« Home « Kết quả tìm kiếm

Định tuyến mạng không dây


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Định tuyến trong mạng không dây Tác giả luận văn: Trần Trung Kiên Khóa: 2011B Người hướng dẫn: T.S Ngô Quỳnh Thu Nội dung tóm tắt: 1.
- Lý do chọn đề tài : Mạng Ad-hoc các nút mạng được tổ chức một cách ngang hàng với nhau, không có máy chủ tập trung.
- các thiết bị trong mạng vừa đóng vai trò là nút lá, vừa đóng vai trò là nút trung gian (tương tự như một router).
- Do vậy việc thiết kế các giao thức định tuyến cho mạng Ad-hoc và lựa chọn sử dụng giao thức định tuyến nào cho các topo mạng để hệ thống tiêu tốn ít tốn năng lượng, hoạt động hiệu quả là vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu.
- Đã có nhiều công trình, đề tài, luận văn nghiên cứu về mạng vô tuyến Ad-hoc.
- Định tuyến các gói tin truyền trong mạng là một trong những vấn đề quan trọng, cơ bản vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng hoạt động của mạng.
- "Định tuyến trong mạng không dây" là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn, tuy nhiên việc triển khai thực tế để đánh giá các giao thức tại Việt Nam hiện nay còn có nhiều khó khăn.
- Trong bối cảnh đó, tác giả đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp trên với nội dung cơ bản là tìm hiểu, nghiên cứu "Định tuyến trong mạng vô tuyến Ad-hoc".
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu các giao thức định tuyến trong mạng không dây Ad-hoc DSDV, AODV, DSR, ZRP.
- Nghiên cứu công cụ mô phỏng mạng NS2.
- tìm hiểu, tham khảo và chạy chương trình mô phỏng bài toán 9 nút mạng và 80 nút mạng có sẵn để đánh giá hiệu năng giao thức định tuyến trong mạng không dây Ad-hoc theo chuẩn 802.11 - Lựa chọn, đề xuất được giao thức định tuyến phù hợp cho từng topo mạng Ad-hoc cụ thể.
- Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Luận văn được chia thành bốn chương: Chương 1: Trình bày các vấn đề cơ bản về mạng không dây, mạng vô tuyến không dây không có cơ sở hạ tầng Ad-hoc.
- Chương 2: Trình bày chi tiết về các giao thức định tuyến dùng trong mạng vô tuyến Ad-hoc, tập trung tìm hiểu, nghiên cứu một số giao thức thông dụng là AODV, DSR, DSDV, ZRP.
- Các giao thức này đặc trưng cho ba phương pháp định tuyến là giao thức định tuyến điều khiển theo bảng ghi, giao thức định tuyến theo yêu cầu khởi phát từ nguồn và định tuyến lai ghép.
- Chương 3: Trình bày một số khái niệm, cấu trúc và những nội dung cơ bản, quan trọng của bộ công cụ mô phỏng NS2, cấu trúc của tập tin theo vết và cách tạo nút mạng, các agent gửi nhận tin vv Chương 4: Tác giả tìm hiểu các kịch bản mô phỏng sẵn có của NS2, tiến hành chạy chương trình mô phỏng bài toán 9 nút mạng, 80 nút mạng với ba giao thức DSDV, AODV, DSR.
- Sau mô phỏng có số liệu để so sánh, đánh giá hiệu năng hoạt động các giao thức DSDV, AODV, DSR thông qua biểu đồ các tham số thông lượng trong mạng, thời gian trễ của quá trình truyền tin và cuối cùng là số gói tin bị lỗi.
- Việc đánh giá được hiệu năng của từng giao thức là tiền đề để đề xuất, lựa chọn một giao thức hợp lý ứng với từng topo mạng cụ thể.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập, kế thừa tư liệu, kết quả nghiên cứu cùng lĩnh vực đã có - Lấy ý kiến, tiếp thu ý kiến các chuyên gia, giáo viên, giảng viên vv.
- Dùng công cụ mô phỏng, sau quá trình mô phỏng, phân tích kết quả thu được, đề xuất, lựa chọn các giao thức phù hợp cho từng topo mạng cụ thể.
- Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu các giao thức định tuyến trong mạng vô tuyến Ad-hoc - Luận văn nghiên cứu công cụ mô phỏng mạng NS2 được cài đặt trên phần mềm mã nguồn mở Unbutu.
- tìm hiểu, tham khảo và chạy chương trình mô phỏng sẵn 3 có để đánh giá hiệu năng các giao thức định tuyến DSDV, AODV và DSR trong mạng Ad-hoc 9 nút, 80 nút.
- Luận văn đưa ra được kết luận so sánh, đánh giá hiệu năng các giao thức định tuyến sau mô phỏng.
- lựa chọn, đề xuất được giao thức định tuyến thích hợp ứng với từng Topo mạng mô phỏng.
- Trên cơ sở nghiên cứu trên, tác giả tiếp tục triển khai nghiên cứu.
- Xây dựng kịch bản, viết chương trình mô phỏng và đánh giá hiệu năng các giao thức định tuyến trong mạng Ad-hoc vào các bài toán cụ thể trong thực tế.
- Các vấn đề về an ninh cho mạng vô tuyến Ad-Hoc.
- Đánh giá hiệu năng mạng vô tuyến Ad-Hoc sử dụng giao thức định tuyến ZRP, ABR, SSR, PUMA

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt