« Home « Kết quả tìm kiếm

Điều tra hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Điều tra hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương” Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Yến Khóa Người hướng dẫn: TS.
- Tưởng Thị Hội Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Hiện nay, công tác quản lý chất thải rắn của tỉnh Hải Dương còn gặp nhiều bất cập.
- Hoạt động thu gom và xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu trong khi lượng chất thải ngày càng gia tăng, Chưa có các khu xử lý chất thải tập trung.
- Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn cho tỉnh Hải Dương tác giả thực hiện đề tài: “Điều tra hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương” b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: đưa ra một số giải pháp quản lý, công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn.
- Đối tượng nghiên cứu: CTR công nghiệp, CTR nông nghiệp, CTR y tế, CTR xây dựng và CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương - Phạm vi nghiên cứu: nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Tổng quan về chất thải rắn tại Việt Nam và trên Thế giới - Điều tra hiện trạng quản lý chất thải rắn, Dự báo lượng CTR đến năm 2025 - Đề xuất một số giải pháp về chính sách, kỹ thuật nhằm thể đối với từng loại chất thải và đề xuất địa điểm quy hoạch khu xử lý chất thải rắn cho tỉnh Hải Dương.
- c) Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát và thu thập mẫu tại thực địa - Phương pháp tổng hợp thống kê phân tích tài liệu - Kế thừa một số kết quả nghiên cứu có liên quan đến quản lý chất thải rắn d) Kết luận - Trong quá trình nghiên cứu luận văn tác giả đã đưa ra một số kết quả như sau: 2 - Thống kê được tổng số lượng, loại, thành phần CTR năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hải Dương là 1.554,8 tấn/ngày đêm, trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm 55,8%, công nghiệp chiếm 7,4%, chất thải nông nghiệp là 24,9%, chất thải Y tế là 0,18%.
- chất thải xây dựng là 11,26.
- Tác giả đã chỉ ra một số tồn tại trong công tác quản lý CTR hiện tại của tỉnh Hải Dương bao gồm: chưa thực hiện công tác phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn.
- Phương pháp xử lý CTR sinh hoạt chủ yếu là chôn lấp.
- Xuất phát từ hiện trạng và những tồn tại nêu trên, tác giả đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp.
- Đã dự báo về tổng lượng CTR trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2025 là 3.253,4tấn/ngày lớn gấp 2 lần lượng phát sinh tại thời điểm năm 2012.
- Đã sơ bộ đề xuất thêm 03 khu xử lý tập trung - Đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách như: các giải pháp về hành chính, kinh tế, truyền thông, thanh kiểm tra và một số hoạt động tăng cường cụ thể lý cho từng cơ quan quản lý - Đề xuất các giải pháp kỹ thuật như.
- Thu gom phân loại tại nguồn chất thải rắn sinh hoạt, các pháp áp dụng để xử lý loại chất thải này là tái sử dụng, tái chế, sản xuất phân hữu cơ, chôn lấp hợp vệ sinh.
- Đề xuất giải pháp tiêu thụ sản phẩm phân hữu cơ tồn đọng bằng cách liên kết với cơ sở sản xuất phân sinh học trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất một số mô hình thu gom, tuần hoàn, tái sử dụng đối với rác thải sinh hoạt nông thôn, CTR công nghiệp + Đề xuất đơn vị quản lý CTR làng nghề trong thời gian tới + Đề xuất xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo phương án xử lý tập trung theo vùng liên tỉnh

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt