« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá mức độ phát thải khí nhà kính tại các khu hệ đất ngập nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Đánh giá mức độ phát thải khí nhà kính tại các khu hệ đất ngập nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
- Hoàng Thị Thu Hương Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Biến đổi khí hậu và đất ngập nước có sự tương tác mật thiết với nhau.
- Một mặt, dưới tác động của biến đổi khí hậu, các hệ sinh thái đất ngập nước chịu những rủi ro nặng nề nhất, so với các hệ sinh thái trên cạn và biển.
- nếu được quản lý tốt các hệ sinh thái đất ngập nước và đa dạng sinh học của nó sẽ có vai trò lớn trong giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi hậu.
- Tuy nhiên các hệ sinh thái đất ngập nước đồng thời cũng là nguồn gây phát thải khí nhà kính góp phần gây ra biến đổi khí hậu.
- Ở Việt Nam có đã có nhiều công trình nghiên cứu về khí gây hiệu ứng nhà kính từ các nguồn khác nhau, nghiên cứu về phát thải khí nhà kính ở khu hệ đất ngập nước thì hầu như rất ít mà mới có các nghiên cứu về phát thải CH4 từ các ruộng lúa ngập nước hay phát thải khí từ vùng đất than bùn do quá trình oxy hóa than bùn hay cháy rừng.
- Do đó, việc nghiên cứu về phát thải khí nhà kình khu hệ đất ngập nước trong điều kiện Việt Nam có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, đây cũng là lý do chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá mức độ phát thải khí nhà kính tại các khu hệ đất ngập nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam" b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Tổng hợp phương pháp tính toán, kiểm kê phát thải khí nhà kính tại các khu hệ đất ngập nước theo hướng dẫn của IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change) nhằm đánh giá mức độ phát thải khí nhà kính tại các khu hệ đất ngập nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Đối tượng nghiên cứu: Sự phát thải các khí nhà kính từ các vùng đất ngập nước, quá trình lưu trữ cacbon ở một số loại hình đất ngập nước.
- 2  Phạm vi nghiên cứu: Một số loại hình đất ngập nước phổ biến trên địa bàn thành phố Hải Phòng bao gồm: Rừng ngập mặn ven biển, ruộng lúa nước, đất ngập nước nuôi trồng thủy sản và đất ngập nước thường xuyên.
- Hải Phòng + Đánh giá hiện trạng, tiềm năng và lợi ích đất ngập nước ven biển Hải Phòng + Tính toán lượng phát thải khí nhà kính tại một số loại hình đất ngập nước tại Hải Phòng + Tính toán lượng cacbon lưu trữ ở một số loại hình đất ngập nước + Đề xuất giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính vùng đất ngập nước.
- sử dụng hợp lý và bảo vệ đất ngập nước ven biển Hải Phòng d) Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Tính toán phát thải được thực hiện theo hướng dẫn của IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change.
- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tính toán và xử lý thống kê các kết quả nghiên cứu.
- e) Kết luận Không tính huyện đảo Bạch Long Vỹ và quần đảo Long Châu, diện tích đất ngập nước Hải Phòng có 64969ha, bằng khoảng 42,8% trong tổng số 151919ha đất tự nhiên.
- Hệ thống đất ngập nước ven biển Hải Phòng đã mang lại nhiều lợi ích: Khả năng tự làm sạch môi trường.
- Tổng lượng khí nhà kính phát thải từ một số loại hình đất ngập nước Hải Phòng là 2.886.251 tấn CO2e/năm.
- 3 Hải Phòng năm 2012, ruộng lúa đã hấp thụ (nhờ quá trình quang hợp của cây lúa) được 118.800 tấn CO2, thấp hơn lượng CO2e phát thải hàng năm từ ruộng lúa (421.956 tấn CO2e) và thấp hơn nhiều so với lượng khí nhà kính phát thải từ một số loại hình đất ngập nước tấn CO2e/năm).
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn Hải Phòng hiện lưu trữ là 2.528.748 tấn CO2.
- Hàng năm rừng ngập mặn đã hấp thụ tấn CO2/năm, cao hơn nhiều so với lượng CO2e phát thải từ một số loại hình đất ngập nước hàng năm tấn CO2e/năm).
- Như vậy rừng ngập mặn có vai trò rất lớn trong việc giảm phát thải khí nhà kính

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt