« Home « Kết quả tìm kiếm

Kỹ thuật Audio WATERRMARKING trong phát thanh truyền hình


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài : Kỹ thuật Audio watermarking trong phát thanh truyền hình.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Hiện đang làm việc và công tác tại một công ty cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam – Công ty Cổ phần Nghe Nhìn Toàn Cầu ( AVG) tôi được tiếp xúc nhiều với các công nghệ truyền hình.
- Tuy nhiên một vấn đề cấp thiết tại Việt Nam mà các nhà đài đang nghiên cứu hoặc rất mới tại Việt Nam đó là việc đo lường khá giả xem truyền hình và công tác bảo vệ bản quyền cũng như tuân thủ thông tin bản quyền mà các nhà đài phát quảng bá.
- Trong quá trình nghiên cứu tôi thấy rằng công nghệ Audio watermarking là một giải pháp cho nhu cầu trên.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn này là đưa ra một phương pháp chung cho việc đo lường khán giả và bảo vệ bản quyền trong truyền hình quảng bá hiện đang có tiềm năng tại Việt Nam.
- Đối tượng tôi nghiên cứu đó là vấn đề ẩn chứa thông tin trong âm thanh.
- Phạm vi mà đề này nghiên cứu đó là ứng dụng có thể ứng dụng trong truyền hình của phương pháp watermark Acoustic OFDM và trong file nén MP3.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Nội dung chính của luận văn gồm 04 chương: Chương 1: Audio Watermarking Chương 2: Kỹ thuật OFDM Chương 3: Kỹ thuật audio watermarking với file nén MP3 Chương 4: Hệ thống Audio watermaking trong phát thanh truyền hình.
- Trên phương diện nghiên cứu hai phương pháp Audio watermark tôi đã xây dựng lên một cái nhìn tổng thể về một hệ thống sử dụng công nghệ Audio watermark trong nhu cầu phát triển của truyền hình Việt Nam.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- 2 Phương pháp nghiên cứu là tìm hiểu và sử dụng các công trình đã công bố về từng vấn đề của công nghệ Audio watermark.
- Trên cơ sở đó tổng hợp các kết quả chân thực, chính xác và tính ứng dụng cao trong thực tế để xây dựng nên một mô hình hệ thống đáp ứng được nhu cầu công nghệ truyền hình tại Việt Nam e) Kết luận Công nghệ truyền dữ liệu âm thanh được gọi là "Acoustic OFDM" đáp ứng yêu cầu thực tế từ quan điểm của tốc độ truyền tải, ảnh hưởng đến thính giác, và dễ áp dụng.
- Kết quả thí nghiệm truyền OFDM sử dụng sóng âm thanh và đưa ra một hệ thống nguyên mẫu của công ty Docomo (Nhật Bản) cho thấy rằng công nghệ Acoustic OFDM có ưu điểm: Truyền thông tin văn bản đơn giản từ 1 tới 2 giây.
- Thông tin có thể được truyền qua sóng âm thanh trong băng tần âm thanh.
- Truyền tín hiệu có thể được chồng lên trên âm thanh mà không gây khó chịu cho người.
- Hệ thống sử dụng phương pháp này ảnh hưởng của thiết bị sử dụng.
- Môi trường sử dụng cũng ảnh hưởng tới hệ thống này.
- Phương pháp watermark trên MP3 sử dụng và tích hợp các khái niệm miền watermark âm thanh và hiệu quả trong mã hóa.
- Điều này cho phép người dùng chứng minh quyền sở hữu của các tập tin âm thanh.
- Ngoài ra, phương pháp này không đòi hỏi không gian tính toán, do đó nó cung cấp khả năng nhúng watermark và phát hiện trong thời gian thực, không bị méo phát hiện của âm thanh.
- Đây là một đặc điểm vô cùng quan trọng trong thông tin quản bá và phát tán các dữ liệu có âm thanh tới nhiều người sử dụng.
- Tất nhiên, mô tả trên là quá chung chung và không tránh được nhiều vấn đề công nghệ quan trọng.
- Những vấn đề nghiên cứu trong tương lai sẽ giải quyết để cho audio watermark mạnh mẽ hơn.
- Điều tất yếu trong sự phát triển công nghệ nói chung và công nghệ truyền hình nói riêng là việc bảo vệ bản quyền và đánh giá mang tính thống kê sức hút của các chương trình truyền hình.
- Do đó công nghệ truyền hình Việt Nam cần nhận ra điều này và định hướng phát triển cho mình

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt