« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường đất do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại Nghệ An, đề xuất biện pháp xử lý, phục hồi môi trường


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm đất do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại Nghệ An, đề xuất các biện pháp xử lý, phục hồi môi trường”.
- Ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu đang là một vấn đề nóng tại Việt Nam.
- Hóa chất bảo vệ thực vật có độc tính cao, có khả năng tích lũy sinh học cao, khó phân hủy và có khả năng phát tán, di chuyển xa trong phạm vi hàng trăm km, gây hại cho môi sinh, gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và ảnh trực tiếp tới sức khỏe con người.
- Hiện tại cả nước có khoảng 1153 điểm ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, riêng Nghệ An có 268 điểm ô nhiễm nằm trong danh mục các các điểm ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật của Quyết định 1946/QĐ-TTg và hơn 900 điểm chưa thống kê được mức độ ô nhiễm.
- Nguyên nhân của vấn đề này là do hậu quả của việc sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi từ thời kỳ bao cấp.
- Các kho thuốc sau khi không sử dụng nữa hoặc bị di dời, hóa chất được đem chôn hoặc vẫn để tồn đọng trong kho.
- Qua nhiều năm, các kho thuốc xuống cấp, nước mưa thấm vào làm hóa chất bảo vệ thực vật ngấm xuống đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
- Nghệ An là một trong những tỉnh có số điểm ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật nhiều nhất cả nước và các điểm ô nhiễm nay đang hàng ngày phát tán ô nhiễm gây tác hại khôn lường tới môi trường và người dân.
- Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng ô nhiễm đất do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại Nghệ An đồng thời nghiên cứu đưa ra các giải pháp xử lý triệt để ô nhiễm và phục hồi môi trường là cần thiết.
- Do đó tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm đất do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại Nghệ An, đề xuất các biện pháp xử lý, phục hồi môi trường”.
- Mục đích nghiên cứu.
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm đất do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại Nghệ An - Nghiên cứu các phương pháp xử lý hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, so sánh, đánh giá và lựa chọn phương pháp phù hợp đối với các điểm ô nhiễm tại Nghệ An  Đối tượng nghiên cứu.
- Ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật - Các công nghệ xử lý đất bị ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu  Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện các nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An a) Tóm tắt cô đọng nội dung chính và đóng góp mới của tác giả.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Tổng hợp, phân tích đánh giá các công nghệ xử lý hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu - Đề xuất phương pháp, công nghệ xử lý, phục hồi môi trường bị ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu phù hợp với điều kiện của Nghệ An b) Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả điều tra, nghiên cứu đã có liên quan đến hiện trạng ô nhiễm và công nghệ xử lý ô nhiễm tại các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra, thống kê: Thực hiện điều tra, khảo sát để thu thập số liệu - Phương pháp phân tích, đánh giá: Dựa trên số liệu thu thập được thực hiện việc phân tích, tổng hợp đánh giá.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học để xây dựng các biện pháp xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu.
- Phương pháp so sánh: Dựa trên các kết quả đạt được về xử lý, tiêu hủy hóa chất bảo vệ thực vật đã áp dụng tại một số địa phương để so sánh đối chiếu sự tối ưu và khả năng áp dụng của từng phương pháp.
- Hóa chất bảo vệ thực vật có độc tính cao, có khả năng tích lũy sinh học cao, khó phân hủy và có khả năng phát tán, di chuyển, gây hại cho môi sinh, gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và ảnh trực tiếp tới sức khỏe con người.
- Nghệ An là một trong nhưng địa phương có số lượng điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu lớn nhất cả nước với hơn 200 điểm nằm trong Quyết định số 1946/QĐ- TTg ngày 21 tháng 10 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước và 54/100 điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu cần xử lý đến năm 2015 của Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn .
- Việc xử lý các điểm ô nhiễm này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với xã hội, môi trường, giải quyết những bức xúc của người dân Hiện này có rất nhiều công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.
- Có những công nghệ đã được, triển khai trên thực tế, có những công nghệ hiện đang còn làm thí điểm.
- Mỗi công nghệ có ưu, nhược điểm khác nhau.
- Qua việc xây dựng các tiêu chí đánh giá, cho điểm các công nghệ trên từng tiêu chí, dựa trên tổng điểm của từng công nghệ ta sẽ thấy được công nghệ nào có ưu thế hơn.
- Các tiêu chí để đánh giá công nghệ xử lý đất nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu bao gồm.
- Khả năng xử lý + Đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường + Thời gian xử lý + Phù hợp với đặc điểm khu vực xử lý - Tiêu chí về kinh tế - An toàn với môi trường - Vận hành - Khả năng triển khai, thương mại hóa và chuyển giao công nghệ Các công nghệ được đánh giá bao gồm: công nghệ đốt, fenton, nghiền bi, vi sinh, đóng rắn, cô lập.
- Điểm cho các công nghệ sau khi đánh giá, cho điểm: công nghệ fenton 79 điểm, công nghệ đốt và công nghệ nghiền bị 75 điểm, công nghệ vi sinh 67 điểm, công nghệ đóng rắn 59 điểm, công nghệ cô lập 54 điểm.
- Công nghệ được lựa chọn là công nghệ fenton.
- Tuy nhiên trên thực tế triển khai, để việc xử lý có hiệu quả ta cần phải xử lý kết hợp một số phương pháp.
- Ví dụ, áp dụng công nghệ fenton kết với với bón phân vi sinh, trồng cây để phục hồi đất.
- Đối với khu vực tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật còn nguyên thuốc thì phải đem đi đốt, phần đất ô nhiễm sẽ được xử lý bằng phương pháp fenton.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt