« Home « Kết quả tìm kiếm

DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THEO LÍ THUYẾT HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CỦA DAVID A. KOLB


Tóm tắt Xem thử

- 37-46 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THEO LÍ THUYẾT HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CỦA DAVID A.
- Trong dạy học kĩ thuật và dạy nghề, khi mục tiêu dạy học đã được tích hợp kiến thức, kĩ năng và thái độ, thì cấu trúc của nội dung dạy học cũng phải được thể hiện sự tích hợp đó.
- Việc thiết kế và triển khai hoạt động dạy học cần thiết phải được dựa trên một quy trình dạy học tích hợp phù hợp để nâng cao hiệu quả dạy học.
- Tích hợp trong mô hình của Kolb được thể hiện thông qua tiến trình thực hiện các giai đoạn học tập.
- Dưa vào đó, bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về mô hình và quy trình dạy học tích hợp.
- kết quả dạy học thử nghiệm và đánh giá bước đầu về tính hiệu quả của quy trình dạy học tích hợp.
- Từ khóa: Dạy học tích hợp.
- Học tập trải nghiệm.
- Mở đầu Dạy học tích hợp ngày nay đã được đề cập đến rất nhiều trong thực tế dạy học, cũng như trong nghiên cứu khoa học giáo dục.
- Với ưu điểm vượt trội là tạo ra sự liên tục trong nhận thức của người học từ lí thuyết đến thực hành, hoặc từ phát triển kĩ năng đến ứng dụng thực tiễn [1], nên dạy học tích hợp đang được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong giáo dục kĩ thuật và nghề nghiệp.
- Trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam hiện nay, dạy học tích hợp đang được sử dụng hầu hết ở các cơ sở đào tạo từ sơ cấp nghề, trung cấp nghề đến cao đẳng.
- Mặc dù đã có văn bản chính thức hướng dẫn về việc lập kế hoạch và tổ chức dạy học theo hướng tích hợp [2], nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về mô hình, cũng như quy trình dạy học tích hợp giữa các cơ sở đào tạo với nhau và giữa các giáo viên trong cùng một cơ sở đào tạo.
- Điều này đã tác động trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng dạy học.
- Vì vậy, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ mô hình và quy trình của phương pháp dạy học tích hợp là rất cần thiết trong bối cảnh phát triển giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam hiện nay.
- Ở cấp độ chương trình, hệ thống đào tạo nghề kép của CHLB Đức đã khẳng định được sự thành công khi áp dụng phương pháp đào tạo tích hợp giữa học tập tại trường với học tập tại nơi làm việc.
- Cấu trúc của chương trình đào tạo được xây dựng dưới dạng module tích hợp, tạo ra sự linh hoạt cho người học trong việc lập kế hoạch học tập hoặc chuyển đổi chương trình học [3].
- Phương pháp đào tạo này cũng đang được áp dụng thành công tại Na Uy với mô hình tích hợp trong đào tạo nghề theo công thức 2 + 2 [4].
- Về lí thuyết học tập trải nghiệm của Kolb trong những năm gần đây, lí thuyết này đã được vận dụng phổ biến trong dạy học và trong các nghiên cứu, điển hình như: những định hướng về việc sử dụng PPDH trong chương trình giáo dục Ngày nhận bài: 15/7/2015.
- Gần đây nhất, năm 2014, dựa vào tiếp cận linh hoạt và lí thuyết học tập trải nghiệm của Kolb (1984), Bùi Văn Hồng đã nghiên cứu phát triển việc lập kế hoạch dạy học linh hoạt cho việc cung cấp nội dung học tập theo nhu cầu của sinh viên trong dạy học thực hành kĩ thuật [7], [8].
- Trong kế hoạch dạy học linh hoạt, giảng viên xác định trước các phương án dạy học dựa trên những sự khác nhau về nhu cầu nội dung học tập của sinh viên, giúp giảng viên chủ động hơn trong việc linh hoạt các tiến trình học tập theo nhu cầu học tập của sinh viên.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, lí thuyết học tập trải nghiệm cho phép giảng viên linh hoạt các tiến trình học tập phù hợp với trình độ của sinh viên, giúp việc dạy học đảm bảo tính vừa sức, kích thích tính tích cực trong nhận thức, qua đó nâng cao được kết quả học tập.
- Năm 2015, Bùi Văn Hồng và cộng sự cũng đã nghiên cứu vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm của Kolb (1984) vào trong dạy học môn Nghề tin học phổ thông cấp THCS, qua đó, đã đề xuất tiến trình và kế hoạch dạy học cho môn học [9].
- Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy dạy học môn Nghề tin học phổ thông cấp THCS theo vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm đảm bảo được tính vừa sức trong học tập.
- các hoạt động học tập của học sinh luôn gắn liền với trải nghiệm thực tế và thực hành chủ động, giúp cho học sinh đạt được kết quả học tập tốt nhất.
- Từ các nghiên cứu trên đây cho thấy, việc vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm của Kolb (1984) đã đem lại hiệu quả cao trong dạy học.
- Tuy nhiên, cho đến nay, việc vận dụng lí thuyết này vào dạy học tích hợp vẫn còn là vấn đề chưa được thống nhất cả trong nghiên cứu và trong thực tế dạy học.
- Với mục tiêu đề xuất quy trình dạy học tích hợp, bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về lí thuyết học tập trải nghiệm của Kolb, từ đó, đề xuất mô hình, quy trình dạy học tích hợp và kết quả dạy học thử nghiệm ví dụ minh họa.
- Khái niệm dạy học tích hợp - Từ điển Dictionary online, tích hợp là một hoạt động hoặc một nhiệm vụ kết hợp trong một tổng thể không thể tách rời nhau [10.
- Từ điển Oxford online, tích hợp là hoạt động hoặc quá trình kết hợp hai hay nhiều thành phần để chúng làm việc cùng với nhau [11].
- Từ hai định nghĩa trên, tích hợp trong bài viết này có thể được hiểu “là quá trình kết hợp hai hay nhiều thành phần để chúng làm việc cùng với nhau.
- Tiếp cận hoạt động trong dạy học xem quá trình dạy học là hoạt động chung của thầy và trò, hai hoạt động này tồn cùng tại song song và phát triển thống nhất với nhau [12, tr.
- Từ các khái niệm tích hợp và quá trình dạy học, trong phạm vi của bài viết này, dạy học tích hợp có thể được hiểu “là hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò tồn tại song song và phát triển thống nhất với nhau dựa trên quá trình kết hợp các thành phần kiến thức, kĩ năng và thái độ nhằm đạt được mục tiêu dạy học cao nhất.” 2.2.
- Lí thuyết học tập trải nghiệm của Kolb (1984) Theo Kolb (1984), chu kì học tập của người học bao gồm bốn giai đoạn khác nhau như minh họa ở hình 1, trong đó: Giai đoạn 1.
- Trải nghiệm cụ thể, là giai đoạn học tập nhờ vào cảm nhận từ những kinh nghiệm đã có của người học.
- Phản ánh qua quan sát, là giai đoạn học tập dựa trên sự xem xét kĩ lưỡng một 38 Dạy học tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp theo lí thuyết học tập trải nghiệm của David A.
- Khái quát trừu tượng, là giai đoạn học tập nhờ vào tư duy, bao gồm: phân tích những ý tưởng một cách hợp lí, khái quát công việc để tìm ra ý tưởng hoặc lí thuyết mới.
- Thực hành chủ động, là giai đoạn học tập thông qua thực hành tích cực để chuyển hóa nội dung học tập thành kinh nghiệm của bản thân, bao gồm: kiểm nghiệm các ý tưởng mới thông qua thực hành và ứng dụng cho những vấn đề khác, giải quyết vấn đề thông qua hành động.
- Mô hình học tập trải nghiệm (Kolb Tùy thuộc vào trình độ của từng cá nhân mà tiến trình học tập của người học có thể được bắt đầu từ Trải nghiệm cụ thể hoặc Phản ảnh qua quan sát và kết thúc ở Thực hành chủ động.
- Qua các giai đoạn trải nghiệm đó, người học có một quá trình suy tư, phản tỉnh (siêu nhận thức) để có được cảm xúc tích cực cá nhân và hình thành giá trị mới từ kinh nghiệm cụ thể đã có.
- Kết quả học tập của chu kì này là kinh nghiệm ban đầu cho chu kì học tập tiếp theo.
- Nhận xét: Từ những phân tích trên cho thấy, khi tham gia vào một đơn vị học tập mới, người học luôn thực hiện một tiến trình học tập với bốn giai đoạn nối tiếp nhau, bao gồm [9.
- Cảm nhận đối tượng học tập từ những kinh nghiệm ban đầu.
- Quan sát, suy tư về kết quả học tập để hình thành cảm xúc và động cơ học tập tích cực.
- Luyện tập chủ động dựa trên kiến thức mới để phát triển kĩ năng, qua đó hình thành kinh nghiệm mới, kinh nghiệm ban đầu cho tiến trình học tập tiếp theo.
- Như vậy, trong một tiến trình học tập, người học đã duy trì được tính liên tục trong nhận thức, từ cảm nhận về đơn vị học tập, hình thành cảm xúc và động cơ học tập đến tiếp thu kiến thức mới và luyện tập phát triển kĩ năng.
- Đây chính là tính chất tích hợp trong học tập của lí thuyết học tập trải nghiệm.
- Mô hình dạy học tích hợp theo lí thuyết học tập trải nghiệm Từ chu kì học tập như đã phân tích trên, mô hình dạy học tích hợp theo lí thuyết học tập trải nghiệm được minh họa như ở hình 2, trong đó: 39 Bùi Văn Hồng (1) Trải nghiệm/Hướng nghiệp: người học được quan sát những thông tin về kết quả học tập hoặc sản phẩm thực hành để có những trải nghiệm ban đầu về nội dung học tập.
- Kết hợp với kinh nghiệm ban đầu, người học cảm nhận, suy tư, từ đó hình thành động cơ học tập tích cực.
- (3) Phát triển kĩ năng và ứng dụng: dựa vào những khái niệm mới đã được hình thành, người học tiến hành luyện tập tích cực để phát triển kĩ năng nghề nghiệp, từ đó, củng cố những hiểu biết liên quan về nội dung học tập và nâng cao khả năng áp dụng vào thực tế.
- Mô hình dạy học tích hợp theo lí thuyết học tập trải nghiệm Như vậy, trong vùng tích hợp thể hiện quan hệ các giai đoạn học tập của người học.
- Quan hệ này cho thấy, mọi tiến trình học tập của người học đều diễn ra theo ba giai đoạn có tính chất liên tục về mặt nhận thức.
- Quy trình dạy học tích hợp theo lí thuyết học tập trải nghiệm Từ mô hình dạy học tích hợp đã được phân tích ở mục 2.2, quy trình dạy học tích hợp theo lí thuyết học tập trải nghiệm được minh họa như hình 3, trong đó.
- Bước 1: Phân tích mục tiêu dạy học.
- Từ cấu trúc mục tiêu dạy học đã được xác định trong đề cương module, giáo viên phân tích để xác định các chuẩn đầu ra cụ thể cho từng mục tiêu, từ đó, lựa chọn nội dung học tập và xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá phù hợp.
- Bước 2: Trải nghiệm/Hướng nghiệp.
- Thông qua việc giới thiệu sản phẩm ứng dụng của nội dung học tập hoặc trình bày kết quả học tập dự kiến, giáo viên tạo ra sự cảm nhận ban đầu về nội dung học tập và hình thành động cơ học tập tích cực cho học sinh.
- Từ đó, hướng sự tập trung của họ vào mục tiêu dạy học để sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới.
- Bằng việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau, giáo viên hỗ trợ học sinh tìm kiếm và làm sáng tỏ các kiến thức liên quan đến sản phẩm hoặc kết quả học tập đã được giới thiệu ở bước 2.
- Thông qua đó, học sinh tiếp thu kiến thức mới và xây dựng quy trình luyện tập thực hành.
- 40 Dạy học tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp theo lí thuyết học tập trải nghiệm của David A.
- Kết thúc quá trình luyện tập, học sinh củng cố được kiến thức và phát triển kĩ năng mới, qua đó, hình thành kinh nghiệm mới cho bản thân và kinh nghiệm này trở thành kinh nghiệm ban đầu cho tiến trình học tập tiếp theo.
- Dựa vào các tiêu chí trong công cụ đánh giá đã được xây dựng ở bước 1, giáo viên tiến hành đánh giá kết quả thực hiện quy trình, sản phẩm thực hành do học sinh thực hiện trong quá trình luyện tập và những hiểu biết của học sinh về nội dung học tập.
- Quy trình dạy học tích hợp theo lí thuyết học tập trải nghiệm 2.5.
- Ví dụ minh họa Module: Trang bị điện 1 Bài 5: Lắp ráp mạch đóng – mở cổng điều khiển từ xa Mã kĩ năng: MĐ 20.5.1.1 Thời gian: 60 phút Loại bài: nội dung tích hợp Mục tiêu dạy học.
- Mục tiêu 2: Lắp ráp được mạch điện đóng mở cổng điều khiển từ xa.
- Bước 2 Trải nghiệm/ hướng nghiệp Nội dung học tập Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Chiếu video clip và giải thích về cổng điều khiển - Xem và cảm nhận 1 Tạo động cơ học tập đóng – mở từ xa - Quan sát, trao đổi, suy - Mô tả và phân tích trên tư.
- Bước 3 HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM MỚI Nội dung học tập Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Mô tả kết cấu, chức năng 1.1.
- 1, 3 - Hỗ trợ học sinh điều khiển từ xa.
- 42 Dạy học tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp theo lí thuyết học tập trải nghiệm của David A.
- Hỗ trợ học sinh viên giúp đỡ.
- Hỗ trợ học sinh.
- quy trình.
- Bước 4 PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VÀ VẬN DỤNG Nội dung học tập Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Hướng dẫn sử dụng dụng - Nhận dụng cụ và mô 2.2.
- nghiệp tác cho học sinh.
- Kiểm tra, vận hành - Hỗ trợ học sinh kiểm - Kiểm tra nguội.
- Bước 5 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Nội dung học tập Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Trắc nghiệm học về kiến - Trả lời 1.
- Mục tiêu 1 thức liên quan - Tiếp thu, hoàn thiện - Nhận xét cho điểm - Công bố kết quả quan sát học sinh thực hiện quy trình, nhận xét cho điểm.
- Kết quả dạy học thử nghiệm Tiến hành thực nghiệm có đối chứng trên cùng một đối tượng là 25 học sinh lớp ĐCN213B của trường Trung cấp nghề Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và cùng một giáo viên phụ trách.
- Lần dạy thứ nhất (đối chứng), giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích hợp đang được áp dụng tại trường hiện nay.
- Lần dạy thứ hai (thực nghiệm), giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích hợp như trong ví dụ minh họa.
- Mục tiêu 2 Lắp ráp được mạch điện đóng mở cổng điều khiển từ xa.
- 44 Dạy học tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp theo lí thuyết học tập trải nghiệm của David A.
- Kolb Kết quả học tập của học sinh trong hai lần dạy đều được đánh giá theo mức độ đạt được mục tiêu dạy học như bảng 1, và sử dụng cùng một phương pháp và công cụ đánh giá được trình bày ở bước 5 của ví dụ minh họa.
- Căn cứ vào điểm số tích lũy được của học sinh trong hai lần dạy, sử dụng phương pháp phân tích định tính để so sánh mức độ đạt được mục tiêu dạy học.
- Đồ thị so sánh mức độ đạt mục tiêu dạy học Nhận xét: Theo kết quả trung bình đánh giá ở hình 4, mức độ đạt được các mục tiêu dạy học của lần dạy thực nghiệm cao hơn so với lần dạy đối chứng.
- Điều này cho thấy tính hiệu quả của phương pháp tích hợp trong dạy học theo lí thuyết học tập trải nghiệm.
- Giai đoạn trải nghiệm và cảm nhận về nội dung học tập, giúp học sinh hình thành động cơ học tập tích cực.
- Giai đoạn phát triển kĩ năng và ứng dụng giúp học sinh hướng tập trung vào việc thực hành chủ động, trên cơ sở hiểu biết rõ ràng về kiến thức liên quan.
- Kết luận Dạy học tích hợp có thể được hiểu là hoạt động dạy và hoạt động học tồn tại song song và phát triển thống nhất với nhau dựa trên quá trình kết hợp các thành phần kiến thức, kĩ năng và thái độ nhằm đạt được mục tiêu dạy học cao nhất.
- Theo lí thuyết học tập trải nghiệm của Kolb, trong một tiến trình học tập, nhận thức của người học luôn được duy trì tính liên tục, từ cảm nhận về nội dung học tập để hình thành cảm xúc và động cơ học tập, đến tiếp thu kiến thức mới và luyện tập phát triển kĩ năng.
- Do đó, mô hình dạy học tích hợp được xây dựng theo lí thuyết này là sự kết hợp cùng nhau giữa ba giai đoạn nhận thức, bao bồm: (1) Trải nghiệm/Hướng nghiệp, (2) Hình thành kinh nghiệm mới, (3) Phát triển kĩ năng và ứng dụng.
- Ưu điểm của mô hình này là luôn đảm bảo tính chất liên tục về mặt nhận thức, qua đó giúp người học hiểu rõ về nội dung học tập và thực hiện chính xác các thao tác thực hành để phát triển kĩ năng.
- Mô hình dạy học tích hợp được vận dụng vào quá trình dạy học thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thông qua năm bước của quy trình dạy học, bao gồm: (1) Phân tích mục tiêu dạy học, (2) Trải nghiệm/Hướng nghiệp, (3) Hình thành khái niệm mới, (4) Phát triển kĩ năng và ứng dụng, 45 Bùi Văn Hồng (5) Kiểm tra đánh giá.
- Kết quả dạy học thử nghiệm cho thấy, tỉ lệ đạt được mục tiêu dạy học của người học ở mức cao.
- Kết quả này bước đầu có thể khẳng định tính hiệu quả của quy trình dạy học tích hợp theo lí thuyết học tập trải nghiệm.
- Công văn số 1610 /TCDN-GV ngày 15 tháng 09 năm 2010 về việc hướng dẫn biên soạn giáo án và triển khai dạy học tích hợp.
- Giới thiệu một số phương pháp giảng dạy cải tiến giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm, đạt các chuẩn đầu ra theo CDIO.
- Dạy học Thực hành máy điện đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên theo tiếp cận linh hoạt.
- Dạy học môn nghề Tin học phổ thông cấp THCS theo lí thuyết học tập trải nghiệm của Kolb (1984).
- Tiếp cận hiện đại trong hoạt động dạy học