Academia.eduAcademia.edu
PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN Yêu cầu đối với phẩm chất nhân cách của người giáo viên bao gồm một hệ thống phức hợp các yêu cầu sau đây: Thế giới quan khoa học, lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng: Là yếu tố quyết định niềm tin chính trị, toàn bộ hành vi cũng như ảnh hưởng của thầy giáo đối với trẻ.. Nó vừa là hiểu biết, quan điểm, vừa là sự thể nghiệm, vừa là tình cảm sâu sắc về tự nhiên và xã hội của con người. Thế giới quan của người thầy giáo là thế giới Mác Lênin gồm quan điểm duy vật biện chứng về quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó chi phối nhiều mặt hoạt động như thái độ về việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy và giáo dục, kết hợp giáo dục với thực tiễn, với chính trị. Giáo viên nào cũng đều phải có phẩm chất chính trị của giai cấp công nhân, phẩm chất chính trị đó là sự trung thành tuyệt đối với lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hiểu biết đúng đắn về đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước: Cập nhật đầy đủ, chính xác về chính sách đổi mới, cải cách của Đảng và Nhà nước trong giáo dục, tuân thủ và thực hiện tốt những chính sách, cải cách đó. Thống nhất giữa lý tưởng cách mạng và lý tưởng nghề nghiệp: Lý tưởng của thầy giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của học sinh. Lý tưởng nghề nghiệp của giáo viên thể hiện bằng niềm say mê nghề nghiệp, lòng yêu trẻ, lương tâm nghề nghiệp, tận tụy với công việc. Tuy nhiên trong quá trình hình thành lý tưởng nghề nghiệp giáo viên phải có sự thống nhất giữa lý tưởng cách mạng và lý tưởng nghề nghiệp. Lý tưởng cách mạng của Đảng là lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải luôn hướng học sinh đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, giúp đất nước thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh. Tình cảm trong sáng và cao thượng: tình cảm đối với con người nói chung, tình cảm đặc thù: lòng yêu nghề, yêu trẻ: Đối với mọi người nói chung: Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ các thành viên gia đình, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ;có ý thức tìm hiểu và thực hiện trách nhiệm của thành viên trong gia đình. Tôn trọng, giữ gìn và nhắc nhở các bạn cùng giữ gìn di sản văn hóa của quê hương, đất nước. Tin yêu đất nước Việt Nam; có ý thức tìm hiểu các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tình cảm đặc thù: Lòng yêu trẻ: là một phẩm chất cao quý đặc trưng cho nhân cách của người giáo viên bao gồm tình người, lòng nhiệt tình, thái độ ân cần, chu đáo và vị tha. Lòng yêu trẻ được thể hiện ở chỗ: Cảm thấy sung sướng khi tiếp xúc với trẻ, khi đi sâu vào thế giới độc đáo của trẻ. Sung sướng khi thấy trẻ lớn khôn, tâm hồn và trí tuệ được phát triển. Luôn quan tâm đầy thiện ý, đối xử công bằng với trẻ. Chân thành, giản dị, nghiêm khắc, yêu cầu cao với các trẻ. Lòng yêu nghề: Muốn làm nghề nào hiệu quả thì phải có lòng yêu nghề đó. Trên cơ sở lòng yêu trẻ, người giáo viên có động lực để yêu nghề , say sưa với nghề, có sáng kiến với công việc . Lòng yêu nghề được thể hiện ở chỗ: Tận tụy với công việc, luôn nghi đến việc cống hiến cho giáo dục. Trong dạy học và giáo dục luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Luôn cải tiến nội dung và phương pháp dạy học. Luôn học hỏi và tự rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Luôn rút ra kinh nghiệm để hoạt động sư phạm ngày càng tốt hơn, cống hiến cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục. Một số phẩm chất đạo đức Hoạt động của người giáo viên là nhằm thay đổi nhân cách học sinh. Người thầy là tấm gương sáng để học sinh noi theo về mọi mặt. Vì vậy, người giáo viên phải có những phẩm chất đạo đức sau: Tinh thần trách nhiệm, lòng nhân đạo, lòng tôn trọng, sự công bằng, thẳng thắn, giản dị, khiêm tốn. Tính nguyên tắc, mục đích, kiên trì, tinh tự kiềm chế, tính tự chủ, kỹ năng tự điều chỉnh tâm trạng của mình cho phù hợp với các tinh huống sư phạm.