« Home « Kết quả tìm kiếm

Mối quan hệ giữa chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa tập thể và hạnh phúc trong sự so sánh giữa các nền văn hóa


Tóm tắt Xem thử

- MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN/CHỦ NGHĨA TẬP THỂ VÀ HẠNH PHÚC TRONG SỰ SO SÁNH GIỮA CÁC NỀN VĂN HOÁ Nguyễn Hữu An Khoa Xã hội học – Đại học Khoa học – Đại học Huế Tóm tắt: Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ khảo sát giá trị thế giới (World Values Survey) tìm hiểu mối liên hệ giữa chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa tập thể và trạng thái hạnh phúc.
- Trái với quan điểm thông thường và những phân tích ở cấp độ xã hội, kết quả ở cấp độ phân tích cá nhân chỉ ra rằng, ở các nước phương Đông, những người càng đề cao giá trị cá nhân/chủ nghĩa cá nhân, càng cảm thấy hạnh phúc.
- Trong khi đó, ở những nước phương Tây, chỉ số hạnh phúc càng cao khi mức độ thoả mãn các giá trị định hướng tập thể càng tăng ở mỗi cá nhân.
- Từ khoá: Chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tập thể, hạnh phúc, giá trị xã hội Giới thiệu Trong hai thập kỷ gần đây, nghiên cứu về trạng thái hạnh phúc chủ quan (subjective wellbeing - SWB) thu hút nhiều sự chú ý các học giả từ nhiều lĩnh vực.
- Các nghiên cứu này xoay quanh các chủ đề (1) SWB bất biến hay thay đổi theo thời gian? (2) Sự khác biệt về SWB khác nhau như thế nào giữa các nền văn hoá? và (3) Những yếu tố nào xác định và dự báo SWB trong các xã hội hay các nền văn hoá cụ thể? Inglehart (2008) và nhóm tác giả sử dụng số liệu từ khảo sát giá trị thế giới (World Values Survey - WVS) chứng minh SWB tăng theo thời gian.
- Phát hiện này trái ngược với những nghiên cứu trước, khi cho rằng, SWB có thể thay đổi xung quanh một điểm cố định nhưng gần như bất biến.
- Sự phát triển về kinh tế, tiến trình dân chủ hoá và sự mở rộng nhận thức về lòng khoan dung xã hội dẫn đến sự tăng lên về nhận thức tự do cá nhân ở các quốc gia trên thế giới và điều này đến lượt làm tăng chỉ số SWB (Inglehart và các cộng sự, 2008).
- Các nước phát triển có chỉ số hạnh phúc cao hơn các nước đang phát triển và nước nghèo.
- Mối liên hệ giữa sự thịnh vượng quốc gia và mức độ hạnh phúc được chứng minh với hệ số tương quan khá cao .
- Ở cấp độ cá nhân, thu nhập và SWB có sự khác nhau giữa những nước nghèo và những nước giàu.
- Đối với những nước giàu, mối liên hệ giữa thu nhập và SWB rất thấp, thu nhập chỉ giải thích từ 2- 3% sự dao động về phương sai của SWB.
- Ở những nước nghèo, thu nhập là một yếu tố quan trọng dự báo chỉ số SWB cá nhân.
- Trong một xã hội cụ thể, thu nhập có mối liên hệ hình đường cong với SWB, sự tăng lên về thu nhập kéo theo sự tăng lên về chỉ số hạnh phúc ở những người nghèo, tuy nhiên, sự tăng lên về thu nhập không ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc ở những người giàu (Ahuvia, 2010).
- Mối tương quan chặt chẽ giữa sự thịnh vượng quốc gia và chỉ số hạnh phúc cá nhân được thiết lập và chứng minh qua các nghiên cứu, tuy nhiên cơ chế theo sau mối liên hệ này là điều cần đáng bàn.
- Các quốc gia giàu ngoài việc đảm bảo những tiêu chuẩn tốt về điều kiện sống còn có xu hướng cởi mở, tự do, cá nhân được tối đa hoá thể hiện bản thân hơn là tuân theo trách nhiệm, nghĩa vụ xã hội, điều này thúc đẩy trạng thái hạnh phúc (Ahuvia, 2010.
- Cơ chế văn hoá ảnh hưởng đến chỉ số SWB vì vậy được tập trung tìm hiểu.
- Mối liên hệ giữa chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa tập thể và SWB là tâm điểm của khuynh hướng tiếp cận này.
- Uchida (2004) cùng các cộng sự đề cập đến những cấu trúc văn hoá của sự hạnh phúc và chỉ ra sự khác biệt về quan niệm và những yếu tố dự báo SWB giữa các nền văn hoá.
- Văn hoá Âu-Mỹ (European-American cultures) quan niệm hạnh phúc gắn liền với những thành tựu mang tính cá nhân, và được xác định bởi mức độ cái tôi cá nhân được đề cao.
- Trong khi đó, văn hoá Đông Á (East Asian cultures) xem hạnh phúc dựa trên sự liên hệ, sự cố kết liên cá nhân và được xác định bởi sự phụ thuộc cái tôi cá nhân trong mối quan hệ xã hội.
- Mặc dù ở cấp độ phân tích xã hội, SWB được xác định dựa vào những giá trị định hướng cá nhân ở những nền văn hoá Âu-Mỹ (sau đây gọi là phương Tây), và được quan niệm dựa trên sự chia sẻ và đề cao những giá trị định hướng tập thể ở những nền văn hoá Đông Á (sau đây gọi là phương Đông).
- Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra, điều đó có xảy ra tương tự ở cấp độ phân tích cá nhân hay không? Hay nói cách khác, có hay không ở xã hội phương Tây những người càng đề cao giá trị định hướng cá nhân, càng cảm thấy hạnh phúc, trong khi đó ở xã hội phương Đông các cá nhân càng cảm thấy hạnh phúc khi được thoả mãn các giá trị định hướng tập thể? Mối liên hệ giữa chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa tập thể và SWB ở cấp độ phân tích cá nhân không có sự đồng nhất giữa các kết quả nghiên cứu.
- Ogihara và Uchida (2014) trong nghiên cứu của mình chỉ ra rằng, chủ nghĩa cá nhân không có mối liên hệ với chỉ số hạnh phúc của người Mỹ.
- Bên cạnh đó, chủ nghĩa cá nhân có mối liên hệ không đồng thuận với sự hạnh phúc của người Nhật Bản, tức là, ở Nhật, những người càng đề cao cái tôi cá nhân, càng cảm thấy không hạnh phúc.
- Steele và Lynch (2013) đã phát hiện chủ nghĩa cá nhân là nhân tố quan trọng ảnh hướng đến mức độ hạnh phúc của người dân Trung Quốc và mối liên hệ này diễn ra cùng chiều.
- Như vậy, mặc dù Nhật Bản và Trung Quốc là hai nền văn hoá cùng có thiên hướng đề cao tính tập thể, tuy nhiên người Trung Quốc cảm thấy hạnh phúc khi cá giá trị cá nhân được đề cao, trong khi đó mối quan hệ này không diễn ra ở người Nhật.
- Tương tự Mỹ là nền văn hoá có thiên hướng đề cao cái tôi cá nhân, tuy nhiên nghiên cứu chỉ ra sự đề cao các giá trị cá nhân không ảnh hưởng đến chỉ số SWB của người Mỹ.
- Sự không đồng nhất các kết quả ở cấp độ phân tích cá nhân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sau: (1) Bản thân mối liên hệ giữa chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa tập thể và mức độ hạnh phúc ở cấp độ phân tích cá nhân rất phức tạp và đa dạng, không phụ thuộc vào nền văn hoá các nghiên cứu được thực hiện thiên về định hướng giá trị cá nhân hay định hướng giá trị tập thể.
- (2) Có sự khác biệt trong việc đo lường khái niệm hạnh phúc và các chỉ báo cấu trúc nên chỉ số đo lường khái niệm chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể.
- Sự khác biệt này dẫn đến sự không đồng nhất trong cách hiểu về các khái niệm được nghiên cứu ở trên.
- và (3) Kích thước mẫu không đủ lớn có thể là nguyên nhân dẫn đến những sai lệch trong kết của của các nghiên cứu đã được thực hiện.
- Nghiên cứu này là nỗ lực tiếp theo tìm hiểu mối liên hệ giữa chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa tập thể và sự hạnh phúc ở cấp độ phân tích cá nhân, với mong muốn đóng góp những phát hiện mới hoặc kiểm định kết quả các nghiên cứu trước đưa ra.
- Phần tiếp theo đề cập đến nội dung lý thuyết xung quanh khái niệm hạnh phúc cá nhân và giá trị định hướng cá nhân (chủ nghĩa cá nhân), giá trị định hướng tập thể (chủ nghĩa tập thể).
- Phần thứ ba trình bày giả thuyết nghiên cứu, dữ liệu, chiến lược và phương pháp phân tích dữ liệu của nghiên cứu.
- Hạnh phúc, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể: Cơ sở lý thuyết Trạng thái hạnh phúc “Life satisfaction”, “Happiness” và “Well-being” là những thuật ngữ thường được sử dụng trong các nghiên cứu về trạng thái hạnh phúc.
- “Life satisfaction” đo lường sự hài lòng trong cuộc sống cá nhân.
- Các nghiên cữu đã chỉ ra SWB phải được đo lường chính xác thông qua sự đánh giá chủ quan của bản thân cá nhân, từ đó khái niệm “Subjective Well-being” (SWB.
- “Trạng thái hạnh phúc chủ quan” được sử dụng phổ biến để đo lường mức độ hạnh phúc cá nhân.
- SWB thường được đo lường thông qua việc cá nhân sẽ cho điểm mức độ hạnh phúc hoặc mức độ hài lòng cuộc sống của bản thân trên một thang điểm với hai điểm đầu, cuối là mức độ hạnh phúc/hài lòng cuộc sống cực đại và cực tiểu (Uchida và Oishi, 2016).
- Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể là những yếu tố thường được dùng trong những nghiên cứu so sánh văn hoá.
- Những định nghĩa mang tính khái niệm hoá xem chủ nghĩa cá nhân là một thế giới quan, với cái tôi cá nhân là trung tâm điểm, đề cao mục tiêu cá nhân, tính đơn nhất cá nhân và sự tự kiểm soát cá nhân, trong khi đó ngoại vi hoá tính xã hội (không đề cao các mối liên hệ xã hội).
- Theo Hofstede (1980), chủ nghĩa cá nhân xem quyền lợi cao hơn nghĩa vụ mà cá nhân phải thực hiện, đề cao cái tôi cá nhân và tính tự thực hiện.
- Waterman (1984) hàm ý chủ nghĩa cá nhân đề cao tránh nhiệm cá nhân, sự tự do lựa chọn, sự theo đuổi những tiềm năng bản thân.
- Chủ nghĩa tập thể ở một khía cạnh đối lập với ngụ ý rằng cá nhân được cố kết và ép buộc bởi những mối quan hệ xã hội, xem nghĩa vụ đối với nhóm và xã hội mà cá nhân là thành viên cao hơn quyền lợi cá nhân có được.
- Osyerman cho rằng, chủ nghĩa cá nhân bao gồm các khía cạnh độc lập, cạnh tranh, tính mục đích, tính đơn nhất, tính cá nhân, tự nhận thức và sự giao tiếp trực tiếp.
- Trong khi đó chủ nghĩa tập thể bao gồm mối liên hệ, sự chỉ bảo, phụ thuộc, tính tuỳ thuộc bối cảnh, tính bổn phận, tính tập thể, sự hoà hợp và sự tuân theo cấp bậc (Kwang-Il Yoon .
- Ở cấp độ xã hội, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể là hai thái cực đối nghịch trên một thể liên tục đơn hướng.
- Một xã hội đề cao cái tôi cá nhân sẽ không xem trọng tính tập thể trong các đặc điểm văn hoá của xã hội đó, như vậy, một người sống trong xã hội đề cao cái tôi cá nhân sẽ coi trọng chủ nghĩa cá nhân và ngược lại (Hofstede, 1980).
- Hofstede chỉ ra các quốc gia phương Tây là những xã hội đề cao cái tôi cá nhân, những quốc gia đang phát triển là những xã hội theo khuynh hướng chủ nghĩa tập thể.
- Hầu hết các nước Đông Á có xu hướng đề cao các giá trị tập thể hơn các giá trị cá nhân (Gelfand và các đồng nghiệp, 1996).
- Ở cấp độ cá nhân, hai khái niệm này được phát hiện độc lập với nhau.
- Triandis (1995) cùng các tác giả chứng minh cá nhân có thể vừa đề cao cái tôi cá nhân vừa đề cao tính tập thể, hay vừa không xem trọng trong cả hai, hoặc chỉ đề cao một trọng hai.
- Một cá nhân có khuynh hướng đề cao giá trị tập thể trong mối quan hệ bạn bè, tuy nhiên lại xem trọng cái tôi cá nhân trong các mối quan hệ công việc Theo Yoon (2010), chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể là những giá trị văn hoá vì các đặc tính này được chia sẽ bởi những thành viên trong một nhóm cụ thể và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cùng một nhóm xã hội.
- Hơn nữa, chúng phản ánh những gì các thành viên trong một xã hội mong đợi và được duy trì một cách lâu bền.
- Nghiên cứu này xem chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa tập thể như là những giá trị định hướng cá nhân và định hướng tập thể.
- Nghiên cứu hiện tại Nhằm cung cấp thêm những phát hiện và bằng chứng khoa học về mối liên hệ giữa chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa tập với SWB ở cấp độ phân tích cá nhân, dựa trên các phát hiện từ những nghiên cứu trước, giả thuyết cần được kiểm định cho nghiên cứu này như sau: Ở những nền văn hoá phương Tây (đề cao giá trị cá nhân) cá nhân cảm thấy hạnh phúc khi các giá trị định hướng cái tôi được đề cao, hay nói cách khác, mối liên hệ giữa giá trị định hướng cá nhân và chỉ số SWB cùng chiều và có ý nghĩa thống kê.
- Ngược lại, ở những nền văn hoá phương Đông (đề cao giá trị tập thể), cá nhân cảm thấy hạnh phúc khi giá trị định hướng tập thể được xem trọng, tức là, mối liên hệ giữa giá trị định hướng tập thể và chỉ số SWB cùng chiều và có ý nghĩa thống kê.
- Dữ liệu, chiến lược và phương pháp phân tích dữ liệu Cơ sở dữ liệu Nghiên cứu này sử dụng cơ sở dữ liệu từ đợt khảo sát thứ 5 của dự án Khảo Sát Giá Trị Thế Giới (The World Values Survey - WVS) được thực hiện từ 1999 đến 2004.
- WVS là một nghiên cứu về giá trị con người tiến hành từ năm 1981 với 6 đợt khảo sát được thực hiện trên 60 quốc gia.
- Nghiên cứu này sử dụng cơ sở dữ liệu của 6 nước và vùng lãnh thổ được chia thành hai nhóm, nhóm các nước với nền văn hoá thiên hướng đề cao giá trị cá nhân và nhóm các nước với nền văn hoá có thiên hướng đề cao giá trị tập thể dựa trên cơ sở công trình nghiên cứu của Hofstede (1980).
- Nhóm nước có nền văn hoá đề cao chủ nghĩa cá nhân bao gồm Mỹ, Tây Đức, Na Uy với tổng số 3262 người trả lời (46.07.
- Nhóm nước có nền văn hoá thiên về định hướng giá trị cá nhân gồm Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam với 3818 người trả lời (53.93.
- Chiến lược và phương pháp phân tích dữ liệu: Để kiểm định giả thuyết, nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ứng dụng phương pháp bình phương tối thiểu nhằm xác định ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể đến trạng thái hạnh phúc ở mỗi nền văn hoá.
- Hai mô hình hồi quy tuyến tính đa biến giống nhau sử dụng cho mỗi nhóm nước được phát triển như sau: Chỉ số SWB = β0 + β1 chỉ số IND + β2 chỉ số COL + β3 nhân tố bên trong + β4 nhân tố bên ngoài + ɛ Mô hình hồi quy tuyến tính trên thể hiện sự tiên lượng ảnh hưởng của hai biến độc lập chính là chỉ số IND (chủ nghĩa cá nhân) và chỉ số COL (chủ nghĩa tập thể) đến biến phụ thuộc – chỉ số SWB.
- Theo Uchida và Oishi (2016), SWB còn bị ảnh hưởng bởi những nhân tố tương đối ổn định ở bên trong và bên ngoài mỗi cá nhân, do đó, mô hình sẽ kiểm soát ảnh hưởng của các biến số này lên chỉ số SWB bằng cách bao gồm các nhân tố đó vào phương trình.
- Biến phụ thuộc: Biến phụ thuộc của mô hình hồi quy là chỉ số SWB.
- Nghiên cứu này áp dụng chỉ số SWB được phát triển bởi Inglehart bằng việc kết hợp hai thang đo của biến số “satisfaction with life” (sự hài lòng trong cuộc sống) với 10 điểm (1 cực kỳ không hài lòng – 10 cực kỳ hài lòng) và “feeling of happiness” (cảm giác hạnh phúc) với 4 điểm (1 rất hạnh phúc – 4 không hạnh phúc) ở cơ sở dữ liệu.
- Chỉ số SWB được thiết lập theo công thức: Chỉ số SWB = sự hài lòng trong cuộc sống – 2.5* cảm giác hạnh phúc.
- Như vậy, một cá nhân hoàn toàn hạnh phúc có chỉ số SWB là 7.5.
- cá nhân ở trạng thái cân bằng có chỉ số SWB bằng 0.
- cá nhân cảm thấy không hạnh phúc sẽ có chỉ số SWB âm.
- Biến độc lập: Biến độc lập chính của mô hình là chỉ số IND và chỉ số COL.
- Nghiên cứu này sẽ ứng dụng phương pháp của Kwang-II Yoon được đề xuất ở luận án tiến sĩ của tác giả để thiết lập hai chỉ số này.
- Dựa trên các khía cạnh về IND và COL theo quan điểm của Osyerman, IND và COL được thành từ sự kết hợp các phương án trả lời phản ánh sự coi trọng hoặc xem nhẹ giá trị cá nhân/tập thể của người được hỏi qua các phương án trả lời câu hỏi “Here is a list of qualities that children can be encouraged to learn at home.
- Chỉ số IND và COL được phát triển theo công thức như sau: Chỉ số IND = Sự độc lập + Tinh thần trách nhiệm + Sự sáng tạo + Tính kiên định và sự kiên trì.
- Chỉ số COL = Lòng khoan dung và tôn trọng con người + Lòng tin vào tôn giáo + Sự không ích kỷ + Sự phục tùng.
- Với mục đích phân tích, nghiên cứu này sẽ mã hoá phương án trả lời “không được đề cập” từ 2 chuyển sang 0.
- Như vậy, người trả lời có chỉ số IND cao nhất bằng 4, và thấp nhất bằng 0.
- Tương tự đối với chỉ số COL.
- Các yếu tố bên trong là những đặc điểm và những đánh giá, cảm nhận mang tính cá nhân.
- Các yếu tố bên ngoài liên quan đến những sự kiện, trải nghiệm cá nhân đã trải qua trong cuộc sống.
- Dựa trên sự sẵn có của các nhân tố này ở đợt khảo sát thứ 5 của WVS, nghiên cứu này phân loại hai nhân tố này như sau: Nhân tố bên trong: (1) Biến số giới tính được mã hoà thành biến nhị phân với 1 “Nam” và 0 “Nữ”.
- (5) Biến số lòng tin xã hội là biến nhị phân được mã hoá lại với thang đo 1 “hầu hết mọi người đều có thể tin tưởng” và 0 “cần cẩn thận để tin người khác”.
- Phát hiện và thảo luận Bảng 1: Chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa tập thể và SWB so sánh giữa các nền văn hoá Biến phụ thuộc: Chỉ số SWB Nhóm nước phương Đông Nhóm nước phương Tây Mô hình 1: Mô hình 2: Mô hình 3: Mô hình 4: Biến độc lập không có biến Bao gồm biến Không có biến Bao gồm biến điều khiển điều khiển điều khiển điều khiển Chỉ số IND 0.29 (0.07.
- Chỉ số COL .
- Lòng tin xã hội .
- Nhân tố bên ngoài Thu nhập