« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn năm học 2020 - 2021 Đề 1


Tóm tắt Xem thử

- Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn năm học .
- Đọc hiểu văn bản (3đ):.
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:.
- Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián..
- Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ.
- Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván.
- Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dầu ô chữ đặt trên phiếu lụa óng….
- Câu 1 (0,5đ): Văn bản trích được trích từ đâu? Tác giả là ai?.
- Câu 2 (0,5đ): Cảnh tượng đắt giá trong đoạn trích là gì?.
- Câu 3 (0,75đ) Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng..
- Câu 4 (1,25đ): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về một nhân vật qua đoạn trích trên..
- Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị luận về ý kiến của M.Gorki: “Con người nên sống tốt trước khi sống sướng”..
- Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Tự tình II của tác giả Hồ Xuân Hương..
- Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn.
- Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên được trích từ truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân..
- Câu 2 (0,5đ): Cảnh tượng đắt giá trong đoạn trích là cảnh người tử tù hiên ngang cho chữ còn viên quản ngục thì khúm núm lĩnh nhận ở nơi nhà giam ẩm thấp..
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: đối lập (người tử tù hiên ngang cho chữ - viên quản ngục thì khúm núm lĩnh nhận)..
- Tác dụng: làm nổi bật cái đẹp, sự thiên lương dù ở bất cứ nơi nào cũng xứng đáng được tôn vinh, kính trọng..
- Học sinh tự lựa chọn nhân vật Huấn Cao hoặc Viên quản ngục để viết bài cảm nhận tùy theo sở thích của bản thân..
- Dàn ý nghị luận về ý kiến “Con người nên sống tốt trước khi sống sướng”.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến của M.Gorki: “Con người nên sống tốt trước khi sống sướng”..
- Sống tốt: sống theo đạo lí, sống theo pháp luật, sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với xã hội..
- Sống tốt sẽ tạo nên môi trường sống thân thiện, chất lượng sống tốt hơn..
- Sống tốt sẽ làm mọi người đồng cảm, chia sẻ nhau lúc khó khăn hoạn nạn, tạo nên sức mạnh tinh thần nhiều hơn cho bản thân, gia đình và xã hội..
- Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình..
- Có những người sống chỉ biết hưởng thụ, chỉ biết bản thân mình, lạnh lùng vô cảm.
- Liên hệ bản thân và rút ra bài học..
- Dàn ý phân tích Tự tình 2 1.
- Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ Tự tình 2..
- Thời gian: đêm khuya, vắng vẻ, tĩnh lặng..
- Không gian: tiếng trống dồn canh, nữ thi sĩ lẻ loi, đơn chiếc một mình..
- Âm thanh: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh nhằm nhấn mạnh sự tĩnh lặng của đêm khuya..
- “Trơ”: từ tượng hình mạnh mẽ diễn tả nỗi cô đơn, lẻ bóng pha chút cay đắng của người phụ nữ lẻ loi trong chính tình cảm của mình với một trái tim khao khát yêu thương..
- “say lại tỉnh” trong nỗi buồn, nỗi cô đơn ấy người phụ nữ đã tìm đến chén rượu để giải sầu nhưng rượu không những không làm cho bà say mà còn khiến cho bà thêm tỉnh táo hơn, sự bất hạnh của cuộc đời lại hiện ra rõ nét hơn..
- “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”: Mượn hình ảnh ánh trăng để nói về chuyện tình cảm còn dang dở, chưa được trọn vẹn của mình..
- Con người chơi vơi giữa một thế giới mênh mông hoang vắng - bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi của chính mình..
- Động từ mạnh “xiên ngang, đâm toạc”: mạnh mẽ pha chút ngang ngược, độc lập.
- “rêu từng đám, đá mấy hòn” ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất..
- Nghệ thuật đảo ngữ diễn tả cá tính mạnh mẽ của tác giả trước số phận lẻ loi đơn chiếc của mình..
- “xuân đi xuân lại lại”: sự tuần hoàn của tự nhiên nhưng trong bối cảnh cô đơn của tác giả, sự tuần hoàn, trôi chảy này dường như thêm trở nên vô nghĩa.
- “Xuân” cũng chính là tuổi trẻ của nữ thi sĩ đang trôi đi lững lờ, khao khát tình yêu nhưng không có được tình yêu..
- “Mảnh tình san sẻ tí con con”: mối tình duyên nhỏ bé của riêng mình nhưng phải san sẻ với người khác khiến cho mảnh tình ấy càng thêm nhỏ bé chẳng còn đáng bao nhiêu để sưởi ấm trái tim thi sĩ..
- Nỗi bất hạnh, buồn sầu của thi sĩ đồng thời thể hiện niềm khát khao hạnh phúc trong tình yêu..
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm..
- Soạn bài lớp 11 Văn mẫu lớp 11.
- Tóm tắt tác phẩm lớp 11.
- Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 11