« Home « Kết quả tìm kiếm

Lý thuyết văn hóa và văn hóa học KHOA VIỆT NAM HỌC ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- KHOA VIỆT NAM HỌC ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Phần 1 Lý thuyết văn hóa và văn hóa học GV: ThS.
- Văn hóa học 2.
- Văn hóa - Đối tượng của Văn hóa học 3.
- Khái niệm văn hóa và các khái niệm tương đồng 4.
- Các phương pháp của Văn hóa học 1.
- VĂN HÓA HỌC 1.1.
- Khái niệm văn hóa học Văn hóa học là ngành khoa học liên ngành, nghiên cứu văn hóa nói chung, vừa nghiên cứu các hiện tượng văn hóa riêng biệt, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề có tính quy luật về sự sinh thành, biến đổi và phát triển của văn hóa của một hoặc nhiều cộng đồng người.
- Việc nghiên cứu văn hóa có từ lâu.
- Các dạng khác nhau của công trình nghiên cứu văn hóa: dạng sưu tập, dạng biên khảo, dạng bình luận…/ dạng văn bản, dạng tranh ảnh, dạng điêu khắc… Nguyễn Trãi – “Dư địa chí” Cuốn sách nghiên cứu về lịch sử - văn hóa 1.2.Vài nét về lịch sử môn học • Trong lịch sử văn hóa học phương Tây.
- Việc hình thành văn hóa học như một môi trường đặc biệt của tri thức nhân văn có từ thời cận đại với các tên tuổi Gi.Viko, I.G.Herder, G.V.Ph.Hegel.
- Thế kỷ XX sự phát triển văn hóa học gắn với tên tuổi Z.Freud, K.G.Jung, N.A.Berdiaev, A.Toynbee, M.Heidegger, J.P.Sartre, P.Levi-Strauss, M.Buber… G.
- VĂN HÓA – ĐỐI TƯỢNG CỦA VĂN HÓA HỌC a.
- Các định nghĩa văn hóa b.
- Lược sử khái niệm văn hóa c.
- Phân tích khái niệm Các định nghĩa văn hóa - Định nghĩa của E.B.
- Taylor trong cuốn “Văn hóa nguyên thủy” xuất bản năm 1871: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và những năng lực, tập quán của tất cả mọi xã hội.
- >400 định nghĩa về văn hóa Một số định nghĩa khác về văn hóa • L.Watts: văn hóa là sự tổ chức các con đường và phương tiện ở bên ngoài được một loài động vật đặc biệt là con người sử dụng để đấu tranh vì sự sinh tồn hay sống còn.
- C.W.Wissler: “Lối sống mà một công xã hay bộ lạc tuân thủ, gọi là văn hóa” b.
- Lược sử khái niệm văn hóa • Nói chung từ “văn hóa” lúc đó được sử dụng với ba hàm nghĩa: văn minh.
- Lược sử khái niệm văn hóa • Từ “văn hóa” được sử dụng ngày nay, được tiếp nhận từ phương Tây trong thế kỉ XIX thông qua ngôn ngữ Nhật Bản.
- Trong tiếng Anh và tiếng Pháp, văn hóa đều được viết là Culture lại có gốc từ tiếng Latinh là Cultura.
- Qua thời gian, hàm nghĩa của “văn hóa” không ngừng được mở rộng, thêm phong phú, chuẩn xác.
- Phân tích khái niệm Văn hóa là • tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần • mà con người tạo ra • trong quá trình lịch sử dài lâu tác động vào tự nhiên, xã hội và bản thân.
- Văn hóa thể hiện bản sắc và diện mạo của một cộng đồng.
- Văn hóa là con người - Văn hoá là đặc trưng riêng của con người và xã hội loài người, là cái phân biệt con người với động vật.
- Văn hóa là giá trị - Văn hoá là những chuẩn mực về lý tưởng và giá trị.
- Văn hoá là truyền thống - Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống văn hóa.
- Vd: câu chuyện bánh chưng bánh dày và truyền thống gói bánh chưng ngày tết Văn hóa là bản sắc - Văn hoá là cách ứng xử đã được mô thức hóa.
- Mỗi cộng đồng có cách ứng xử khác nhau trong tương tác với tự nhiên và xã hội Văn hóa là bản sắc → tạo nên bản sắc văn hoá của cộng đồng Ví dụ: phân tích hình tượng bà Triệu 3.
- Khái niệm văn hóa và các khái niệm tương đồng - Văn hiến: truyền thống văn hóa - Chủ yếu nói đến các giá trị tinh thần (văn chương, học thuật, nghi lễ.
- Khái niệm văn hóa và các khái niệm tương đồng - Văn vật: truyền thống văn hóa - Chủ yếu là nói đến các giá trị văn hóa hữu thể (di tích, công trình kiến trúc, hiện vật.
- Nếu nói rộng ra thì văn vật gồm những giá trị văn hóa tinh thần, những danh nhân văn hóa và cả những di tích lịch sử văn hóa Văn vật - “các giá trị văn hóa hữu thể” Tượng Huyền thiên Hắc Đế ở Đền Quán Thánh Văn minh • Văn minh là sự sáng tạo của văn hóa • Văn minh chỉ một trình độ phát triển nhất định của văn hóa • Văn minh chỉ một trình độ kỹ thuật • Văn minh chỉ đặc trưng cho một không gian văn hóa tương đối rộng lớn trong một thời gian văn hóa nhất định Văn minh • Tất cả những đặc điểm này được thể hiện ở nhà nước, đô thị, trình độ kĩ thuật, chữ viết B.
- Câu hỏi ôn tập - Văn hóa là đặc trưng riêng của con người và xã hội loài người.
- Em hiểu đặc trưng này như thế nào? Phân tích ngắn gọn? Hoặc: Giải thích câu: “văn hóa là thiên nhiên thứ hai của con người.
- Bản sắc văn hóa của một cộng đồng là gì? Tại sao văn hóa mang tính bản sắc? B.
- Câu hỏi ôn tập - Tại sao nói văn hóa là những chuẩn lực về lý tưởng và giá trị? Lấy ví dụ về phản giá trị? Phân tích ranh giới giữa “cái giá trị” và “cái phản giá trị.
- Tính truyền thống của văn hóa là gì? Ví dụ? Tại sao văn hóa có tính truyền thống.
- Văn hóa là gì? Văn minh là gì? Văn hiến là gì? Văn vật là gì? Phân biệt văn hóa với các khái niệm còn lại? 4.
- Tiếp cận so sánh: Phương pháp liên ngành • Ví dụ: Áp dụng khảo cổ học để nghiên cứu niên đại lớp văn hóa Phùng Nguyên Đồng Đậu Gò Mun và văn hóa Đông Sơn Phương pháp Hệ thống- chỉnh thể • Ví dụ: nghiên cứu Việt Nam trong mối quan hệ với Đông Nam Á Phương pháp Lịch sử • Ví dụ: Tiếp cận kiến trúc Việt Nam xuyên suốt tiến trình lịch sử: thời Lý Trần, kiến trúc thời Lê, Mạc, thời Nguyễn, thời cận và hiện đại Phương pháp Tiếp cận logic • Ví dụ: Tiếp cận di vật gốm của người Việt cổ thời Phùng Nguyên: đồ gốm được trang trí bằng ba loại hoa văn đối xứng, nghĩa là họ đã biết đến ba khái niệm đối xứng khác nhau Phương pháp tiếp cận so sánh • Ví dụ: nghiên cứu tết cổ truyền người Việt, so sánh với các dân tộc khác ở Việt Nam Thực hành • Xem video 2.1.múa rồng • Em hãy phân tích các giá trị của hiện tượng văn hóa nghệ thuật này