« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu thiết bị xét nghiệm.


Tóm tắt Xem thử

- Nhờ có thiết bị xét nghiệm, các xét nghiệm cận lâm sàng dễ dàng được thực hiện, qua đó giúp cho các bác sỹ có thể chẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân.
- Do yêu cầu về các kết quả xét nghiệm cần phải thật chính xác, có độ tin cậy cao và độ lặp lại nên các thiết bị xét nghiệm được chế tạo với độ chính xác và độ nhạy rất cao.
- Bởi vậy thiết bị xét nghiệm thường rất phức tạp và bắt buộc phải tuân thủ theo một quy trình vận hành sử dụng rất chi tiết và chặt chẽ.
- Tóm lại, thiết bị xét nghiệm luôn được kiểm soát chất lượng rất chặt chẽ.
- Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu về thiết bị xét nghiệm tôi đã lựa chọn đề tài Nghiên cứu Thiết bị xét nghiệm.
- Nhưng do thiết bị xét nghiệm là một nhóm máy, bao gồm nhiều loại máy khác nhau, nên để phù hợp với một luận văn thạc sỹ, tôi đã lựa chọn máy xét nghiệm sinh hóa là đối tượng nghiên cứu của đề tài, đây là loại máy khá là điển hình trong nhóm thiết bị xét nghiệm.
- Ngoài ra, trong đề tài còn giới thiệu thêm về chương trình so sánh liên khoa xét nghiệm để kiểm soát chất lượng của các thiết bị xét nghiệm.
- Lý do chọn đề tài Các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm sinh hóa máu, đếm tế bào máu, xét nghiệm miễn dịch.
- Trên cơ sở phân tích các chỉ số xét nghiệm kết hợp với các kết quả chẩn đoán hình ảnh, các bác sỹ mới tìm ra được nguyên nhân bệnh gây bệnh và đưa ra được các phác đồ chuẩn để điều trị.
- Chẳng hạn như Thiết bị xét nghiệm sinh hóa dùng để định lượng các chất có trong huyết thanh của máu, gọi tắt là sinh hóa máu.
- Thiết bị xét nghiệm huyết học dùng để đếm các loại tế bào có trong máu.
- Thiết bị xét nghiệm điện giải dùng để định lượng các ion có trong máu… Một vấn đề đặt ra hiện nay là độ tin cậy của các xét nghiệm được thực hiện trên các thiết bị này.
- Như ta đã biết nồng độ các chất có trong máu mà có giá trị trong chẩn đoán đều rất nhỏ, cỡ mmol hoặc micro lít, do đó đòi hỏi các thiết bị xét nghiệm nói chung, cũng như thiết bị xét nghiệm sinh hóa nói riêng cần có độ chính xác và độ nhạy rất cao và yêu cầu chặt chẽ về quy trình sử dụng.
- Trong khi đa số các loại thiết bị có chu kỳ kiểm tra dài (3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng) thì đối với các thiết bị xét nghiệm việc kiểm tra hiệu chuẩn phải thực hiện hàng ngày, hàng tuần, thậm chí với các thiết bị xét nghiệm điện giải công việc kiểm tra thực hiện hàng giờ.
- Theo quy SVTH: Phạm Công Chi 11 GVHD: GS.TS Nguyễn Đức Thuận trình sử dụng do các Hãng sản xuất thiết bị sinh hóa đưa ra thì công việc kiểm tra chất lượng các xét nghiệm phải được thực hiện hàng ngày bằng các huyết thanh chuẩn.
- Do đó, công tác kiểm soát chất lượng các xét nghiệm cận lâm sàng nói chung, cũng như các xét nghiệm sinh hóa nói riêng, trong những năm gần đây được các cơ quan quản lý Nhà nước rất quan tâm, mà cơ quan trực tiếp nhất là Cục Quản lý khám chữa bệnh/ Bộ Y tế.
- Vì vậy, dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Đức Thuận tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu Thiết bị xét nghiệm” với hy vọng kiểm soát được chất lượng các kết quả xét nghiệm trong các bệnh viện Quân đội ngày một tốt hơn.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu tổng quan về Thiết bị xét nghiệm sinh hóa.
- Trên cơ sở đó giới thiệu chi tiết hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động ADVIA1650 và chương trình so sánh liên khoa xét nghiệm.
- Đây là chương trình được xây dựng với mục đích kiểm soát chất lượng các xét nghiệm có sử dụng thiết bị, trong đó có thiết bị xét nghiệm sinh hóa, tại các khoa/phòng xét nghiệm trong các cơ sở y tế.
- Phân tích các số liệu thu được từ chương trình, để từ đó rút ra các kết luận về độ tin cậy của các thiết bị xét nghiệm sinh hóa từ các hãng cung cấp khác nhau.
- Đối tượng nghiên cứu: Thiết bị xét nghiệm sinh hóa và Chương trình so sánh liên khoa xét nghiệm về các kết quả xét nghiệm sinh hóa.
- SVTH: Phạm Công Chi 12 GVHD: GS.TS Nguyễn Đức Thuận - Phạm vi nghiên cứu: Tổng quan về thiết bị xét nghiệm sinh hóa và phân tích số liệu thu được từ chương trình so sánh liên khoa xét nghiệm.
- Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu hồi cứu: Dựa trên các tài liệu về máy xét nghiệm sinh hóa, tài liệu về sinh lý máu.
- Nghiên cứu tổng hợp, phân loại và đánh giá dựa trên các số liệu thực tế thu thập được từ chương trình so sánh liên khoa xét nghiệm.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Với các kiến thức tổng quan về thiết bị xét nghiệm sinh hóa trong đề tài này đã cung cấp cho các kỹ sư mới ra trường, các bác sỹ và kỹ thuật viên sử dụng một nền tảng có tính cơ bản nhất để có thể dễ dàng tiếp cận và làm chủ được bất kỳ một hệ thống xét nghiệm sinh hóa nào.
- Với hướng phân loại so sánh chất lượng theo loại máy xét nghiệm sinh hóa dựa trên các kết quả xét nghiệm thu nhận được từ chương trình so sánh liên khoa xét nghiệm trong đề tài này, đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị cho nhiều đối tượng khác nhau.
- Đó là thông tin giúp các cơ quan quản lý nắm chắc được thực trạng chất lượng kết quả xét nghiệm, cần phải tăng cường kiểm soát chất lượng của loại máy xét nghiệm sinh hóa nào, có cần thiết phải đưa ra thời hạn sử dụng cho các loại máy xét nghiệm sinh hóa hay không.
- Đối với người mua sắm trang bị xét nghiệm sinh hóa các thông tin này là một cơ sở để lựa chọn mua được loại máy đảm bảo chất lượng.
- Đối với bác sỹ và kỹ thuật viên, các thông tin trong đề tài có thể giúp họ biết cần phải làm gì và làm như thế nào để duy trì được chất lượng các kết quả xét nghiệm trên loại máy xét nghiệm mà mình đang sử dụng.
- Cuối cùng, với thông tin về chất lượng của các loại máy xét nghiệm sinh hóa sẽ giúp cho người bệnh có được sự lựa chọn tốt nhất cho việc khám, theo dõi và điều trị bệnh của bản thân.
- Huyết tương (huyết thanh) chính là đối tượng của thiết bị xét nghiệm sinh hóa.
- Về nguyên tắc, thiết bị xét nghiệm sinh hóa có thể định lượng được tất cả các thành phần hóa học có trong huyết thanh, nhưng trong thực tế lâm sàng chỉ cần biết định lượng của một số thành phần hữu cơ quan trọng sau: Total Protêin (TP), Albumin (Alb), Amylase (Amy), Transaminase (AST và ALT), Ure, Uric acid (UA), Creatin (Crea), Bilirubin (TBili, DBili), Glucose (Gluco), Triglycerid (Trig), Cholesterol.
- NGUYÊN LÝ CẤU TẠO THIẾT BỊ XÉT NGHIỆM SINH HÓA 3.1 Định nghĩa và phân loại thiết bị xét nghiệm sinh hóa 3.1.1 Định nghĩa thiết bị xét nghiệm sinh hóa Thiết bị xét nghiệm sinh hóa là một loại máy sử dụng công nghệ đo quang phổ hấp thụ để định lượng các thành phần hóa học có trong huyết thanh của con người, chủ yếu là các thành phần hữu cơ như: Total Protêin (TP), Albumin (Alb), Amylase (Amy), Transaminase (AST và ALT), Ure, Uric acid (UA), Creatin (Crea), Bilirubin (TBili, DBili), Glucose (Gluco), Triglycerid (Trig), Cholesterol.
- Tất cả các thiết bị xét nghiệm sinh hóa, từ các thế hệ máy đầu tiên cho đến các thế hệ máy ngày nay, đều sử dụng công nghệ duy nhất là đo quang phổ hấp thụ để định lượng nồng độ các chất có trong huyết thanh.
- Mặc dù, có một số hệ thống thiết bị xét nghiệm sinh hóa hiện nay tích hợp thêm phần xét nghiệm điện giải, cho nên có thêm phần công nghệ điện cực chọn lọc, nhưng hoàn toàn độc lập với phần công nghệ quang phổ hấp thụ.
- Xét nghiệm điện giải cũng là các xét nghiệm để định lượng các thành phần hóa học có trong huyết thanh, nhưng là các thành phần vô cơ như: Na+, Cl-, K+, Ca2.
- Trên thị trường có các thiết bị độc lập chỉ để thực hiện các xét nghiệm điện giải.
- Cũng như thiết bị xét nghiệm khí máu, dùng để định lượng O2, CO2.
- 3.1.2 Phân loại các thiết bị xét nghiệm sinh hóa Theo như định nghĩa ở trên thì việc phân loại thiết bị xét nghiệm sinh hóa không thể căn cứ theo công nghệ sử dụng mà chỉ có thể phân loại dựa trên mức độ tự động trong quá trình thực hiện xét nghiệm của thiết bị.
- Do đó, từ khi ra đời cho đến nay có thể chia thiết bị xét nghiệm sinh hóa thành ba thế hệ chính sau: SVTH: Phạm Công Chi 30 GVHD: GS.TS Nguyễn Đức Thuận + Thế hệ thứ nhất: Máy xét nghiệm sinh hóa đơn giản, thế hệ này chỉ thực hiện việc đo quang phổ hấp thụ và tính toán ra nồng độ của thành phần cần đo, toàn bộ công việc khác như pha chế thuốc thử vào mẫu huyết thanh cần đo, ủ mẫu, sau đó đưa mẫu vào buồng đo đều phải thực hiện bởi kỹ thuật viên xét nghiệm.
- Thế hệ thứ hai: Máy xét nghiệm sinh hóa bán tự động, thế hệ này ngoài việc đo quang phổ hấp thụ và tính toán nồng độ thì có thêm hệ thống bơm hút nhu động để hút mẫu cần đo vào buồng đo.
- Thế hệ thứ ba: Máy xét nghiệm sinh hóa tự động, với thế hệ máy này các kỹ thuật viên chỉ phải chuẩn bị huyết thanh cần đo và lập trình cho máy.
- Với thế hệ máy thứ nhất và thứ hai, việc xét nghiệm thực hiện rất chậm, mỗi giờ chỉ có thể thực hiện được vài chục xét nghiệm, tiêu tốn nhiều thuốc thử, lượng huyết thanh phải sử dụng nhiều (có nghĩa là phải lấy ra một lượng máu lớn).
- Nhưng với các hệ thống tự động thì tốc độ xét nghiệm lên đến hàng trăm xét nghiệm trên giờ, thậm chí hiện nay có hệ thống lên đến vài nghìn xét nghiệm trên giờ.
- Trên thị trường hiện nay vẫn tồn tại song song thế hệ máy thứ hai và thứ ba, đó là máy xét nghiệm sinh hóa bán tự động và máy xét nghiệm sinh hóa tự động (thế hệ thứ nhất không còn được sản xuất nữa), bởi sự chênh lệch rất lớn về giá thành giữa hai loại máy và nhu cầu sử dụng khác nhau.
- SVTH: Phạm Công Chi 31 GVHD: GS.TS Nguyễn Đức Thuận 3.2 Sơ đồ các khối chính của một thiết bị xét nghiệm sinh hóa Hình 3.1 Sơ đồ khối chính của thiết bị xét nghiệm sinh hóa Hình trên đây là sơ đồ các khối cơ bản của một thiết bị xét nghiệm sinh hóa từ thế hệ thứ hai trở lên (ở thế hệ thứ nhất không có Hệ thống bơm hút mẫu).
- Các loại bơm hút nhu động và bơm hút dạng pittong thường được sử dụng trong thiết bị xét nghiệm sinh hóa.
- 3.2.3 Hệ thống quang Hệ thống quang là bộ phận cơ bản, quan trọng nhất của thiết bị xét nghiệm sinh hóa, chúng có nhiệm vụ tạo ra các ánh sáng đơn sắc và thu nhận các ánh sáng đơn sắc sau khi đã đi qua dung dịch cần đo để đo độ hấp thụ ánh sáng đơn sắc của dung dịch đó.
- Hay nói cách khác chất lượng của hệ thống quang có tính chất quyết định nhất đến chất lượng của một thiết bị xét nghiệm sinh hóa.
- Sự khác biệt giữa các thế hệ máy xét nghiệm sinh hóa, giữa các Model máy do các hãng sản xuất khác nhau đều xuất phát từ công nghệ chế tạo hệ thống quang.
- Hình 3.2 Cấu tạo cơ bản một hệ thống quang trong máy xét nghiệm sinh hóa Trong hệ thống quang, kính lọc màu có vai trò rất quan trọng, ánh sáng có đơn sắc hay không là do chất lượng của kính lọc màu.
- Thông thường, với 7 bước sóng ánh sáng đơn sắc là có thể thực hiện được hầu hết các xét nghiệm huyết thanh cần thiết.
- Với thế hệ máy xét nghiệm sinh hóa đầu tiên, kính lọc màu được điều chỉnh bởi kỹ thuật viên, xoay kính lọc từng nấc một để chọn bước sóng ánh sáng đơn sắc thích hợp.
- Từ thế hệ máy xét nghiệm sinh hóa thứ hai trở lên, kính lọc màu chuyển động nhờ động cơ bước, cho nên việc lựa chọn bước sóng được thực hiện bằng phần mềm điều khiển.
- Hình 3.3 Cấu tạo của một loại kính lọc màu Ngày nay, kính lọc màu như trên được sử dụng trong chế tạo các máy xét nghiệm sinh hóa bán tự động và một số dòng máy xét nghiệm sinh hóa tự động có giá thành thấp.
- Đa số các đời máy xét nghiệm sinh hóa tự động tốc độ cao hiện nay, sử dụng một công nghệ khác để lọc ánh sáng đơn sắc, đó là công nghệ ứng dụng cách tử.
- 3.2.6 Khối nguồn Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống 3.3 Các phƣơng pháp đo dùng trong thiết bị xét nghiệm sinh hóa Có nhiều phương pháp đo và tính toán khác nhau (có khoảng 13 phương pháp) được dùng trong thiết bị xét nghiệm sinh hóa, tuy nhiên hay được sử dụng nhất là 3 phương pháp sau: 3.3.1 Phƣơng pháp đo một điểm cuối (End-point) Phương pháp này áp dụng đối với các phản ứng có sự ổn định trong thời gian dài.
- Các xét nghiệm sử dụng phương pháp đo động học gồm: ALT, AST, Amy.
- GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THIẾT BỊ XÉT NGHIỆM SINH HÓA ADVIA1650 4.1 Giới thiệu Hình 4.1 Hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động ADVIA 1650 Hệ thống xét nghiệm sinh hóa ADVIA1650 là một hệ thống tự động hóa rất cao, hệ thống này phân tích nồng độ các chất dựa vào huyết thanh hoặc nước tiểu.
- Hệ thống ADVIA1650 có thể hoạt động độc lập hoặc có thể kết nối với các máy khác nhờ hệ thống băng tải máu tự động để tạo ra một phòng xét nghiệm tự động (Auto Lab).
- Hình 4.1, là hình ảnh tổng thể toàn bộ hệ thống xét nghiệm sinh hóa ADVIA1650, dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết các phần của hệ thống này.
- 4.10.2.4 Cửa sổ Calibration Setup Sử dụng cửa sổ Calibration Setup để nhập thông tin được yêu cầu để định chuẩn cho các xét nghiệm đo độ hấp thụ.
- Phải thực hiện định chuẩn cho mỗi xét nghiệm bất cứ lúc nào có bình thuốc thử mới được thay hoặc thuốc thử đã hết sử dụng, khi đã hết hạn sử dụng thì đường chuẩn ta phải định chuẩn lại.
- Thiết bị xét nghiệm sinh hóa cũng nằm trong tình trạng chung như vậy, không có bất kỳ một quy trình kiểm tra chất lượng nào.
- Trong các loại máy y tế, máy xét nghiệm sinh hóa được xếp vào loại máy có cấu tạo phức tạp và tinh vi nhất.
- Có rất nhiều khâu trong máy xét nghiệm sinh hóa có thể gây ra sai số kết quả xét nghiệm, như bơm hút không đủ dung tích, ánh sáng không đơn sắc, đường cong chuẩn sai, cuvette bẩn.
- Ngoài ra, máy xét nghiệm sinh hóa rất hay bị lỗi vặt, nhiều bộ phận phải được bảo dưỡng thay thế định kỳ như các dây bơm, bóng đèn Halogen, cuvette.
- Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng xuống cấp nhanh chóng của máy xét nghiệm sinh hóa.
- Điều này kéo theo chất lượng các xét nghiệm cũng đi xuống, bị sai nhiều, SVTH: Phạm Công Chi 57 GVHD: GS.TS Nguyễn Đức Thuận không ổn định.
- Một thực tế nữa là, ngay giữa các khoa/ phòng xét nghiệm sinh hóa ở các cơ sở y tế khác nhau cũng đều không có sự tin tưởng lẫn nhau, không công nhận kết quả của nhau.
- Do đó, từ năm 2010, Bộ Y tế đã tổ chức thành lập được 3 Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm (đặt ở 3 trung tâm lớn của đất nước là Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) và triển khai các chương trình so sánh kết quả xét nghiệm cho nhiều đơn vị y tế trong cả nước.
- Để phù hợp với các đặc thù của Quân đội, từ năm 2011, một chương trình so sánh liên khoa xét nghiệm đã được triển khai nhằm đáp ứng được yêu cầu kiểm soát chất lượng kết quả xét nghiệm tại các khoa/ phòng xét nghiệm trong các cơ sở y tế quân đội.
- Kiểm tra sự nhất quán và tương thích của số liệu đối với từng cá nhân kỹ thuật viên của khoa/ phòng xét nghiệm.
- Bước 2: Hướng dẫn khoa/phòng xét nghiệm chuẩn bị.
- Bước 3: Chuẩn bị mẫu, mã hoá, gửi mẫu đến các khoa/phòng xét nghiệm.
- Bước 4: Khoa/phòng xét nghiệm tiến hành xét nghiệm trên mẫu nhận được.
- 5.1.5 Đối tƣợng tham gia và nội dung thực hiện của chƣơng trình Đối tượng tham gia chương trình là khoảng gần 30 khoa/phòng xét nghiệm của các cơ sở y tế quân đội.
- Mỗi khoa/phòng xét nghiệm SVTH: Phạm Công Chi 59 GVHD: GS.TS Nguyễn Đức Thuận tại các khoa/phòng tham gia.
- XN;1)] 5.3 Hƣớng dẫn quy trình pha và xét nghiệm các chỉ số sinh hóa Mỗi khoa/ phòng xét nghiệm đăng ký tham gia được nhận 02 lọ huyết thanh kiểm tra được đánh số SH1 và SH2.
- Khi nhận được mẫu, yêu cầu khoa/ phòng xét nghiệm bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
- Dự kiến ngày chạy xét nghiệm là ngày.
- Tiến hành làm các xét nghiệm đồng thời cả 10 ống đựng mẫu.
- Các thông số xét nghiệm (12 thông số): Glucose, Cholesterol, Ure, Creatinin, AST, ALT, Bilirubin toàn phần, Bilirubin trực tiếp, Protein toàn phần, Triglyceride, K+, Na.
- Về phương pháp xét nghiệm, theo phương pháp thường quy đang được áp dụng tại khoa/ phòng xét nghiệm.
- Chất lượng của kết quả xét nghiệm được thể hiện qua chỉ số Z-score cụ thể như sau.
- 5.4.2 Kết quả so sánh Năm 2011 Bảng 5.1 So sánh kết quả xét nghiệm sinh hóa năm 2011 TT Đơn vị Model máy xét nghiệm sinh hóa tham gia chƣơng trình Năm 2011 Số kết quả chấp nhận (|Z| ≤2) Số kết quả chấp nhận, cần lƣu ý (2 3 chiếm tỷ lệ trên 20.
- Kết quả cụ thể xem Bảng 5.1 và Kết quả so sánh Năm 2012 Năm 2012 có 31 phòng/ khoa xét nghiệm tham gia.
- Thu nhận được 589 kết quả về xét nghiệm sinh hóa, trong đó có 54 kết quả nằm trong khoảng cho phép nhưng cần phải lưu ý (chiếm tỷ lệ 9.
- Có 18 khoa/ phòng xét nghiệm có 100% kết quả xét nghiệm sinh hóa nằm trong phạm vi cho phép (không có Z-score > 3), có 8 khoa/ phòng xét nghiệm có trên 20% kết quả không chấp nhận (số kết quả có Z-score > 3 chiếm tỷ lệ trên 20.
- Cá biệt có khoa/ phòng xét nghiệm có trên 50% kết quả không chấp nhận (Z-score > 3 chiếm tỷ lệ trên 50.
- sở dĩ có kết quả như vậy là do năm 2012 có thêm 5 khoa/ phòng xét nghiệm mới tham gia và các khoa/ phòng này có số kết quả không chấp nhận nhiều.
- Chất lượng các khoa/ phòng xét nghiệm sinh hóa được cải thiện rõ rệt thể hiện ở chỉ số có tới 18 khoa/ phòng xét nghiệm kết quả tốt (năm 2011 có 12 khoa/ phòng xét nghiệm kết quả tốt).
- Kết quả cụ thể xem Bảng 5.3 và 5.4 SVTH: Phạm Công Chi 65 GVHD: GS.TS Nguyễn Đức Thuận Bảng 5.3 So sánh kết quả xét nghiệm sinh hóa năm 2012 TT Đơn vị Model máy xét nghiệm sinh hóa tham gia chƣơng trình Năm 2012 Số kết quả chấp nhận (|Z| ≤2) Số kết quả chấp nhận, cần lƣu ý (2 3 chiếm tỷ lệ trên 20.
- Điều này phản ánh chất lượng các khoa/ phòng xét nghiệm đang được nâng lên nhờ việc tham gia vào chương trình so sánh liên khoa xét nghiệm này.
- Mặc dù, số khoa/ phòng xét nghiệm đạt kết quả tốt (có 100% kết quả nằm trong phạm vi cho phép) giảm xuống là 16 khoa/ phòng so với năm 2012 là 18 khoa/ phòng, không có nghĩa là chương trình so sánh liên khoa xét nghiệm mất tác dụng mà điều này thể hiện tính khách quan độc lập của chương trình.
- Nếu như bản thân khoa/ phòng đó không duy trì được các công việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thiết bị và định chuẩn lại các xét nghiệm thì sau một thời gian chất lượng các kết quả xét nghiệm sẽ đi xuống.
- Do đó, việc duy trì đều đặn chương trình so sánh liên khoa xét nghiệm sẽ buộc các khoa/ phòng xét nghiệm phải duy trì nghiêm túc công việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thiết bị và định chuẩn lại các xét nghiệm.
- Trên cơ sở đó mới duy trì được chất lượng các xét nghiệm sinh hóa.
- Kết quả cụ thể xem Bảng 5.5 và 5.6: SVTH: Phạm Công Chi 68 GVHD: GS.TS Nguyễn Đức Thuận Bảng 5.5 So sánh kết quả xét nghiệm sinh hóa năm 2013 TT Đơn vị Model máy xét nghiệm sinh hóa tham gia chƣơng trình Năm 2013 Số kết quả chấp nhận (|Z| ≤2) Số kết quả chấp nhận, cần lƣu ý (2

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt