« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần tư vấn Điện lực dầu khí Việt Nam từ năm 2011 - 2015


Tóm tắt Xem thử

- HOÀNG THỊ NHƯ QUỲNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM TỪ NĂM 2011÷2015 Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- 6 MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.
- Tổng quan về chiến lược kinh doanh và quản lý chiến lược kinh doanh.
- 9 1.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh.
- 9 1.1.2 Đặc trưng của chiến lược kinh doanh.
- 10 1.1.3 Mục đích, ý nghĩa của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp.
- 11 1.1.4 Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp.
- Quản lý chiến lược kinh doanh.
- Khái niệm về quản lý chiến lược.
- 13 1.2.2 Vai trò của quản lý chiến lược.
- 13 1.2.3 Nội dung quản lý chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh.
- 14 1.3.2 Mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh.
- 15 1.3.3 Nội dung của hoạch định chiến lược kinh doanh.
- 15 TÓM TẮT CHƯƠNG CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CPTV ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM.
- Tổng quan về Công ty CPTV Điện lực Dầu khí Việt Nam.
- Chức năng, nhiệm vụ của Công ty CPTV Điện lực Dầu khí Việt Nam.
- 91 TÓM TẮT CHƯƠNG CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CPTV ĐIỆC LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015.
- Mục tiêu.
- Phân tích và lựa chọn phương án chiến lược cho công ty PVPE.
- Lựa chọn phương án chiến lược.
- Các giải pháp chiến lược (chiến lược chức năng.
- 122 TÓM TẮT CHƯƠNG KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO TÓM TẮT LUẬN VĂN PHỤ LỤC Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 3 Luận văn Thạc sĩ khoa học Hoàng Thị Như Quỳnh Lớp Cao học QTKD2009 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CPTV Cổ phần Tư vấn CBCNV Cán bộ công nhân viên CTHH Chu trình hỗn hợp ĐDK Đường dây ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông DT Doanh thu EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐQT Hội đồng quản trị HTK Hàng tồn kho LN Lợi nhuận PVN Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam PVP/PV Power Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam PVPE/ PV Power Engineering Công ty cổ phần Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam QLKT Quản lý kỹ thuật SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh TBA Trạm biến áp TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TSNH Tài sản ngắn hạn TVXD Tư vấn xây dựng WTO Tổ chức thương mại thế giới Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 4 Luận văn Thạc sĩ khoa học Hoàng Thị Như Quỳnh Lớp Cao học QTKD2009 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh.
- 52Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh.
- 81Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của PVE.
- 84Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của PECC1.
- 87Bảng 2.16: Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của SDCC.
- 88Bảng 2.17: Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Heerim PVC.
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 6 Luận văn Thạc sĩ khoa học Hoàng Thị Như Quỳnh Lớp Cao học QTKD2009 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Mô hình quản lý chiến lược.
- 14Hình 1.2 Quy tình hoạch chiến lược kinh doanh.
- 16Hình 1.3: Những cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh.
- 66Hình 2.5: Ma trận cơ hội của Công ty CPTV Điện lực Dầu khí Việt Nam.
- Sự cần thiết của đề tài Trên thực tế phần lớn doanh nghiệp Việt Nam, có năng lực cạnh tranh thấp, tồn tại nhiều hạn chế và bất cập trong các lĩnh vực quản trị, trong đó có quản trị chiến lược kinh doanh.
- Tuy nhiên, thực tế gần đây cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty chưa cao vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó cơ bản vẫn là chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh bài bản để làm nền tảng cho các hoạt động quản trị cụ thể.
- Vì vậy, để giải quyết được các vấn đề đó thì việc nghiên cứu, áp dụng một cách bài bản các quan điểm quản trị kinh doanh hiện đại vào việc hoạch định chiến lược kinh doanh đang là yêu cầu bức thiết và có ý nghĩa thực tế đối với Công ty cổ phần tư vấn Điện lực Dầu khí Việt nam.
- Xuất phát từ những vấn đề đó tôi lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học ngành Quản trị kinh doanh của mình là: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam từ năm 2011-2015.
- Mục đích của đề tài - Mục đích của đề tài là tổng hợp các lý thuyết về chiến lược và hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CP tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam.
- Phân tích thực trạng kinh doanh của Công ty CPTV Điện lực Dầu khí VN.
- Xây dựng các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện các mục tiêu kinh doanh cho Công ty.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 8 Luận văn Thạc sĩ khoa học Hoàng Thị Như Quỳnh Lớp Cao học QTKD2009 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu phân tích, đánh giá và đưa ra định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên những lý luận chung về xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Dựa vào những số liệu cụ thể về tình hình sản xuất kinh doanh 2009-2010 và dự báo môi trường kinh doanh giai đoạn tiếp theo để hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam từ 2011-2015.
- Các phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa vào phương pháp thống kê, phân tích nhân quả, phương pháp dự báo, mô hình hóa và một số phương pháp khác để phân tích đánh giá và đưa ra chiến lược kinh doanh cho Công ty.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Luận văn đã sử dụng lý thuyết về hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay.
- Áp dụng các quan điểm quản trị kinh doanh hiện đại vào việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần tư vấn Điện lực Dầu khí Việt nam từ 2011-2015.
- Bố cục luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạch định chiến lược kinh doanh Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty CPTV Điện lực Dầu khí VN Chương 3: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CPTV Điện lực Dầu khí Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2015 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 9 Luận văn Thạc sĩ khoa học Hoàng Thị Như Quỳnh Lớp Cao học QTKD2009 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1.
- Tổng quan về chiến lược kinh doanh và quản lý chiến lược kinh doanh 1.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh Thuật ngữ chiến lược được dùng đầu tiên trong quân sự để chỉ các kế hoạch lớn, dài hạn hoặc tổng thể làm cơ sở tiến hành các chiến lược có quy mô lớn nhằm mục tiêu giành thắng lợi trước đối phương.
- Từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX, thuật ngữ chiến lược đã được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế ở cả bình diện vĩ mô cũng như vi mô và được các nhà kinh tế mô tả và quan niệm theo các cách tiếp cận khác nhau.
- Micheal.E.Porter cho rằng “Chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh để phòng thủ”.
- Theo Alfred Chandler: “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản đó.
- Theo James.B.Quinn: “Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu, các chính sách và hành động thành một tổng thể kết dính với nhau”.
- Căn cứ vào phạm vi của chiến lược ta có thể phân chia chiến lược thành 3 cấp độ sau đây.
- Chiến lược phát triển quốc gia, vùng lãnh thổ + Chiến lược phát triển ngành + Chiến lược của Công ty (hay doanh nghiệp.
- Chiến lược phát triển quốc gia: Chiến lược phát triển quốc gia là vạch ra một tầm nhìn trung hạn đối với đất nước.
- Chiến lược phát triển quốc gia bao gồm những mục tiêu lớn và các giải pháp thực hiện mục tiêu đó.
- Chiến lược phát triển ngành: Chiến lược phát triển ngành bao gồm mục tiêu phát triển của ngành đó và các giải pháp thực hiện các mục tiêu đó.
- Chiến lược của Công ty(Corporate strategy): Chiến lược phát triển của Công ty bao gồm chiến lược tổng quát và các chiến lược bộ phận, các giải pháp thực hiện chiến lược và các kế hoạch cụ thể để triển khai các giải pháp.
- 1.1.2 Đặc trưng của chiến lược kinh doanh Từ các khái niệm trên, ta thấy chiến lược kinh doanh có các đặc trưng.
- Chiến lược kinh doanh có tính định hướng trong một thời gian dài.
- chiến lược đưa ra mục tiêu, phương hướng kinh doanh cho từng ngành nghề sản phẩm cụ thể đồng thời xác định rõ các nhiệm vụ cơ bản, những giải pháp để từng bước đạt được mục tiêu đề ra.
