« Home « Kết quả tìm kiếm

MỘT SỐ KHÓ KHĂN KHI XÂY DỰNG ISO


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ KHÓ KHĂN KHI XÂY DỰNG ISO 14001 ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn quản lý môi trường với hơn 20 tiêu chuẩn, trong đó ISO 14001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường, tiêu chuẩn này tập trung vào kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu các tác hại ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Theo số liệu thống kê của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, tính đến cuối năm 2008 đã có 188,815 chứng chỉ ISO 14001 được cấp ở 155 quốc gia.
- Riêng tại Việt Nam, có 325 tổ chức, doanh nghiệp áp dụng và được cấp chứng chỉ ISO 14001.
- Qua những thống kê trên ta thấy được việc áp dụng tiêu chuẩn theo hệ thống quản lý môi trường đang ngày càng được doanh nghiệp quan tâm đáng kể.
- Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp hiện đang xây dựng và có kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, chúng tôi nêu lên một số những khó khăn mà hầu hết doanh nghiệp gặp phải khi xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn: Khó khăn chính – Khi xác định khía cạnh môi trường và đánh giá tác động môi trường chưa lưu ý đến các yêu cầu của luật pháp.
- Việc cập nhật các yêu cầu của luật định không thường xuyên và thường có nhiều thiếu sót, thường khó khăn trong việc triển khai các yêu cầu của luật định vào áp dụng thực tiễn.
- Việc thực hiện kiểm soát điều hành như quản lý hóa chất, quản lý rác thải, điện, gas…còn hạn chế do nhận thức chung của nhân viên về vấn đề môi trường.
- Phương pháp giải quyết những khó khăn – Cập nhật liên tục những yêu cầu pháp luật mới được ban hành như: các thông tư, nghị định của địa phương hoặc của chính phủ ban hành – Nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty bằng cách tổ chức các khóa đào tạo nhận thức về quản lý môi trường – Cử nhân viên tham gia các khóa đào tạo về môi trường do các tổ chức giảng dạy – Mời các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm, am hiểu luật định, các thông tư, hướng dẫn có liên quan đến môi trường.
- Xây dựng hệ thống giám sát để kiểm soát toàn bộ hoạt động quản lý môi trường – Lắng nghe những phản hồi từ cộng đồng xung quanh để kịp thời điều chỉnh – Lãnh đạo phải xem xét lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài của doanh nghiệp khi có những tác động trực tiếp ảnh hưởng tới môi trường Phải quan tâm và có những chỉ đạo kịp thời để đảm bảo hệ thống quản lý môi trường vận hành một cách hiệu quả.
- Nguồn: i-tsc.vn Các vấn đề thường gặp trong áp dụng Hệ thống quản lý theo ISO Việc áp dụng các HTQL theo tiêu chuẩn quốc tế ISO như ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, ISO 27000, ISO/IEC 17025, OHSAS 18001.
- được thừa nhận và đã chứng tỏ trên thực tế về khả năng mang lại những lợi ích to lớn cho các tổ chức trên các khía cạnh như thị trường, tác nghiệp và kiểm soát, và phát triển bền vững.
- Điều này giải thích tại sao ngày càng có nhiều các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác có mong muốn hoặc đã triển khai áp dụng các HTQL này vào trong hoạt động của tổ chức mình.
- Mặc dù vậy, không phải tổ chức nào cũng thành công trong việc áp dụng các HTQL – nếu không nói rằng một tỷ lệ đáng kể các tổ chức đã không thành công trong việc áp dụng các HTQL.
- Kinh nghiệm thực tế cho thấy, mặc dù khi mới tiếp cận các tổ chức đều quan tâm đến rủi ro không được chứng nhận/công nhận, các khó khăn mà các tổ chức gặp phải lại thường không liên quan đến việc được chứng nhận hoặc công nhận - vì hầu hết các tổ chức đều đạt được điều này.
- Các khó khăn này có thể ở nhiều khác nhau theo quá trình triển khai tại từng tổ chức cụ thể, nhưng tổng hợp lại thì thường rơi vào các nhóm vấn đề sau đây.
- Thiếu sự tham gia đầy đủ của toàn tổ chức trong quá trình xây dựng và áp dụng HTQL.
- HTQL không thích hợp với thực tiễn của tổ chức.
- HTQL thiếu sự liên kết và tích hợp với các lĩnh vực quản lý khác.
- HTQL khi được áp dụng không giúp cải tiến hoạt động.
- Tổ chức thiếu khả năng duy trì và cải tiến HTQL sau chứng nhận.
- Thiếu sự tham gia đầy đủ của toàn tổ chức Việc quyết định triển khai một HTQL theo tiêu chuẩn ISO, cho dù vì lý do nào, cũng bắt đầu từ lãnh đạo của tổ chức.
- Tuy nhiên, để có một HTQL được triển khai thành công, tổ chức cần có sự tham gia đầy đủ của toàn tổ chức – bao gồm lãnh đạo cấp cao, cán bộ quản lý, thành viên Ban ISO và nhân viên – trong quá trình chuẩn bị, xây dựng, áp dụng và cải tiến.
- Với thực tế là mỗi tổ chức cũng chỉ thường triển khai chương trình áp dụng ISO một đến vài lần (với trường hợp áp dung nhiều hệ thống), sự thiếu kinh nghiệm trong triển khai chương trình cùng với một số lý do khác khiến cho các tổ chức thường găp nhiều khó khăn trong huy động sự tham gia và ủng hộ của các bên liên quan.
- Điều này dẫn đến tình trạng thiếu tinh thần sở hữu và chịu trách nhiệm trong quá trình xây dựng, áp dụng HTQL.
- Hậu quả thường thấy là thường trực ISO bị quá tải, chương trình bị chậm trễ, các biện pháp kiểm soát trong HTQL không thực sự phản ảnh yêu cầu quản lý và thực tiễn triển khai.
- Để khắc phục vấn vấn đề này, các tổ chức cần sự tham vẫn và hỗ trợ của những đối tác có nhiều kinh nghiệm triển khai dự án HTQL để ngay từ đầu có thể thiết lập một kế hoạch dự án với cơ cấu tổ chức thực hiện đầy đủ, rõ ràng và thích hợp với điều kiện thực tiễn của mình.
- Thứ hai, triển khai một HTQL mới bao giờ cũng mang lại những thay đổi nhất định ở khía cạnh tác nghiệp, quản lý hoặc hỗ trợ.
- Các thay đổi này có thể ở mức lớn hay nhỏ tùy vào điều kiện quản lý, lĩnh vực liên quan, hiện trạng và nhu cầu của tổ chức.
- Điều này dẫn đến tình trạng không tuân thủ, chống đối hoặc ít nhất cũng là sự căng thẳng không cần thiết trong nội bộ tổ chức.
- Kinh nghiệm thực tế cho thấy, khi quản lý thay đổi không được thực hiện hiệu quả, các HTQL thường không được duy trì và cải tiến sau khi đạt được chứng nhận ban đầu.
- Hệ thống quản lý được xây dựng không thích hợp Một đặc điểm của các tiêu chuẩn HTQL là tính khái quát trong các yêu cầu để đảm bảo các tổ chức thuộc mọi lĩnh vực, loại hình và quy mô đều có thể áp dụng.
- Sự khái quát này gây ra những khó khăn đáng kể cho tổ chức trong diễn giải và vận dụng một cách thích hợp với đặc thù hoạt động và quản lý của mình.
- Một cách tổng quát, một HTQL được xây dựng là kết quả của quá trình phân tích, xem xét và ứng dụng một loạt các yếu tố, bao gồm: nhu cầu chiến lược, yêu cầu và thực tiễn quản lý, các thực hành tốt và những yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng và các yêu câu liên quan khác.
- Trong các yếu tố này thì "nhu cầu chiến lược" và "yêu cầu và thực tiễn quản lý" là những điểm đặc thù riêng của từng tổ chức, làm cho HTQL mặc dù theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng có những sự khác biệt trong từng trường hợp.
- Sự thất bại trong xem xét đầy đủ hai yếu tố này sẽ tạo ra một HTQL, mặc dù có thể phù hợp với tiêu chuẩn, nhưng không thực sự thích hợp với tổ chức.
- Nguyên nhân của sự thất bại này thường gắn với tiếp cận và phương pháp triển khai HTQL của tổ chức.
- Về mặt tiếp cận, có nhiều tổ chức tìm kiếm sự tuân thủ tiêu chuẩn với câu hỏi "yêu cầu của tiêu chuẩn như vậy thì chúng tôi phải làm gì để đáp ứng" thay vì vận dụng tiêu chuẩn để giải quyết nhu cầu quản lý thông qua câu hỏi "thực tiễn và nhu cầu quản lý của chúng tôi như vậy thì yêu cầu của tiêu chuẩn nên được áp dụng như thế nào cho phù hợp và hiệu quả".
- Ngoài ra, một số tổ chức cho rằng, các thực hành đã được thực hiện và phù hợp ở một tổ chức khác hoàn toàn có thể được áp dụng và mang lại hiệu quả ở tổ chức của mình thông qua cách đặt vấn đề với đơn vị tư vấn hoặc hướng dẫn "Đơn vị A đã áp dụng thành công HTQL theo ISO rồi, hãy cung cấp cho chúng tôi một HTQL giống hệt như vậy để rút ngắn thời gian và đỡ tốn nguồn lực.
- Ở phương diện phương pháp triển khai, sự không thích hợp của HTQL thường gắn với việc không (hoặc không thành công trong) huy động đầy đủ sự tham gia của cán bộ quản lý và nhân viên trong phân tích thực trạng và phát triển các biện pháp kiểm soát.
- Cho dù với nguyên nhân nào, một HTQL được xây dựng không dựa trên thực trạng và những nhu cầu thực tế sẽ không thích hợp với hoạt động của tổ chức.
- Việc khiên cưỡng áp đặt một cách "thô bạo" HTQL vào tổ chức chắc chắn sẽ mang thất bại trong duy trì và cải tiến trong tương lai.
- HTQL thiếu sự liên kết và tích hợp với các lĩnh vực quản lý khác Các tiêu chuẩn về HTQL đưa ra các yêu cầu tạo thành một khuôn khổ hiệu quả cho việc quản lý lĩnh vực mục tiêu (như chất lượng, môi trường, an toàn, an toàn thực phẩm, an ninh thông tin.
- mà không phải là mô hình cho một hệ thống quản trị doanh nghiệp.
- Thách thức khi đó đối với việc xây dựng HTQL là phải đảm bảo các biện pháp/yêu cầu kiểm soát được đưa ra để quản lý lĩnh vực mục tiêu phải liên kết và nhất quán với các biện pháp/yêu cầu quản lý của các lĩnh vực khác.
- như vậy mới có thể vừa tránh được sự chống chéo, phát sinh thêm thủ tục giấy tờ, vừa giảm thiểu những mâu thuẫn trong quản lý tác nghiệp.
- Và như vậy, bất kỳ HTQL nào được xây dựng phải là một phần nhất quán của Hệ thống quản trị tổ chức.
- Trên thực tế, ở mức độ nhiều hay ít, phần lớn các chương trình xây dựng HTQL không đáp ứng được yêu cầu về sự liên kết và nhất quán này.
- Khi có sự mâu thuẫn giữa yêu cầu trong HTQL và yêu cầu trong quản trị doanh nghiệp (chính thức hay không chính thức) thì các yêu cầu của HTQL thường sẽ bị bỏ qua và tại đó bắt đầu chuỗi không tuân thủ, suy giảm hiệu lực và hiệu quả của HTQL đã được xây dựng.
- Để khắc phục tình trạng này, tổ chức cần lấy phương pháp quá trình làm trọng tâm trong quá trình phân tích hoạt động và yêu cầu quản lý để làm cơ sở cho việc phát triển các biện pháp kiểm soát.
- Ngoài ra, việc sử sụng các kỹ thuật thích hợp trong việc thiết kế các biện pháp kiểm soát cũng sẽ giúp giảm thiểu nhiều rủi ro về các yêu cầu chồng chéo hoặc bị bỏ qua trong quá trình xây dựng và/hoặc áp dụng HTQL.
- HTQL không giúp cải thiện hiệu quả hoạt động Các tổ chức khi triển khai áp dụng một HTQL bao giờ cũng trông đợi một sự cải thiện trong kết quả hoạt động của lĩnh vực mục tiêu (chất lượng, môi trường, an toàn, an toàn thực phẩm.
- Tuy nhiên, sau khi HTQL đã được xây dựng và áp dụng, không phải tổ chức nào cũng có được những cải thiện này trong hoạt động của mình.
- Một trong những nguyên nhân lý giải tình trạng này là tiếp cận "Viết những gì đang làm, Bổ sung theo tiêu chuẩn, Làm những gì đã viết, Duy trì hồ sơ" vẫn còn được nhìn nhận và áp dụng khá phổ biến trong các dự án triển khai HTQL theo ISO.
- Tiếp cận này không giúp các tổ chức cải tiến hoạt động quản lý cho lĩnh vực mục tiêu của HTQL vì nó vừa tạo ra một vòng tròn kín luẩn quẩn, vừa chỉ hướng đến tính tuân thủ tiêu chuẩn.
- Trong một số trường hợp, nếu những thực hành đang làm là thực hành tiêu cực, gây hại về mặt quản lý (ngắn hạn hay dài hạn) thì việc tiêu chuẩn hóa các thực hành đó trong quá trình xây dựng HTQL sẽ gây ra những tổn hại lớn hơn so với trước.
- Ngoài ra, khi hoạch định các công cụ của HTQL, các yếu tố của vòng tròn P-D-C-A không được xem xét đến một cách đầy đủ và tích hợp ngay vào trong các công cụ quản lý (quy trình, quy định, tài liệu tiêu chuẩn.
- Để khắc phục hạn chế này, các tổ chức cần đảm bảo hoạt động phân tích và phát triển tài liệu tiêu chuẩn phải được định hướng bởi những mục đích rõ ràng từ chính sách, tham khảo những thực hành tốt hiện có của ngành/lĩnh vực để lựa chọn thực hành tốt nhất cho điều kiện của tổ chức mình.
- Việc sử dụng các hướng dẫn viên/tư vấn có kinh nghiệm cũng giúp tích hợp các yếu tố của vòng tròn P-D-C-A vào trong HTQL được xây dựng để làm cơ sở cho hoạt động cải tiến liên tục sau này.
- Tổ chức thiếu khả năng duy trì và cải tiến HTQL sau chứng nhận Ở giai đoạn duy trì và cải tiến HTQL, năng lực cải tiến của HTQL (và sự đóng góp vào hiệu quả hoạt động của tổ chức) phụ thuộc vào sự vận dụng một cách có hiệu lực các công cụ cải tiến mặc định trong các tiêu chuẩn (bao gồm: hoạch định và mục tiêu, theo dõi & đo lường, đánh giá và xem xét, hành động khắc phục và phòng ngừa.
- Trong trường hợp này, khi đối tác tư vấn/hướng dẫn rút đi thì tổ chức không có năng lực cần thiết để duy trì, cải tiến.
- Không duy trì được các hoạt động quản lý (hoạch định, kiểm tra – giám sát, và điều chỉnh) trong vòng tròn P-D-C-A mà trong quá trình triển khai dự án, đối tác tư vấn/hướng dẫn có vai trò là hạt nhân thúc đẩy các hoạt động này.
- Có một thực tế là, phần lớn các HTQL được thiết lập mới tập trung vào tiêu chuẩn hóa các hoạt động tác nghiệp (do nhân viên thực hiện)mà chưa lưu ý thích hợp đến việc tiêu chuẩn hóa hoạt động quản lý (do những người quản lý thực hiện.
- Sau khi nhận được chứng chỉ, sự cam kết và quan tâm của lãnh đạo tổ chức dành cho HTQL không duy trì được như trong thời gian xây dựng và áp dụng cho đến khi đánh giá chứng nhận.
- Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, ngay cả khi các công cụ cải tiến được áp dụng có hiệu lực thì năng lực cải tiến của các HTQL nói chung đều có xu hướng giảm theo thời gian (tùy từng trường hợp mà thời gian này có thể là 2 đến 4 năm).
- Khi đó tổ chức phải áp dụng bổ sung các công cụ cải tiến mới (về công nghệ, công nghệ thống tin, quản lý.
- để duy trì năng lực cải tiến liên tục của HTQL.
- Tác giả bài viết: P&Q Solutions Một số khó khăn trong việc áp dụng ISO 9000 ở Việt Nam Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 30 Tháng 6 - 23:03 Xem kết quả: /0 B? phi?u Bình thường Tuyệt vời 1 Một số khó khăn khi áp dụng ISO 9000 ở Việt Nam 1.
- Thay đổi tập quán (đúng hơn là triết lý) về quản lý như.
- Làm đúng ngay từ đầu hay mạnh dạn làm sai đâu sửa đó - Quản lý theo quá trình (MBP) hay chỉ theo mục tiêu (MBO.
- Cơ cấu tổ chức theo chéo – chức năng hay chỉ trực tuyến - Vì mục tiêu lâu dài hay ngắn hạn, thậm chí "chụp giựt" 2.
- Quá trình gian khổ để hiểu thấu đáo ISO 9000 - ISO 900 chỉ nêu định hướng các quá trình lớn - Cần vận dụng kiến thức của nhiều môn quản lý đề nắm được nội dung - Cần dũng cảm đánh giá thực trạng của doanh nghiệp (tài chính và quan trọng hơn nhiều là vị thế cạnh tranh.
- Nhận thức của các cấp Lãnh đạo và Chủ doanh nghiệp - Chưa nhận thức đầy đủ vai trò của quản lý đối với hiệu quả kinh doanh - Chưa coi khoa học quản lý là một "bí quyết" (Know-how.
- GS.TS Nguyễn Quang Toản, NXB TK Câu 2 Hỏi: ISO 9000 và tiêu chuẩn TQM có gì khác nhau và để có kết quả doanh nghiệp áp dụng ISO 9000 và TQM như thế nào ? Nguyễn Hoài Anh (P504, C14, Khu tập thể Định Công, Hà Nội) Đáp: Để áp dụng có kết quả, khi lựa chọn các hệ thống chất lượng, các doanh nghiệp cần nắm vững những đặc điểm cơ bản của từng hệ thống, phải xác định rõ mục tiêu và yêu cầu chất lượng mà doanh nghiệp cần phấn đấu để lựa chọn mô hình quản lý chất lượng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển sản xuất, Kinh doanh và dịch vụ của mình.
- Theo các chuyên gia chất lượng thì ISO 9000 là mô hình quản lý chất lượng từ trên xuống dựa trên các hợp đồng và các nguyên tắc đề ra, còn TQM bao gồm những hoạt động độc lập từ dưới lên dựa vào trách nhiệm, lòng tin cậy và sự bảo đảm bằng hoạt động của nhóm chất lượng.
- Còn TQM là sự kết hợp sức mạnh của mọi người, mọi đơn vị để tiến hành các hoạt động cải tiến, hoàn thiện liên tục, tích tiểu thành đại tạo nên sự chuyển biến.
- Các chuyên gia cho rằng giữa ISO 9000 và TQM có thể có 7 điểm khác nhau liệt kê trong bảng dưới đây: Các chuyên gia cho rằng, các công ty nên áp dụng các mặt mạnh của hai hệ thống quản lý chất lượng này.
- Đối với các công ty lớn đã áp dụng TQM thì nên áp dụng và làm sống động các hoạt động bằng hệ thống chất lượng ISO 9000.
- Còn đối với các công ty nhỏ hơn chưa áp dụng TQM thì nên áp dụng ISO 9000 và sau đó hoàn thiện và làm sống động bằng TQM.
- Chuyên mục có sự phối hợp của Trung tâm năng suất Việt Nam - VPC Số 8, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội (Mọi thông tin về lĩnh vực Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng độc giả quan tâm, xin gửi câu hỏi về Bảng 4.2 trình bày sự so sánh giữa TQM và ISO 9000.
- Có thể thấy trong quản lý chât lượng có 2 mô hình được phát triển phù hợp với đặc điểm vãn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây, đó là mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn (phù hợp với văn hoá phương Tây) và mô hình quán lý chất lượng lấy con người làm trung tâm (phù hợp với văn hoá phương Đỏng).
- Mô hình quản lý chất lượng dựa trên tiêu chuẩn Mô hình này có dặc điểm chính là kiểm soát bằng tiêu chuẩn hoá và văn bản hoá.
- Ví dụ diên hình là bộ tiêu chuẩn ISO 9000.
- Biện pháp quản lý là xây dựng các văn bản và yêu cầu mọi thành viên phải triệt để tuân thú.
- Như vậy, có 2 hoạt động chính là xây dựng hệ chất lượng theo tiêu chuẩn và duy trì, kiểm soát hệ thống này cho phù hợp với các liêu chuẩn.
- Để kiểm soát, các thành viên trong sản xuất được chia làm 2 loại: người thừa hành không cần có trình độ cao và người quản lý có trách nhiệm lập quy trình và theo dõi, đánh giá kết quả làm việc của người công nhân vận hành.
- Việc tiêu chuẩn hoá, văn bản hoá các nhiệm vụ và quy trình thực hiện các nhiệm vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi dể điều hành các hoạt động của tổ chức vốn khá phức tạp với sự tham gia cùa nhiều người, nhiều bộ phận.
- Việc xác định rõ ràng bằng văn bản trách nhiệm cúa từng cá nhân, từng công việc và cách thức tiến hành công việc sẽ giúp hoạt động chung của tố chức đạt hiệu quả cao và đảm bảo sản phấm có chất lượng tốt.
- Mãt khác, khi văn bản hoá các hoạt động sẽ phải rà soát, xem xét một cách khách quan và rõ ràng các vấn để: phải làm gì, ớ dâu, mối quan hệ giữa các nhiệm vụ riêng lẻ với toàn bộ hệ thống, mục tiêu của mỗi hoạt động trên quan điểm tổ chức là một cơ thể thống nhất.
- Hệ thống quản lý trở nên hữu hình.
- Mỗi hoạt động đều được xác định rõ nhiệm vụ, quá trình thực hiện và kết quá phải đạt được.
- Người quản lý sẽ có căn cứ đế kiểm tra và đánh giá xem hệ thống được thực hiện có hiệu quả không.
- Mô hình quản lý lấy con người làm trung tâm Với quan niệm quản lý là hoạt động liên quan chú yếu tới hoạt động của con người nên để quán lý tốt cần lấy con người làm trung tâm.
- Các thành viên cần được trao quyền tự quán lý, tự kiểm soát chất lượng hoạt động cúa mình.
- Tiêu chuần SA8000 là gì? SA 8000 là tiêu chuẩn đưa các yêu về quản trị trách nhiệm xã hội do Hội đồng công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế được ban hành năm 1997.
- Đây là một tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu, tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền.
- Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các nước công nghiệp và các nước đang phát triển, có thể áp dụng cho các Công ty lớn và các Công ty có quy mô nhỏ.
- Lợi ích của SA 8000 Việc áp dụng SA 8000 vào các hoạt động của tổ chức sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp với khách hàng Nếu doanh nghiệp đã có các thủ tục giám sát nhằm đảm bảo các sản phẩm của mình được bán ra đứng tên và nhãn mác được tạo ra đáp ứng với mong đợi của khách hàng, thì tiêu chuẩn này sẽ có hỗ trợ làm giảm thiểu chi phí giám sát.
- Các yêu cầu cải tiến liên tục và sự cần thiết tiến hành đánh giá định kỳ của bên Thứ Ba là cơ sở để nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp với nhà cung cấp Áp dụng SA 8000 cung cấp cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới, đồng thời đem lại cho Công ty cũng như các nhà quản lý "Sự yên tâm về trách nhiệm xã hội" Áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 có thể giúp giảm chi phí quản lý các yêu cầu xã hội khác nhau