Academia.eduAcademia.edu
KHOA VIỆT NAM HỌC ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Phần 1 Lý thuyết văn hóa và văn hóa học GV: ThS. Ngô Thị Diễm Hằng Năm học: 2009 - 2010 Bài 3 CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA Phân tích • Mối quan hệ văn hóa và tự nhiên, văn hóa và xã hội, văn hóa và cá nhân, -> chức năng chính của văn hóa • Góc độ tiếp cận văn hóa -> nhiều chức năng của văn hóa Giáo trình “Văn hóa xã hội chủ nghĩa” (Nxb Chính trị Quốc gia, in lần 2. 1995) • Chức năng giáo dục. • Chức năng nhận thức • Chức năng thẩm mĩ • Chức năng dự báo • Chức năng giải trí Trần Ngọc Thêm “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, NXB GD. 1997 Đặc trưng Chức năng HỆ THỐNG tổ chức xã hội GIÁ TRỊ điều chỉnh xã hội NHÂN SINH đảm bảo tính kế tục lịch sử LỊCH SỬ giáo dục Trần Quốc Vượng “Cơ sở văn hóa Việt Nam” (Nxb GD 1997) - Chức năng giáo dục - Chức năng nhận thức - Chức năng thẩm mĩ - Chức năng giải trí Nội dung chính 1. Chức năng giáo dục 2. Chức năng tổ chức liên kết xã hội 3. Chức năng chuyển giao giá trị văn hóa 4. Chức năng nhận thức 5. Chức năng giao tiếp 6. Chức năng thẩm mỹ 7. Chức năng giải trí 1. Chức năng giáo dục • Văn hóa bồi dưỡng con người, hướng lí tưởng, đạo đức và hành vi theo những chuẩn mực, khuôn mẫu do xã hội quy định. Ví dụ: Một đứa trẻ mới chào đời - Sống với cha mẹ → được giáo dục theo truyền thống văn hóa nơi nó sinh ra - Giả thiết bị rơi vào rừng → mang lối sống, tính cách của loài thú • Văn hóa là một thứ “gien” xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau. Đâu là mối liên hệ của hai tranh sau với bức tranh trên? 2. Chức năng tổ chức, liên kết xã hội -Quá trình liên kết và tổ chức xã hội con người đã sáng tạo ra văn hóa. 2. Chức năng tổ chức, liên kết xã hội -Những sáng tạo văn hóa, trong đó có giá trị, chuẩn mực lại tiếp tục góp phần tổ chức và liên kết xã hội ngày càng tốt hơn Con người và xã hội loài người Liên kết xã hội, phân công lao động Sáng tạo Văn hóa, Kết tinh các giá trị, chuẩn mực 3. Chức năng chuyển giao giá trị văn hóa -Thực tế: Văn hóa - quá trình dài lâu >< Đời người - hữu hạn →Mỗi thế hệ sáng tạo được những giá trị, những tinh hoa văn hóa nhất định. 3. Chức năng chuyển giao giá trị văn hóa - Quy luật: Giá trị được tiếp nhận, biến đổi, sáng tạo → Văn hóa thực hiện chức năng chuyển giao giá trị văn hóa, đảm bảo tính kế tục, kế thừa lịch sử. 4. Chức năng giao tiếp Văn hóa là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm của hoạt động thực tiễn của con người → Tính nhân sinh đậm nét 4. Chức năng giao tiếp Văn hóa - Công cụ giao tiếp quan trọng (thông qua ngôn ngữ và biểu tượng của nó) 5. Chức năng nhận thức - Văn hóa là sản phẩm của nhận thức - Sản phẩm văn hóa cung cấp cho con người tri thức. 6. Chức năng thẩm mĩ Cảm xúc thẩm mĩ, tức khả năng biết rung động trước cái đẹp, ở mức độ nào đó, tạo nên phẩm chất đạo đức của con người. Xét cho cùng văn hóa là sự sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp 6. Chức năng thẩm mĩ Lịch sử phát triển xã hội loài người là một minh chứng rõ ràng: mỗi bước tiến của xã hội cũng là một bước con người vươn tới cái đẹp Ví dụ: Lịch sử áo dài Việt 1. Áo tứ thân 2. Áo ngũ thân Ví dụ: Lịch sử áo dài Việt 4. Áo dài Lê Phổ và Le Mur 3. Áo hở cổ Ví dụ: Lịch sử áo dài Việt 5. Áo dài Lê Phổ 6. Áo dài Hippi Ví dụ: Lịch sử áo dài Việt 7. Áo dài thổ cẩm 8. Áo dài vẽ Sĩ Hoàng Video 3.1. • Áo dài ngày nay cách tân như thế nào? • Quá trình cách tân áo dài cho em nhận xét gì? 7. Chức năng giải trí • Trong cuộc sống, ngoài hoạt động lao động và sáng tạo, con người còn có nhu cầu giải trí, giải tỏa tinh thần, tâm lí mệt mỏi. Mục đích của giải trí không ngoài sự hoàn thiện con người. Lễ hội là họat động giải trí của người dân mọi nền văn hóa Giải trí? Mặt trái? Giải pháp? • Xem video 3.2. về lễ hội hóa trang ở Itali • Xem video 3.3. về lễ hội ở Việt Nam →Hiểu đúng → Định hướng, tổ chức, lựa chọn các hình thức giải trí → Bổ ích và phù hợp với văn hóa Việt Nam