- Chiến lược kinh doanh có tính linh hoạt và mềm dẻo.
- Chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên cơ sở dự báo thị trường tương lai mà thị trường thì luôn biến động.
- Để chiến lược phù hợp, đúng đắn giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra thì chiến lược phải mềm dẻo, thích ứng với sự biến động của thị trường.
- Chiến lược kinh doanh được xây dựng theo thời gian dài (5 năm hoặc 10 nam).
- Do vậy chiến lược kinh doanh mang tính lộ trình và khi có chiến lược dài hạn thì thường sẽ được cụ thể hóa bằng những chiến lược ngắn hạn hơn gọi là kế hoạch.
- Chiến lược kinh doanh là một quá trình liên tục từ khâu xây dựng, thực hiện, kiểm tra, giám sát.
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 11 Luận văn Thạc sĩ khoa học Hoàng Thị Như Quỳnh Lớp Cao học QTKD2009 1.1.3 Mục đích, ý nghĩa của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp - Mục đích của chiến lược kinh doanh là đảm bảo thắng lợi trước đối thủ cạnh tranh.
- Ý nghĩa của chiến lược kinh doanh.
- Giúp doanh nghiệp nhận thấy rõ mục đích, hướng đi của mình làm cơ sở cho mọi kế hoạch hành động cụ thể, tạo ra những phương án kinh doanh tốt hơn nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
- Giúp doanh nghiệp nhận biết được các cơ hội và nguy cơ trong tương lai để đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với sự biến đổi của môi trường nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhất.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh khuyến khích doanh nghiệp hướng tới tương lai, phát huy sự năng động, sáng tạo, tăng cường sự kết hợp sức mạnh tập thể, cho phép doanh nghiệp phân phối một cách có hiệu quả về nguồn lực và thời gian cho các lĩnh vực hoạt động khác nhau.
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa nguồn lực, các mục tiêu của doanh nghiệp với các cơ hội và vị thế cạnh tranh trên thị trường.
- Nội dung của chiến lược kinh doanh bao gồm.
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 12 Luận văn Thạc sĩ khoa học Hoàng Thị Như Quỳnh Lớp Cao học QTKD2009 Dựa vào chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý có thể lập các kế hoạch cho những năm tiếp theo.
- Một chiến lược vững mạnh luôn cần đến khả năng điều hành linh hoạt, sử dụng được các nguồn lực vật chất, tài chính và con người thích ứng.
- 1.1.4 Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh có thể được quản lý ở nhiều cấp khác nhau trong một doanh nghiệp, nhưng thông thường có 3 cấp chiến lược cơ bản 1.1.4.1.
- Chiến lược cấp công ty (chiến lược tổng quát) Chiến lược cấp công ty xác định định hướng chung của công ty về định hướng phát triển, xác định và tìm các nguồn lực, phân bỏ nguồn lực cho các đơn vị thực hiện.
- xác định các ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ phải tiến hành.
- Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh giúp hoàn thành các mục tiêu cấp trên giao cho, thực hiện các mục tiêu cụ thể hơn, cải thiện vị thế cạnh tranh của các sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh.
- Chiến lược chức năng Chiến lược chức năng thực hiện các chiến lược của các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, là các chiến lược giải pháp để thực hiện các mục tiêu chiến lược tổng quả của doanh nghiệp.
- Do đó, chiến lược chức năng phải được định hướng theo chiến lược chung và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Các chiến lược chức năng bao gồm: Chiến lược marketing, chiến lược sản xuất, chiến lược quản trị nguồn nhân lực, chiến lược tài chính….
- Quản lý chiến lược kinh doanh 1.2.1.
- Khái niệm về quản lý chiến lược “Quản lý chiến lược là quá trình quản lý việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một tổ chức trong khi quản lý mối quan hệ của tổ chức đó đối với môi trường của nó.
- Quản lý chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định để đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai nhằm tăng thế lực cho doanh nghiệp.
- Garry D.Smith-Danny R.Arnold-Boby R.Bizzell, “Chiến lược và Sách lược kinh doanh”, NXB Lao động – Xã hội Vai trò của quản lý chiến lược Quản lý chiến lược có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp: Thứ nhất, quản lý chiến lược giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi: Doanh nghiệp đang phải cố gắng làm gì trong hiện tại để đạt được mục tiêu phát triển trong dài hạn.
- Mục tiêu phát triển trong dài hạn của doanh nghiệp chính là lợi thế cạnh tranh, là sức mạnh kinh doanh và khả năng sinh lời.
- Thứ hai, quản lý chiến lược cảnh báo cho các nhà quản trị những thay đổi trong môi trường kinh doanh, những cơ hội và thách thức mới, làm căn cứ xem xét và điều chỉnh chiến lược kinh doanh để doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội tốt đối với sự phát triển của mình trong dài hạn đồng thời có biện pháp phòng ngừa thích đáng đối với những thách thức từ môi trường bên ngoài.
- Thứ ba, quản lý chiến lược cung cấp cho các nhà quản lý các căn cứ để đánh giá và phân bổ nguồn lực về vốn, trang thiết bị và nhân lực một cách hiệu quả nhất để thực hiện chiến lược của doanh nghiệp.
- Mục tiêu chủ yếu của quản lý chiến lược là tạo sự thành công lâu dài cho doanh nghiệp.
- Chính vì vậy, quản lý chiến lược đã và đang trở nên hết sức quan trọng cho sự sống còn của mỗi doanh nghiệp khi môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp.
- 1.2.3 Nội dung quản lý chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Quá trình quản lý chiến lược là quá trình quản lý được thiết kế để đạt được tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp.
- Quá trình quản lý chiến lược bao gồm 03 bước chính: hoạch định chiến lược, thực hiện chiến lược và điều chỉnh/ đánh giá như Hình 1.1.
- dưới đây: Hình 1.1: Mô hình quản lý chiến lược (Nguồn: Garry D.Smith-Danny R.Arnold-Boby R.Bizzell, “Chiến lược và Sách lược kinh doanh”, NXB Lao động – Xã hội, 2003) Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả tập trung vào nội dung Hoạch định chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh 1.3.1 Khái niệm Hoạch định chiến lược kinh doanh là quá trình sử dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật thích hợp nhằm xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và từng bộ phận của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược xác định.
- Hoạch định chiến lược Thực hiện chiến lược Đánh giá và kiểm tra thực hiện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 15 Luận văn Thạc sĩ khoa học Hoàng Thị Như Quỳnh Lớp Cao học QTKD2009 1.3.2 Mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh Mục đích của hoạch định chiến lược kinh doanh là dự kiến tương lai trong hiện tại.
- Hoạch định chiến lược là bước đầu tiên trong quy trình quản lý chiến lược, quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
- Do vậy, hoạch định chiến lược kinh doanh có các vai trò sau: Vai trò hoạch định: Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của mình.
- Quá trình hoạch định chiến lược giúp cho nhà quản trị phân tích môi trường và đưa ra những dự báo nhằm đưa ra các chiến lược hợp lý, nhờ đó, nhà quản trị có khả năng nắm bắt tốt hơn các cơ hội, loại trừ được các nguy cơ có liên quan đến môi trường.
- Vai trò điều khiển: Chiến lược kinh doanh giúp nhà quản trị sử dụng và phân bổ các nguồn lực hiện có một cách tối ưu cũng như phối hợp một cách hiệu quả các chức năng trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra.
- 1.3.3 Nội dung của hoạch định chiến lược kinh doanh Hoạch định chiến lược kinh doanh bao gồm 4 nội dung chính như hình 1.2 sau:

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt