You are on page 1of 7

Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ rằng: bộ não của chúng ta không thể tối đa hoá sự nhạy cảm

theo
nhiều hướng cùng một lúc. Điều đó có nghĩa là: nếu cùng 1 lúc, não bộ tiếp nhận quá nhiều thông tin thì
việc xử lý sẽ rất chậm chạp và không đạt hiệu quả tối ưu. Do đó khi chúng ta tung nhiều quả bóng lên
cùng một lúc thì luồng thông tin mà mắt truyền về quá nhiều khiến cho não bộ không xử lý kịp. Và kết
quả là chúng ta đã để cho những quả bóng rơi. Cũng tương tự như vậy, khi chúng ta phải đối diện, giải
quyết 1vấn đề, khó khăn lớn nhất mà chúng ta gặp phải trong lúc tư duy chính là chúng ta xử lý vấn đề
1cách lộn xộn và ôm đồm. Cùng 1lúc, chúng ta đưa ra rất nhiều thông tin liên quan đến vấn đề đó, những
cảm xúc của chúng ta, rồi hướng giải quyết, những ý tưởng sáng tạo,. . . .tất cả làm cho chúng ta bối rối,
không biết phải bắt đầu từ đâu.

Nhưng nếu chúng ta tung từng quả bóng một, tức là lần lượt xem xét vấn đề theo từng khía cạnh
của nó thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều . Và đây cũng chính là phương pháp tư duy 6chiếc mũ của Edward
De Bono..

Edward de Bono sinh ngày 19 tháng 5 năm 1933 tại Malta. Ông đã học cao đẳng ở St Edward và
sau đó tiếp tục vào đại học Malta. Tại đây ông nhận được các bằng cấp về tâm lý học, sinh lý học và sau
cùng nhận học hàm tiến sĩ y khoa. Sau đó, ông còn nhận thêm 1học vị tiến sĩ khác ở Cambridge. Ông là
giáo sư ở các trường đại học Oxford, London, Cambridge, và Harvard. Edward de bono có nhiều tác
phẩm chuyên khảo về tư duy, đặc biệt là các phương pháp tư duy định hướng( tổng số khoảng chừng 65
cuốn).Rất nhiều sách trong đó đã được dịch ra 34 ngôn ngữ.

Một trong những cuốn sách nổi tiếng đó đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng và cũng đã được ứng
dụng rất thành công không chỉ tại các tập đoàn hàng đầu trên thế giới mà lối tư duy này còn được áp dụng
tại nhiều trường tiểu học ở Newzealand và Hoa kỳ Từ những doanh nhân hàng đầu cho đến những em bé
chập chững đến trường đều có thể học phương pháp tư duy mà cuốn sách này giới thiệu. Đó chính là cuốn
“ 6 thinking hats”. Ở cuốn sách này ông đã giới thiệu cho độc giả phương pháp tư duy song song, hay còn
gọi là tư duy ngang hàng. Nghĩa là mọi người trong buổi thảo luận đều cùng nhìn về một hướng, một
khía cạnh của vấn đề nhờ đó mà các ý kiến sẽ được trình bày song song, ngang hàng, tránh bị tình trạng
rối loạn như thường thấy. Để tập trung mọi suy nghĩ của mọi người vào cùng một khía cạnh của vấn đề,
ông đã đưa ra một phương pháp ẩn dụ thông qua 6chiếc nón với 6màu sắc khác nhau là: trắng, đỏ, đen,
vàng, xanh lục và xanh lam. Mỗi màu sắc tượng trưng cho một khía cạnh trong quá trình suy nghĩ của
chúng ta.

Nón trắng: gợi cho chúng ta suy nghĩ về các sự kiện, thông tin.

Nón đỏ: chính là cảm xúc.

Nón đen: gợi cho chúng ta suy nghĩ đến những rủi ro và sự cẩn trọng.

Nón vàng: những thuận lợi và các yếu tố tích cực mà chúng ta có thể đề cập đến.

Nón xanh lá cây: các ý tưởng sáng tạo.

Nón xanh dương: chiếc nón của người trưởng nhóm, tổng kết vấn đề.

Đầu tiên là chiếc nón trắng. như chúng ta đã biết thì màu trắng là màu trung tính và khách quan.
Màu trắng gợi cho chúng ta nhớ đến hình ảnh của những tờ giấy, đến những con số, thông tin, dữ liệu
nằm trên đó. Và đây cũng chính là nguyên tắc khi chúng ta đội chiếc nón này, chúng ta chỉ cần suy nghĩ
đến các thông tin, dữ kiện liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết. Tuyệt đối không đưa ra những ý
kiến, những suy nghĩ của bản thân. Chẳng hạn như khi bạn đưa ra thông tin là: “doanh thu trong quý I
tăng 25% do đây là thời điểm đầu năm, tết nhất nên người ta mua sắm nhiều”. thì đây không phải là một
thông tin do nón trắng đưa ra vì nó đã có kèm theo ý kiến nhận định của bạn. bạn chỉ cần nói là “doanh
thu trong quý I tăng 25%”.

Để cho việc sử dụng nón trắng dễ dàng và hiệu quả hơn thì bạn có thể sử dụng một số câu hỏi
như:

• Chúng ta có những thông tin gì về vấn đề này?


• Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xét?
• Chúng ta thiếu mất những thông tin, dữ kiện nào?

Trái ngược với chiếc nón màu trắng, chỉ đưa ra thông tin mà không được kèm theo bất kỳ một nhận định,
ý kiến nào của bản thân. thì chiếc nón đỏ lại cho phép bạn bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ, trực giác của
mình mà không cần phải giải thích gì cả. bạn có thể nói:

Tôi không thích anh ta và tôi không muốn làm ăn với anh ta. Đó là tất cả lý do.

...Đừng hỏi tôi tại sao. Tôi chỉ không thích vụ giao dịch này. Tôi cho rằng đó là một vụ thua thiệt

Không chỉ đưa ra những ý kiến thiên về tình cảm. Đây cũng là cơ hội để mọi người đưa ra những
nhận định về mặt trí tuệ. Chẳng hạn như khi bạn nói:

Tôi cho rằng đó là một ý tưởng đầy tiềm năng.

Theo tôi, phương án đó rất khả thi. Vv. . .

Một số câu hỏi có thể sử dụng:

• Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì?


• Trực giác của tôi mách bảo điều gì về vấn đề này?
• Tôi thích hay không thích vấn đề này?

Nón đen. Màu tượng trưng cho sự ảm đạm và trang nghiêm, do đó nón đen là nón của sự cảnh
giác và thận trọng. Khi đội chiếc nón này, bạn hãy liên tưởng đến những mặt còn hạn chế, những khuyết
điểm, hay sự bất hợp lý của vấn đề đang tranh cãi. Vai trò của chiếc nón đen là giúp chỉ ra những điểm
yếu trong quá trình suy nghĩ của chúng ta, đây là một vai trò hết sức quan trọng, nó bảo đảm cho dự án
của chúng ta tránh được các rủi ro, ngăn chúng ta làm điêu sai, bất hợp pháp hay nguy hiểm.

Tuy nhiên, một điều cần lưu ý, đây không phải là lúc chúng ta đưa ra những nhận xét cảm tính,
đừng nhầm lẫn với chiếc nón đỏ. Tất cả những lý lẻ mà bạn đưa ra để phê phán đều phải dựa trên nền
tảng logic. Ví dụ như: Khi bạn đưa ra ý kiến rằng việc hạ giá thành sản phẩm sẽ không mang lại lợi nhuận
thì bạn cũng cần đưa ra những lý lẽ giải thích cho việc đó. Chẳng hạn như: các đối thủ của chúng ta rất
hay sử dụng phương thức này để cạnh tranh nên đây không phải là một phương án tối ưu. V.v. . .
Một số câu hỏi giúp bạn tư duy với chiếc nón đen::

• Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?


• Những khó khăn nào có thẻ phát sinh khi tiến hành làm điều này?
• Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?

Trái ngược với chiếc nón đen là nón vàng. Mang hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, và
những điều tốt đẹp, người đội nón màu vàng sẽ đưa ra các ý kiên lạc quan, có logic, các mặt tích cực, lợi
ích của vấn đề, mức độ khả thi của dự án. Và chúng ta sẽ rất ngạc nhiên trước những gì chúng ta thu được
khi sử dụng chiếc nón vàng. Có những ý tưởng thoạt đầu chẳng có gì thú vị, có phần cảm thấy ngớ ngẩn
but sau khi được xem xét thì lại bộc lộ nhiều ưu điểm.

Tuy nhiên giá trị và lợi ích không phải lúc nào cũng dễ dàng được nhận thấy. Khi đội nón vàng,
bạn có thể sử dụng một số câu hỏi sau để gợi ý cho quá trình suy nghĩ của mình:

• Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?


• Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?
• Liệu vấn đề này có khả năng thực hiện được hay không?

Chiếc nón thứ 5: nón xanh lá cây: Hãy liên tưởng đến cây cỏ xanh tươi, sự nảy mầm, sự đâm
chồi, sự phát triển. Chiếc nón xanh lá cây tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng tạo. nó giúp chúng ta thoát
khỏi lối mòn suy nghĩ. Hãy phát huy tính sáng tạo của mình và đưa ra các giải pháp, ý tưởng cho vấn đề
đang thảo luận.

- Có những cách thức khác để thực hiện điều này không?


- Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này?
- Các lời giải thích cho vấn đề này là gì?

Cuối cùng là chiếc nón màu xanh lam: đó là gam màu của sự trầm tĩnh và cũng là màu của bầu
trời, của biển cả, đứng cao hơn tất cả mọi thứ khác, bao quát tất cả mọi thứ. Chiếc nón xanh da trời sẽ có
chức năng giống như nhạc trưởng, nó sẽ tổ chức các chiếc nón khác - tổ chức tư duy và kiểm soát tiến
trình tư duy. Đây là chiếc nón của người lãnh đạo hay trưởng nhóm thảo luận, và người lãnh đạo sẽ đội nó
trong suốt buổi thảo luận.

Mở đầu buổi thảo luận hay buổi họp, chiếc nón xanh lam sẽ:
- Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm (Chúng ta ngồi ở đây để làm gì? Chúng ta cần tư
duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?)

Trong quá trình thảo luận:


- Sắp xếp trình tự cho các chiếc nón, thời gian cần thiết cho mỗi chiếc nón.. Nó cũng đóng vai trò hướng
dẫn, gợi mở cho sự suy nghĩ của mỗi cá nhân. Người đội nón xanh da trời cần bảo đảm nguyên tắc vàng
sau: “Tại một thời điểm nhất định, mọi người phải đội mũ cùng màu”.
- Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch (Chúng ta đã đạt được gì qua buổi thảo
luận? Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa? Chúng ta có cần thêm thời gian và thông tin để giải quyết
vấn đề này?)

Như vậy có thể thấy rằng, với kỹ thuật này, chúng ta đã đơn giản hoá lối tư duy bằng cách tại1
thời điểm chỉ giải quyết 1vấn đề. Nhờ đó làm giảm đi sự đối đầu do bất đồng quan điểm, dẫn đến tiết
kiệm được time cũng như chi phí cho mỗi cuộc họp.

Phương pháp này cũng cho phép bạn tư duy mà không phải lo lắng về vai vế hay cấp bậc.
Thường thì mọi người sẽ rất e ngại khi đưa ra ý kiến của mình vì sợ làm mất lòng người khác hay làm
phiền lòng sếp. But điều này sẽ được khắc phục khi chúng ta đội chiếc nón đỏ.

Ngoài ra, sự thông minh, trải nghiệm và kiến thức của các thành viên trong nhóm sẽ được tận
dụng triệt để nhằm xem xét một vấn đề từ nhiều khía cạnh trước khi quyết định, điều này sẽ giúp chúng ta
có được các quyết định hiệu quả và đúng đắn hơn.

ỨNG DỤNG:
Phương pháp tư duy 6 chiếc nón là một phương pháp tư duy linh hoạt, có thể vận dụng vào giải
quyết bất cứ một vấn đề bất kỳ trong từng truờng hơp, từng tổ chức, nhóm khác nhau.

Chẳng hạn như khi làm việc với khách hàng, bạn băn khoăn ko biết làm thế nào để tạo niềm tin
với khách hàng hay thuyết phục họ mua sản phẩm của mình .Hãy sử dụng 6 chiếc mũ để giải
quyết nó.

Nón trắng giúp bạn nắm bắt những thông tin về nhu cầu sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng
cũng như khả năng thanh toán của họ đối với công ty mình.

Nón trắng nhắc nhở chúng ta nhớ đến thông tin liên lạc (công ty, chức vụ, địện thoại, email).
Trong một số trường hợp quan trọng, thông tin về tính cách, sở thích,ngày sinh hoặc về gia đình
của khách hàng, cũng cần được quan tâm, không chỉ để tạo thiện cảm trong giao tiếp mà còn làm
cơ sở để xây dựng sự hợp tác lâu dài.
Muốn có được thông tin khách quan trong quá trình giao tiếp đòi hỏi phải lắng nghe tốt. Thực tế
cho thấy nhiều trường hợp nhân viên kinh doanh nắm bắt không đầy đủ, thậm chí không chính
xác yêu cầu của khách hàng nhất là đối với những sản phẩm lớn hoặc vô hình như các phần
mềm, dịch vụ bảo hiểm, đào tạo. Do mong muốn bán hàng hoặc ký hợp đồng, chúng ta thường
nghe “chọn lọc” những thông tin có lợi cho việc bán hàng của mình. Điều này có thể dẫn đến hậu
quả là nghe không đầy đủ và chính xác nhu cầu của khách hàng.

Tiếp theo là sử dụng nón đỏ để đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc. Hãy quan tâm và
cố gắng đoán biết cảm xúc của ng khác thông qua những phản ứng của họ.Chẳng hạn như trong
vấn đề tiếp xúc khách hàng, thông qua nón đỏ, bạn có thể biết được:

- Khách hàng đang rất háo hức và quyết tâm mua hay chi muốn tìm hiểu, thăm dò mẫu
hàng ấy.
- Khách hàng đã thật sự tin tưởng hay vẫn còn hoài nghi, lo lắng về chất luong sản phẩm,
dịch vụ của công ty.

Nón đen : nhắc nhở chúng ta nhớ đến những rủi ro tiềm ẩn, những bất lợi có thể xảy ra trong quá
trình phục vụ khách hàng . chẳng hạn như việc chậm trễ hoặc hư hỏng hàng hóa trong quá trình
vận chuyển cũng sẽ làm phát sinh thêm chi phí là làm khách hàng của mình không hài
lòng….Nhìn thấy trước những rủi ro, bất lợi phát sinh sẽ giúp chúng ta suy nghĩ và xây dựng
những phương án dự phòng phù hợp.

Và đây chính là thời điểm thích hợp để bạn sư dụng nón xanh lá cây để tìm ra các giải pháp phù
hợp .Bên cạnh đó, nón xanh lá cây cũng nên được bạn dùng để giới thiệu với khách hàng, đối tác
các giải pháp sáng tạo để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng
khó tính trong những truờng hợp cụ thể. Chẳng hạn như Xerox đã đưa ra giải pháp kinh doanh
táo thay vì tiếp tục marketing đẩy mạnh bán máy photocopy, máy in, Xerox hiện đang cung cáp
dịch vụ tư vấn cho khách hàng quản lý quy trình in trọn gói của họ để giảm được khoảng 30%
chi phí in ấn trong quá trình hoạt động. Giải pháp sáng tạo này đã thu hút đuợc một lượng khách
mới đáng kể và củng cố thêm mối quan hệ với khách hàng cũ của Xerox. Đây chính là cách mà
Xerox đã thành công trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như hiện nay.

Một bức tranh chi tiết và sinh động về kết quả giao dịch sẽ làm cho khách hàng thêm “cảm
hứng” để mua hàng.Đó chính là tiếu chí sử dụng nón vàng trong việc thu hút khách hàng ,Nón
vàng sẽ nhắc nhở chúng ta cần phải làm cho khách hàng thấy được những cơ hội, lợi ích, giá trị
tăng thêm khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Khách hàng thường cảm thấy hài lòng hơn
khi chúng ta có thể giới thiệu một số sản phẩm hoặc giải pháp phù hợp với nhu cầu của họ.

Và chiếc nón xanh dương: Đây là thời điểm chúng ta tóm tắt lại những gì đã trao đổi, thỏa thuận.
Những việc đã đồng ý, chưa thống nhất, còn phải trao đổi thêm. Tư đó, chúng ta có thể xác định
các bước làm việc tiếp theo sau buổi trao đổi với khách hàng

Như vậy, nhờ lối tư duy logic va tòan diện mặc dù không đội các chiếc nón lên đầu nhưng hình
ảnh sáu chiếc nón với những màu sắc riêng biệt ở trong đầu, ban đã có được một phương pháp
giao tiếp, ứng xử một cách có hệ thống và thành công với khách hàng của mình.

Đối với làm việc nhóm , Người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng như là một nhạc trưởng trong
giàn nhạc giao hưởng, nhạc trưởng cảm thụ tốt, phân tích tốt, có cái nhìn rộng và bao quát sẽ tạo
ra những tác phẩm tuyệt vời, ngược lại, nếu nhạc trưởng thiếu khả năng lãnh đạo sẽ dẫn đến
nhữg tác động tiêu cực.

Đây là một gợi ý mẫu: Giải quyết vần đề sau đây trong lớp học “Học sinh nói chuyện trong
lớp”
Dùng phương pháp 6 mũ để cho các học sinh nhìn vào vấn đề ở các góc cạnh khác nhau. Có
thể dùng 6 phấn màu khác nhau để ra hiệu (thay cho nón). Học sinh chủ động cho ý kiến và
giáo viên sẽ điều khiển toàn buổi qua các bước như sau:
1. Mũ trắng: Các sự kiện, số liệu,

- Các học sinh nói chuyện trong khi cô giáo đang nói.
- Có sự ồn ào làm cho các học sinh khác bị xao lãng hoặc không nghe đươc (cô giáo nói gì).
- Học sinh không biết làm gì sau khi cô giáo đã hướng dẫn cách thức.
- Nhiều học sinh bực mình hay không muốn học nữa.

2. Mũ đỏ: cảm tính

- Cô giáo cảm giác bị xúc phạm.


- Các học sinh nản chí vì không nghe được hướng dẫn (cuả cô).
- Người nói chuyện trong lớp vui vẻ được tán dóc và nghe dóc.

3. Mũ đen: Các mặt tiêu cực

- Lãng phí thì giờ.


- Buổi học bị làm tổn thương.
- Nhiều người bị xúc phạm rằng những người nghe không bất cần đến những gì được nói.
- Mất trật tự trong lớp.

4. Mũ vàng: Các mặt tích cực cuả tình trạng được kiểm nghiệm
- Mọi người được nói những gì họ nghĩ.
- Có thể vui thú.
- Mọi người không phải đợi tới lượt cuả mình để nói nên sẽ không bị quên cái gì mình muốn
nói.
- Không chỉ những học sinh giỏi mới được nói.

5. Mũ xanh lá cây: Những cách giải quyết đến từ cách nhìn vấn đề theo trên

- Cô giáo sẽ nhận thức hơn về “thời lượng” mà cô nói.


- Cô giáo sẽ cố gắng tác động qua lại (để ý cho phép nhiều đối tượng tham gia) với nhiều học
sinh không chỉ với các học sinh “giỏi”.
- Học sinh sẽ phải làm viêc để không phải phác biểu linh tinh. Học sinh sẽ tự hỏi “điều muốn
nói có liên hệ đến bài học hay không?” và có cần để chia sẻ ý kiến vói các bạn khác hay
không? Sẽ cần thêm bàn thảo làm sao học sinh vượt qua khó khăn này!
- Học sinh sẽ suy nghĩ rằng có nên chen vào phá sự học cuả người khác hay không?
- Sẽ giữ bản tường trình này lại làm taì liệu sau này xem xét có tiến bộ hay không?

6. Mũ xanh da trời: tổng kết những thứ đạt được

- Cô giáo rút kinh nghiệm rằng cần phải giới hạn thời gian dùng để nói.
- Cô giáo cần tham gia bàn luận với tất cả học sinh và cần phải ưu tiên hơn đến những học sinh
ít khi tham gia phát biểu hay là các học sinh chỉ thụ động im lặng chờ được gọi trả lời.
- Cô giáo cần để học sinh có thời gian suy nghĩ trước khi họ tham gia vào bàn luận. Thì giờ
cho học sinh suy nghĩ trong buổi học quan trọng rất cần thiết.
- Học sinh hiểu rằng “nói chuyện làm ồn trong lớp” sẽ làm cho các học sinh khác bị ảnh hưởng
và bực mình.
- Học sinh hiểu rằng chỉ cần cười giỡn trong một tí thì cũng đủ phá hỏng sự học cuả người
khác.
- Học sinh ý thức rằng nói bất kì lúc nào mình muốn là hành đông thiếu kỷ luật với chính
những giá trị kiến thức cuả bản thân.
- Học sinh và giáo viên cần xem lại đề tài này để kiểm xem có tiến bộ hay không.

Người chủ trì cuộc họp là người đội chiếc mũ xanh da trời trong suốt cuộc họp. Chiếc mũ xanh
da trời là chiếc mũ đặt vấn đề, điều khiển tư duy mọi người trong cả cuộc họp, để tất cả phải sử
dụng đúng chiếc mũ vào đúng lúc cần thiết, và cuối cùng cũng kết thúc cuộc họp với chiếc mũ
xanh da trời.

Có thể nói, tư duy “sáu chiếc mũ” là một biện pháp hữu hiệu trong họp hành tại các công ty và
mang lại hiệu quả thời gian và công việc nhất hiện nay.Hãy tiết kiệm thời gian của chính mình và tận
dụng nó sao cho đạt chất lượng cao nhất thông qua công cụ 6C.

You might also like