làm bằng nhựa, được thổi phồng, cao từ 1-1.2m, có phần đế tròn, có thể tự trở về vị trí ban đầu su khi bị đẩy ngã 2.
- Chia làm hai nhóm: Nhóm thực nghiệm và nhóm kiểm soát 4.
- Trẻ trong nhóm thực nghiệm được cho quan sát một người lớn chơi với Bobo.
- Người lớn này có những hành vi gây hấn với Bobo như đám, đá và la hét như “Đấm vào mũi nó”, “Ném nó lên”.
- Trẻ trong nhóm kiểm soát không được cho quan sát tình huống này.
- Nghiên cứu so sánh hành vi giữa hai nhóm trẻ 8.
- Kết quả cho thấy những trẻ thuộc nhóm kiểm soát thể hiện hành vi gây hấn gấp hai lần trẻ trong nhóm kiểm soát Các nghiên cứu mẫu hình hóa khác 1.
- Hành vi của cha mẹ ảnh hưởng đến hành vi của con cái a.
- Nghiên cứu so sánh hành vi của cha mẹ ở hai nhóm trẻ: Nhóm trẻ gây hấn và nhóm trẻ kiềm chế.
- Cha mẹ của nhóm trẻ gây hấn có nhiều hành vi gây hấn hơn và cha mẹ của nhóm trẻ kiềm chế có mức độ kiềm chế cao hơn.
- Mẫu hình bằng lời nói a.
- Mẫu hình bằng lời nói có thể tạo ra những hành vi nhất đính, miễn là các hoạt động trong đó được giải thích kỹ và đầy đủ.
- Được sử dụng bổ sung cho việc thực hiện hành vi 3.
- Giải tỏa kiềm chế là làm yếu đi sự kiềm chế hay ngăn chặn đối với một hành vi nào đó thông qua quan sát hành vi của mẫu hình b.
- Ví dụ: Trong đám đông, khi quan sát những người khác, chúng ta dễ dàng thực hiện các hành vi đập phá, nổi loạn, la hét,… những hành vi mà chúng ta không bao giờ thực hiện nếu chỉ có một mình.
- Đặc điểm của tình huống mẫu hình hóa 1.
- Bằng cách kiểm soát các biến độc lập, Bandura và cộng sự đã tìm ra 3 yếu tố ảnh hưởng đến mẫu hình hóa: (1) đặc điểm của mẫu hình, (2) đặc điểm của người quan sát và (3) hệ quả tưởng thưởng gắn với hành vi 2.
- Đặc điểm của mẫu hình a.
- Các đặc điểm của mẫu hình (sự tương đồng, tuổi tác, giới tính, địa vị, uy tín, kiểu hành vi) ảnh hưởng đến khuynh hướng bắt chước của cá nhân đối với mẫu hình đó b.
- Về sự tương đồng, chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi những người có đặc điểm tương đồng với chúng ta.
- Thực nghiệm Bobo cho thấy trẻ bắt chước mẫu hình là người thật ở mức độ lớn hơn mẫu hình trong phim hay mẫu hình là nhân vật hoạt hình.
- Về tuổi tác và giới tính, chúng ta dễ bắt chước hành vi của người cùng độ tuổi, cùng giới tình với mình hơn là hành vi của người khác giới, khác tuổi.
- Về địa vị và uy tín, chúng ta dễ bắt chước theo những người có địa vị và có uy tín trong xã hội.
- Về kiểu hành vi của mẫu hình, những hành vi đơn giản thì dễ dàng được bắt chước hơn là hành vi phức tạp.
- hành vi thù nghịch và gây hấn có xu hướng được bắt chước hơn, đặc biệt là ở trẻ em.
- Đặc điểm của người quan sát a.
- Đặc điểm của người quan sát (tự trọng, tự tin, được củng cố) cũng quyết định hiệu quả của học tập qua quan sát b.
- Về tự trọng và tự tin, những người có tự trọng và tự tin thấp có xu hướng bắt chước hành vi của mẫu hình hơn những người có tự trong và tự tin cao c.
- Về được củng cố, những người đã được củng cố thì có khuynh hướng bắt chước 4.
- Hệ quả tưởng thưởng liên quan đến hành vi a.
- Những hệ quả tưởng thưởng gắn với một hành vi cụ thể có thể ảnh hưởng đến mức độ mẫu hình hóa và thậm chí vượt qua đặc điểm của mẫu hình và người quan sát b.
- Quan sát một mẫu hình được tưởng thượng hoặc trừng phạt khi thực hiện một hành vi cụ thể sẽ ảnh hưởng tới sự bắt chước c.
- Ví dụ: Trong thực nghiệm búp bê Bobo, một nhóm trẻ xem mẫu hình đánh Bobo rồi được thưởng nước soda và bánh kẹo.
- Một nhóm trẻ khác xem mẫu hình đánh Bobo rồi bị trừng phạt bằng lời nói và về thể chất.
- Kết quả, những đứa trẻ quan sát thấy sự trừng phạt thực hiện ít hành vi gây hấn hơn những đứa trẻ quan sát sự tưởng tưởng.
- Các tiến trình của học tập qua quan sát 1.
- Bandura phân tích bản chất của học tập qua quan sát và thấy nó bị chi phối bởi bốn cơ chế liên quan: (1) các tiến trình chú ý, (2) các tiến trình lưu giữ, (3) các tiến trình tái tạo vận động, (4) các tiến trình thúc đẩy 2.
- Các tiến trình chú ý: Cá nhân chú ý nhận biết chính xác mẫu hình để có được thông tin cần thiết cho việc bắt chước hành vi mẫu.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến các tiến trình chú ý (tuổi tác, giới tính, địa vị, uy tín, mức độ tương đồng, năng lực và kỹ năng nhận thức, mức độ phức tạp của hành vi mẫu) 3.
- Các tiến trình lưu giữ: Cá nhân cần ghi nhớ các khia cạnh quan trọng của hành vi mẫu để lặp lại nó.
- Cá nhân mã hóa những gì quan sát được bằng hệ thống đại diện hình ảnh và lời nói.
- Những đại diện hình ảnh và lời nói này sau đó trở thành hướng dẫn cho cá nhân trong khi tái tạo lại hành vi hoặc cũng có thể trở thành cơ sở để cá nhân luyện tập thực hiện hành vi trong tâm trí.
- Các tiến trình tái tạo vận động: Các tiến trình này chuyển dịch những đại diện hình ảnh và lời nói của hành vi mẫu thành hành vi bên ngoài bằng cách tạo ra những phản ứng cơ thể và tiếp nhận phản hồi về mức độ phù hợp để điều chỉnh.
- Các tiến trình thúc đẩy: a.
- Cá nhân cần được thúc đẩy để chú ý, lưu giữ và tái tạo hành vi mẫu b.
- Một trong những động lực là dự đoán về sự củng cố hay trừng phạt của hành vi c.
- Bandura cho rằng củng cố ảnh hưởng đến học tập nhưng củng có không phải là điều kiện thiết yếu để học tập diễn ra d.
- Củng cố có thể là củng cố bên ngoài, củng cố bên trong, củng cố thông qua người khác và tự củng cố Tự củng cố 1.
- Tự củng cố là khả năng tự tưởng thưởng hoặc tự trừng phạt bản thân khi đạt được hoặc không đạt được kỳ vọng hay tiêu chuẩn của bản thân (tiêu chuẩn bên trong) 2.
- Tự củng cố bao gồm: (1) đặt ra kỳ vọng hay tiêu chuẩn đối với hành vi, (2) đánh giá mức độ đạt được kỳ vọng hay tiêu chuẩn và (3) tự tưởng thưởng hay trừng phạt 3.
- Tự củng cố có thể mang tính hữu hình hoặc mang tính cảm xúc 4.
- Kỳ vọng hay tiểu chuẩn được hình thành dựa trên cơ sở những hành vi trước đây.
- Khi đạt được kỳ vọng hay tiêu chuẩn, cá nhân nâng cao kỳ vọng và tiêu chuẩn và ngược lại.
- Bộ tiêu chuẩn bên trong đầu tiên của cá nhân xuất phát từ hành vi của các mẫu hình, điển hình là cha mẹ và thầy cô giáo.
- Niềm tin vào năng lực bản thân 1.
- Niềm tin vào năng lực bản thân là cảm nhận của cá nhân về sự phù hợp, sự hiệu quả và năng lực trong việc ứng phó với cuộc sống của bản thân.
- Sự thành công hay thất bại quyết định niềm tin vào năng lực bản thân của con người 3.
- Theo cách khác, Bandura mô tả niềm tin vào năng lực bản thân là nhận thức của chúng ra về sự kiểm soát đối với cuộc sống của bản thân.
- Người có niềm tin vào năng lực bản thân thấp a.
- Không thể kiểm soát các sự kiện cuộc sống c.
- Niềm tin vào năng lực bản thân thấp sẽ hủy hoại động lực, suy giảm khát vọng, gây trở ngại cho năng lực nhận thức, ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe thể chất 5.
- Người có niềm tin vào năng lực bản thân cao a.
- Tin rằng mình có thể ứng phó hiệu quả với các sự kiện và tình huống b.
- Tự tin hơn, ít nghi ngờ bản thân hơn f.
- Niềm tin vào năng lực bản thân cao làm giảm nỗi sợ thất bại, làm tăng khát vọng, tăng cường khả năng giải quyết vấn đề và tư duy phân tích 6.
- Nguồn thông tin về năng lực bản thân a.
- Niềm tin vào năng lực bản thân được hình thành dựa trên 4 nguồn thông tin: (1) thành tự đã đạt được, (2) trải nghiệm thông qua người khác, (3) thuyết phục bằng lời nói, (4) kích thích sinh lý và cảm xúc b.
- Thành tự đã đạt được i.
- Nguồn hiệu đánh giá năng lực bản thân hiệu quả nhất ii.
- Những thành tựu trước đây chứng tỏ mức độ làm chủ và năng lực và do đó làm tăng niềm tin vào năng lực bản thân iii.
- Những thất bại trước đây ngược lại làm giảm niềm tin vào năng lực bản thân iv.
- Như vậy, nói một cách đơn giản, chúng ta càng đạt được, chúng ta càng tin rằng chúng ta có thể đạt được, và sự kiểm soát tốt hơn và chúng ta cảm thấy.
- Trải nghiệm thông qua người khác i.
- Nhìn thấy thành công của người khác làm tăng niềm tin vào năng lực bản thân và ngược lại, đặc biệt nếu người đó có khả năng tương tự như chúng ta (“nếu họ làm được thì tôi cũng làm được” hoặc “nếu họ không làm được thì tôi cũng không làm được) ii.
- Mẫu hình thành công có ảnh hưởng lớn đối với cảm nhận của chúng ta về sự phù hợp và năng lực, đồng thời cho thấy những chiến lược phù hợp để ứng phó với khó khăn d.
- Thuyết phục bằng lời nói i.
- Thuyết phục bằng lời nói, nhắc nhở ai đó rằng họ có khả năng đạt được bất cứ điều gì họ muốn đạt được, có thể nâng cao niềm tin vào năng lực bản thân ii.
- Đây là nguồn phổ biến nhất (“bạn có thể làm được”) iii.
- Để có hiệu quả, thuyết phục bằng lời nói phải thực tế e.
- Được sử dụng làm cơ sở đánh giá khả năng ứng phó, từ đó ảnh hưởng đến niềm tin vào năng lực bản thân ii.
- Nếu cá nhân cảm thấy không bị kích động, bị căng thẳng hay đau đầu khi đối diện với vấn đề thì cá nhân có xu hướng tin rằng mình có khả năng làm chủ tình hình và ngược lại f.
- Bandura kết luận những điều kiện làm tăng niềm tin vào năng lực bản thân: i.
- Cho cá nhân thấy những trải nghiệm thành công bằng cách sắp đặt những mục tiêu có thể đạt được làm tăng thành tự đạt được ii.
- Cho cá nhân thấy những mẫu hình phù hợp, đã thành công để làm tăng trải nghiệm thông ua người khác iii.
- Thuyết phục bằng lời nói nhằm khuyến khích cá nhân tin rằng họ có năng lực thực hiện thành công iv