« Home « Kết quả tìm kiếm

Sự Phát Triển Nghĩa và Tính Đa Nghĩa của Từ Công Cụ trong Tiếng Việt Hiện Đại


Tóm tắt Xem thử

- 121-128 © Centre for Language Studies http://e-flt.nus.edu.sg/ National University of Singapore Sự Phát Triển Nghĩa và Tính Đa Nghĩa của Từ Công Cụ trong Tiếng Việt Hiện Đại Bùi Khánh Thế ([email protected]) Hochiminh University of Foreign Language and Information Technology, Vietnam Tóm tắt Bài viết này giới thiệu khái quát bức tranh toàn cảnh về tập hợp ngôn ngữ ở Việt Nam (THNN-VN) và cho thấy tập hợp các ngôn ngữ ấy được hình thành như thế nào.
- Tiếp theo bài viết sẽ đề cập đến những biến đổi của các thứ tiếng trong THNN-VN mà tiếng Việt sẽ được tập trung chú ý, trong tiến trình phát triển của lịch sử - xã hội Việt Nam và qua sự tiếp xúc giao lưu văn hoá và ngôn ngữ.
- 1 Giới thiệu Lớp từ công cụ là lĩnh vực cần được đặc biệt quan tâm khi dạy-học tiếng Việt như ngoại ngữ.
- Lớp từ này trong tiếng Việt bao gồm ba nhóm: phó từ, tình thái từ và kết từ.
- còn việc dạy-học từ công cụ lại phải tuỳ thuộc vào chức năng của chúng trong khi tạo mối liên kết giữa các thực từ.
- Bài viết này nhằm bàn về các vấn đề liên quan đến kết từ, và trong chừng mục nhất định đi tìm câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi “Như thế nào là nghĩa của kết từ, cũng như sụ phát triển nghĩa và tính đa nghĩa của kết từ.
- Hai kết từ ‘mà, bởi’ sẽ được phân tích để làm rõ quá trình đó trong tiếng Việt.
- 2 Những giới thuyết cần yếu 2.1 Sự phân loại vốn từ Sự phân loại đầu tiên ở bậc từ vựng của bất kỳ ngôn ngữ nào cũng chia toàn bộ vốn từ ra thành hai khối lớn: từ định danh và từ công cụ.
- Tùy theo loại hình của từng ngôn ngữ mà tiêu chí của sự phân loại này có thể khác nhau về chi tiết, nhưng bao giờ cũng có điểm chung cơ bản là nghĩa.
- Nghĩa của những từ thuộc khối này được nhận diện qua sự qui chiếu với một cái gì đó: sự kiện, sự vật, hành động, đặc trưng, thuộc tính, sự tình … “Một cái gì đó”, phần lớn là thực, dù cũng có trường hợp là phi thực, chẳng hạn thằng Cuội, bà tiên, hóa phép, âm phủ.
- Từ công cụ trong sự phân loại này về mặt thuật ngữ có thể xem tương ứng với hư từ, từ trống nghĩa (empty words, mots vides, leere Wưrter trong tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, nhất là služebnye slova trong tiếng Nga).
- Là vế đối ứng với từ định danh, từ công cụ trong tiếng Việt bao gồm những từ như đã, đang, sẽ.
- Theo cách quan niệm như vậy, ngoài nghĩa ở các từ định danh còn có nghĩa của các từ công cụ.
- Trong tiếng Việt đó là nghĩa ngữ pháp, nghĩa quan hệ, nghĩa tình thái.
- 2.2 Sự phát triển nghĩa và tính đa nghĩa của từ Sự phát triển nghĩa và tính đa nghĩa của từ có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Phát triển nghĩa của từ là một trong những phương thức đáp ứng tiến trình thường xuyên biến đổi của cuộc sống hiện thực, với những sự vật hiện tượng mới xuất hiện, nhu cầu diễn đạt mới nảy sinh.
- So với phương thức cấu tạo từ mới, phương thức phát triển nghĩa của từ có hai ưu điểm: (1) phương thức này có thể giúp cho vốn từ một ngôn ngữ giảm bớt sự cồng kềnh vì không nhất thiết lúc nào cũng phải bổ sung thêm các đơn vị mới cho hệ thống.
- (2) sự phát triển nghĩa của từ dựa trên nguyên tắc liên tưởng có thể góp phần vào quá trình rèn luyện phương thức tư duy của người nói, ví dụ như từ mũi.
- Từ này trong Từ điển An Nam – Lusitan – Latinh, Alexandre de Rhôdes (1651) chỉ có duy nhất một nghĩa, với 11 ví dụ đều liên quan đến bộ phận bên ngoài của cơ quan khứu giác, có vị trí ở giữa mặt và tương ứng với các từ nariz, nafus trong tiếng Bồ Đào Nha và Latinh (Bản dịch, tr.490).
- Gần một thế kỷ sau, từ mũi trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê [H.P].
- chủ biên, 1988) được phát triển thành 8 nghĩa.
- Ngoài 4 nghĩa là sự chi tiết hóa 2 nghĩa vốn có trong Đại Nam Quốc Âm tự vị, còn có 4 nghĩa khác là sự phát triển các nghĩa gốc, như: “3.
- Bộ phận lực lượng có nhiệm vụ tiến công theo một hướng nhất định.” Đến thời điểm này từ mũi trong vốn từ cơ bản đã phát triển thành từ đa nghĩa.
- Nhưng phần này của bài viết trước hết chỉ tập trung trong phạm vi nghĩa của từ.
- 2.3 Nghĩa của từ “Nghĩa của từ liên quan đến nhiều nhân tố chứ không phải chỉ với sự vật mà nó qui chiếu, bởi vì không phải mọi ngôn từ đều có vật qui chiếu trong thế giới hiện thực, và các ngôn từ được dùng thay cho vật qui chiếu tương đương trong câu có thể làm biến đổi nghĩa trong câu nói chung” (Language Files, p.223).
- Tìm hiểu nghĩa của từ, người nghiên cứu cần vượt ra ngoài khuôn khổ của mối liên hệ giữa từ và “cái gì đó” mà nó qui chiếu.
- Sự Phát Triển Nghĩa và Tính Đa Nghĩa của Từ Công Cụ trong Tiếng Việt Hiện Đại 123 b.
- Cần xác định những nhân tố gì có liên quan, chi phối nghĩa của từ.
- Sự biến đổi nghĩa trong câu có quan hệ gì đến sự biến đổi nghĩa của từ và nó có dẫn đến sự phát triển nghĩa của từ hay không? Hệ luận này sẽ được khai thác trong bài viết để làm sáng tỏ vấn đề nghĩa của khối từ công cụ.
- 3 Sự phát triển nghĩa và tính đa nghĩa của từ công cụ 3.1 Sơ đồ vốn từ tiếng Việt Những điều thảo luận ở 2.1.
- được trình bày thành sơ đồ dưới đây: VỐN TỪ TIẾNG VIỆT TỪ ĐỊNH DANH TỪ CÔNG CỤ A B C D N PT Th.T KT Sơ đồ 1: Sơ đồ vốn từ tiếng Việt Chú thích 1.
- Bài viết này tập trung bàn về khối lượng từ công cụ.
- hoặc khả năng có thể tồn tại.
- Khối từ công cụ trong sơ đồ này gồm ba nhóm Phó từ (PT), tình thái từ (Th.T) và kết từ (KT).
- Nhưng đó không phải là đối tượng thảo luận của bài viết này và có thể đề cập đến trong một dịp khác.
- Từ tình thái trong tiếng Việt đã được bàn đến khá nhiều, nhất là được khảo sát kỹ trong các luận án tiến sĩ .
- Đối tượng trong khối từ công cụ mà bài viết này khảo sát để thảo luận về sự phát triển nghĩa và tính đa nghĩa là nhóm kết từ.
- Phó từ bổ sung ngữ nghĩa cho nghĩa từ vựng cụ thể của từ mà nó phụ thêm vào về cấu trúc.
- Ví dụ: sinh viên làm bài.
- Kết từ bổ sung nghĩa kết hợp, nghĩa quan hệ giữa các thành phần trong một ngữ đoạn (syntagm), giữa các ngữ đoạn, hay giữa các tiểu cú (clause).
- 3.2 Nghĩa của kết từ Như vậy nghĩa khái quát của kết từ là nghĩa kết hợp, nghĩa quan hệ.
- Trên nền ngữ nghĩa khái quát ấy, mỗi kết từ có (một hay một số) nghĩa chi tiết về quan hệ: quan hệ sở hữu, quan hệ vị trí v.v….
- Chính nhờ dựa vào nghĩa chi tiết như vậy nên các nhà từ điển học mới có thể biên soạn Từ điển công cụ… (Đỗ Thanh [Đ.T.].1988), Từ điển kết từ… (W.J.Ball Bùi Khánh Thế Về mặt nguồn gốc, một số kết từ thuộc lớp từ vốn có từ xa xưa, thuộc cội nguồn tiếng Việt.
- Một số kết từ rõ ràng là được mượn từ tiếng Hán như do, tại, vì, v.v..
- Những từ này tuy có gốc tiếng Hán nhưng từ lâu đã nhập vào, đã được dùng trong tiếng Việt, và ngữ nghĩa của chúng phần lớn đều biến đổi ít nhiều để thích nghi với cấu trúc ngữ nghĩa một khi chúng hoạt động với tư cách là kết từ của tiếng Việt.
- Đối tượng thảo luận ở đây là nhóm kết từ có cội nguồn trong tiếng Việt và hai từ bởi, mà được chọn như trường hợp điển hình.
- 3.3 Sự phát triển nghĩa của kết từ Xem xét sự phát triển nghĩa của những từ này, chúng tôi dựa vào nguồn ngữ liệu rút từ Quốc âm thi tập, Từ điển Việt-Bồ-La, Truyện Kiều, Đại Nam quốc âm tự vị và Từ điển tiếng Việt (1996).
- Ngữ nghĩa của từ được nhận diện qua các văn cảnh là quan hệ nguyên nhân.
- Cũng trong Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã 22 lần dùng kết từ gốc Hán là vì, với nghĩa tương đương từ bởi.
- Từ điển Việt-Bồ-La trong bản dịch từ bởi, bởi đâu chỉ ghi một câu ví dụ: Do nơi nào.
- Trong Từ điển này có từ vì được ghi là ùi sự ấy (bởi đấy)… Ùi chưng (bởi vì).
- Hiện nay, trong các từ điển tiếng Việt hiện đại, kết từ bởi không chỉ còn giữ lại các ngữ nghĩa vốn có như được trích dẫn trên đây mà còn có thêm ngữ nghĩa mới về quan hệ.
- Chẳng hạn trong Từ điển TCCTV có ví dụ: “Ngay từ cái nhìn đầu tiên, em đã cảm thấy xao xuyến và bị cuốn hút bởi chàng” (sđd, tr.14).
- Hẳn là để giải thích cách dùng khá mới này mà Từ điển TV có định nghĩa 2.
- Đây cũng là một kết từ có nguồn gốc bản địa .
- Trong Quốc Âm thi tập mà xuất hiện ba lần: Sự Phát Triển Nghĩa và Tính Đa Nghĩa của Từ Công Cụ trong Tiếng Việt Hiện Đại 125 “Người mà hết lụy ấy thần tiên” (174) “Đòi phận mà yên 4 há sở cầu” (162) “Tính từ gặp tiết lương thần 5, Thiếu một hai mà no chín tuần” (195) Ngữ nghĩa của mà trong hai câu trong các bài thơ 162 và 195 biểu thị cho ý có phần trái với điều được biểu hiện ở phần trước.
- Nói cách khác, mà ở câu này có thể được hình dung như một đại từ quan hệ.
- Trong Từ điển Việt-Bồ-La, mà được giải thích: và, nếu, nhưng, để, bởi vì.
- Ngoài ra, còn có những trường hợp mà được dùng trong thành ngữ mà nay ta vẫn còn gặp trong tiếng Việt hiện đại như mà chi, thế mà, đó mà, mà thôi.
- Còn từ mà là “tiếng trợ từ” thì thuộc nhóm từ tình thái hoặc bộ phận của từ láy.
- Trong Từ điển tiếng Việt, từ mà là kết từ có đến 7 nghĩa quan hệ6 .
- So sánh với các dẫn liệu hoặc từ điển ở phần trên, các tác giả Từ điển tiếng Việt còn nêu chi tiết hơn và kèm theo 11 sắc thái nghĩa quan hệ đều có ví dụ minh họa.
- hay biểu thị quan hệ song song, có ý nghĩa bổ sung, thừa tiếp hai vế câu hoặc hai câu: “Anh ấy giỏi, mà vợ anh ấy cũng chẳng kém ai” 4 Kết Luận Những điều được miêu tả, phân tích ở phần 3 cho phép ta rút ra một số kết luận sau: 4.1 Về sự phát triển nghĩa của từ Bàn về sự phát triển nghĩa của từ, các sách về ngữ nghĩa học thường nói nhiều đến khối thực từ.
- Tuy nhiên, sự phát triển nghĩa của từ công cụ cũng là một hiện tượng ngôn ngữ học cần được quan tâm không kém.
- Sự phát triển nghĩa của thực từ đáp ứng nhu cầu định danh các sự vật, hiện tượng mới thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống.
- Còn sự phát triển nghĩa của từ công cụ thì đáp ứng nhu cầu diễn đạt tinh tế, minh xác của tư duy trong lời nói.
- Có nhiều trường hợp ngữ nghĩa của từ rất khó diễn giải và ta chỉ có thể nắm bắt được qua ngữ cảnh.
- Không ít trường hợp ngữ cảnh này có thể được công thức hóa để người học luyện tập, tiến dần đến nắm chắc ngữ nghĩa.
- Chẳng hạn, ngữ nghĩa “từ biểu thị điều sắp nêu ra là người hoặc vật gây ra trạng thái đã nói đến”.
- Ví dụ: “Ta bị trói buộc bởi tập quán cũ” có thể công thức hóa thành: CN + được/ bị + VN + Bởi + người/vật là tác tố 4.2 Về tính đa nghĩa của từ Ở khối từ công cụ, tính đa nghĩa của từ cũng là hiện tượng phổ biến.
- Ta đều biết, từ công cụ là một trong những phương thức diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp, hay nói chung là ngữ nghĩa ngoài ngữ nghĩa từ vựng.
- Nhu cầu diễn đạt đòi hỏi phải dùng từ công cụ ngày càng tăng.
- Mà trong bất cứ ngôn ngữ nào lớp từ công cụ cũng có số lượng ít hơn nhiều so với lớp từ định danh, mặc dù tần 126 Bùi Khánh Thế suất sử dụng các đơn vị từ thuộc lớp từ này cao hơn định danh.
- Tuy nhu cầu về từ công cụ cho phép sự vay mượn.
- Ví dụ trong tiếng Việt có từ tại, do, vì v.v.
- Nhưng cách bổ sung tối ưu hơn cả là: chuyển thực từ thành từ công cụ, ví dụ: các từ cho, để… và phát triển từ nghĩa của từ công cụ vốn có.
- Những điều giới thiệu về từ bởi, từ mà có thể được xem là trường hợp điển hình.
- Và đó là những kết từ đa nghĩa, cũng giống như một số từ tình thái đa nghĩa đã được một số luận án gần đây nói đến.
- Thực ra, tính đa nghĩa của kết từ không chỉ có ở tiếng Việt.
- Ta có thể gặp điều đó phổ biến trong tiếng Anh qua Từ điển kết từ trong diễn ngôn tiếng Anh của W.
- 4.3 Ứng dụng trong việc dạy tiếng Việt như ngoại ngữ Thực tiễn dạy và học tiếng, đặc biệt là dạy và học ngôn ngữ thứ hai, cho ta thấy việc nắm vững ngữ nghĩa và dùng đúng các nhóm từ công cụ là khó hơn nhiều so với dạy và học thực từ.
- Có thể nói: không nắm được ngữ nghĩa, cách sử dụng kết từ, từ công cụ nói chung, thì không thể nắm được ngữ nghĩa trọn vẹn của văn bản, ngôn bản, không hiểu được mối liên hệ lôgích của tư duy, thể hiện qua sản phẩm ngôn từ.
- Trước hết cần có sách Từ điển từ công cụ tiếngViệt thật tốt cho người dạy và học.
- Nay cần có những bổ sung chi tiết hơn cho loại sách này và khuyến khích người học dùng sách công cụ ấy7 b.
- Trong việc biên soạn sách học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ 2 cần dành vị trí thích đáng cho các bài học và bài tập về kết từ và khối từ công cụ nói chung.
- Thực ra các công trình viết về nhóm từ công cụ trong tiếng Việt tính đến nay không phải là ít.
- Nhưng việc nghiên cứu đối tượng này theo định hướng ứng dụng cho việc dạy tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ, là ngôn ngữ thứ hai chưa được quan tâm đúng mức.
- Đó là chưa nói đến những yêu cầu theo các nguyên tắc của ngôn ngữ học đối chiếu giữa tiếng Việt và tiếng bản ngữ của người học theo kiểu “Tại sao tiếng Việt phải nói đi ra.
- Ranh giới chuyển loại từ định danh sang từ công cụ lấy gì làm tiêu chí xác định? v.v..
- Biểu thị điều sắp nêu ra thuyết Sự Phát Triển Nghĩa và Tính Đa Nghĩa của Từ Công Cụ trong Tiếng Việt Hiện Đại 127 minh đối tượng, sự vật sự việc vừa nói đến.
- Từ điển truyện Kiều.
- Từ loại tiếng Việt.
- Từ điển từ công cụ tiếng Việt.
- Từ điển tiếng Việt.
- Đà Nẵng: Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học.
- Ngữ nghĩa-ngữ dụng của hư từ: siêu ngôn ngữ và hư từ tiếng Việt.
- Hư từ trong tiếng Việt hiện đại.
- Ngữ nghĩa một số từ hư: cũng, chính, cả, ngay.
- Ngữ Pháp tiếng Việt: Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ.
- Từ điển Annam – Lusitan – Latinh (Bản dịch tiếng Việt của Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính)